Bánh Cáy làng Nguyễn - Đặc sản của quê hương 5 tấn

2017-03-31 09:04:26 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Nói đến Thái Bình là chúng ta liên tưởng ngay đến những cánh đồng lúa phì nhiêu, đến đền Trần, chùa Keo cổ kính… Và còn một điều hẳn không ai có thể quên, đó là hương vị của bánh Cáy làng Nguyễn - một đặc sản của quê hương 5 tấn.

Không cần những biển báo địa giới, không cần những lời hỏi thăm đường xá vòng vèo, qua đất Nam Định, có một đặc điểm người ta biết: Đã đặt chân tới đất Thái Bình, ấy là bạt ngàn những cửa hàng bán bánh Cáy.


Mảnh đất Thái Bình với nhiều nét đẹp văn hóa.


Bánh Cáy là quà ngon được làm từ bàn tay khéo léo của những người dân làng Nguyễn thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Từ thành phố Thái Bình, xuôi theo quốc lộ 10 chừng 10 km, rồi rẽ vào quốc lộ 39, đi một đoạn là tới làng Nguyễn. Đây là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, đồng thời cũng là quê hương của món bánh Cáy nổi tiếng - một thời là sản vật tiến Vua.


Theo thời gian, bánh Cáy đã trở thành một món ngon đặc sản của quê lúa Thái Bình.


Các cụ ở nơi đây kể lại rằng: dân làng Nguyễn làm bánh đã từ lâu lắm rồi, từ ngày xửa ngày xưa… Bánh thường làm để ăn trong dịp tết. Thế rồi vào năm Canh Tý xưa ấy, có một ông quan đại thần kinh lý qua làng. Dân làng đem thứ bánh ấy biếu ông quan gọi là có chút quà quê. Ông quan đại thần đem thứ bánh ngon ấy về dâng lên vua. Vua ăn khen ngon và hỏi thứ bánh ấy tên là bánh gì. Bánh ăn thơm ngon, cay cay. Vì thế, ông quan trả lời “Thưa bệ hạ, bánh này là bánh cay ạ”. Thế là bánh cay được cả nước biết đến và được mọi miền ưa chuộng. Còn người đàn bà quê làng Nguyễn kia được vua ban thưởng. Một hôm, trong giấc mơ kỳ lạ, bà nhìn thấy hai mẹ con con cáy ôm nhau, bà liền rẽ biển đi tới nhưng cáy cứ gọi bà rồi run lẩy bẩy và biến mất. Trước khi qua đời, bà dặn con cháu đưa bà về với biển. Khi thi hài của bà xuống tới bờ biển thì lạ thay, một lối nước từ từ rẽ ra đón bà đi. Thế là từ đấy, người ta gọi bánh cay là bánh Cáy, bánh thần cáy ban cho dân làng và đất nước.

Tên gọi bánh cáy và nhìn bánh cáy với các màu vàng, trắng xen lẫn màu hồng, người giàu tưởng tượng đã có thể nhận ra nó giống như trứng cáy, sẽ khiến cho người ta ngỡ rằng đây là một loại bánh làm từ con cáy. Nhưng thực tế, bánh cáy được làm từ các nguyên liệu hoa màu nông sản trong đời sống, tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị nơi thôn quê. Đã có những câu ca truyền miệng rằng :“Cung đình hội rối ngày xưa; Bánh cáy làng Nguyễn tiến vua thuở nào”.


Bánh Cáy kết tinh hương đất, hương trời và tấm lòng thơm thảo người dân quê lúa.


Hình ảnh bánh cáy gần gũi dân dã với mỗi người con Thái Bình, cũng chính màu sắc hài hoà truyền thống đó tạo nên sự hấp dẫn tuyệt vời cho người thưởng thức. Ẩn chứa bên trong món ăn này là cả một quá trình lao động cực nhọc vất vả. Việc đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu. Khâu làm bánh cáy là khâu quan trọng trong bánh cáy, làm sao để con cáy có độ giòn mà không bị cứng. Trước tiên để tạo ra con cáy người ta lấy một phần gạo nếp đồ sôi với nước quả gấc tạo thành màu đỏ thắm, phần thứ hai đồ sôi với nước quả dành dành tạo thành màu vàng tươi sau đó cả 2 phần sôi này đều được lấy vồ giã ra như bánh giầy rồi thái nhỏ phơi khô để bảo quản trong vòng 6 tháng mới cho vào rán. Lý do phải để trong vòng 6 tháng mới rán thì con cáy mới có độ giòn xốp còn nếu đem ra rán ngay thì con cáy sẽ bị dai và cứng.

Một bí quyết nữa là khi rán con cáy sống thì người ta phải cho con cáy vào chảo dầu đang sôi với độ lửa đều để con cáy được nở xốp vừa độ. Nếu con cáy bị quá lửa khi ăn bánh sẽ mất đi hương vị riêng hay con cáy chưa chín ăn bánh sẽ mất đi độ lạo xạo và độ giòn của bánh. Hoa nẻ được tạo từ thóc rang khô lên sau đó cho ra sang xẩy thật kỹ cho sạch trấu, nha đường gừng nấu lên rồi cho hoa nẻ cho con cáy, mứt bí, lạc trộn đều lên với nhau. Khi các nguyên liệu được trộn đều, người ta xúc nguyên liệu trên đổ vào khuôn gỗ nhồi nén thành bánh khuôn gỗ, có nhiều loại hình thù và kích thước tùy theo người sản xuất quyết định. Khuôn gỗ có lớp vừng đã rang thơm ở xung quanh để khi lấy bánh ra thì toàn bộ mặt ngoài được trang trí bằng lớp vừng thơm ngon đẹp mắt. Đến công đoạn cuối cùng, người thợ tay thước tay dao cắt bánh nhanh thoăn thoát từng miếng bánh. Khi ấy, đóng hộp, dán nhán sẵn sàng mang đến khách hàng đang nóng lòng muốn thưởng thức.


Bánh Cáy kết tinh hương đất, hương trời và tấm lòng thơm thảo người dân quê lúa.


Trong tiết trời thu khi gió heo may se sắt, được nhởn nha thưởng thức miếng bánh cáy giòn thơm bên ấm trà nóng quả là điều thú vị. Miếng bánh cáy Thái Bình mang vị dẻo thơm của hạt gạo làng, chút vị cay nồng của vùng quê, chút sắc màu, chút hương thơm của gấc- những sản vật quê lúa thấm đượm tình yêu thương và sự nồng hậu của đất và người . Theo dòng thời gian, bánh cáy làng Nguyễn đã trở thành món quà quê dân dã và đậm đà của làng Việt trong lòng người dân phố thị và những người xa quê.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM đã diễn ra Chương trình tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-27 22:29:29

Ra mắt Trung tâm Báo chí phục vụ lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng ngày 27/4, tại Trụ sở Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) ra mắt Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
2025-04-27 21:42:17

Từ tấm bản đồ má Sáu đến Đại thắng mùa Xuân: Chuyện chưa kể của người trong cuộc

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ mãi mãi là động lực tinh thần to lớn để Việt Nam kiên định, vững bước trên con đường mà Đảng và nhân dân ta đã chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.
2025-04-27 17:32:33

Vũ Phong Cầm - Cựu chiến binh có tâm hồn nghệ sĩ

Quảng Ninh vừa khai mạc triển lãm 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025); Phim Tài liệu “Chuyện hai người lính” của đạo diễn Vũ Phong Cầm được trưng bày tại triển lãm này, những người bạn thời kháng chiến bảo, ông là Cựu chiến binh có tâm hồn nghệ sĩ.
2025-04-27 16:31:00

Sống mãi Tiểu đoàn 1 Long An trong mũi tiến công hướng Tây Nam Sài Gòn Xuân 1975

Thời gian đi nhanh quá. Mới 30 tháng 4 năm 1975 ngày nào đỏ rực rừng cờ giải phóng mà đã 50 năm trôi qua - một nửa thế kỷ đã lùi lại ! Tôi là một chiến sỹ của Tiểu đoàn 1 Long An anh hùng, năm ấy tóc xanh phới phới tuổi xuân, vác súng trung liên, đội bom đạn lội khắp chiến trường Long An đánh giặc, nay đã bạc trắng mái đầu. Ký ức của một thời chiến tranh khốc liệt vốn không thể nào quên lại ùa về dữ dội vẹn nguyên khi đơn vị tôi cùng cả tỉnh Long An và đất nước sắp tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2025.
2025-04-27 15:08:07

Vinh quang ngày Thống nhất: Về Thành cổ Quảng Trị, nước mắt tuôn trào

“K3 Tam Đảo còn - Thành cổ Quảng Trị còn, dù phải hy sinh đến người lính cuối cùng” lời thề quyết tử của cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 3 - Tỉnh đội Quảng Trị là minh chứng hùng hồn cho khát vọng hoà bình của bao thế hệ chiến sĩ cách mạng, người dân Việt Nam.
2025-04-27 11:13:28
Đang tải...