Tiếng kêu cứu của người dân Hà Nội

2019-09-23 16:18:10 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Đại hội Đại biểu toàn quốc Ủy ban MTTQ Việt Nam vừa diễn ra từ 18-20/9, có rất nhiều ý kiến, kiến nghị được đưa ra trong trong đó nổi bật nên vấn đề về ô nhiễm môi trường của đại biểu Trần Đình Long.

Đưa ra ý kiến phát biểu tại đại hội, GS.TS. Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, đoàn đại biểu Tp. Hà Nội cho rằng: "Mặt trận đã làm rất tốt nhưng mỗi nhiệm kỳ vẫn chưa tạo được dấu ấn riêng. Đô thị ngày càng văn minh nhưng ở Hà Nội chúng ta thấy vấn đề ô nhiễm ngày càng trầm trọng, hơn 144 cơ sở phải di dời ra khỏi Hà Nội nhưng cuối cùng 20 năm chỉ rời được có 4 cơ sở, vậy MTTQ có dấu ấn gì để mà giải quyết yêu cầu bằng được chứ không phải để như Rạng Đông xảy ra rồi chúng ta mới thấy hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra''.


GS.TS.Trần Đình Long


Cụ thể, ngày 28/8, nhà kho Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (số 87-89 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) bị cháy. Theo quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng thủy ngân phát tán ra ngoài môi trường do vụ cháy từ 15,1 kg đến 27,2 kg, trong đó 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng có độc tính cao hơn viên Amalgam.

Hầu hết lượng thủy ngân trong các bóng đèn đã phát tán ra môi trường cùng với khói và khí thải của đám cháy. Ứớc tính phạm vi phát tán tối đa của khói thải khoảng 1,5 km, phạm vi ô nhiễm khoảng 200 m tính từ tường rào của nhà kho và theo hướng gió có thể ảnh hưởng đến khoảng cách 500 m. Như vậy, sức khỏe người dân khu vực xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng lớn.

Theo AirVisual, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày 17/9 tại nhiều điểm trong Hà Nội ở "mức kém", liên tục dao động từ 100 đến 200. Các ngày 14-16/9 chỉ số AQI đo ở hơn 20 địa điểm luôn trên 100. Điểm đo tại Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm AQI trên 150. Tình trạng chất lượng không khí ở mức kém dự báo sẽ duy trì đến cuối tuần.

Chỉ số bụi mịn PM2.5 hôm qua tại Hà Nội là 111,3 µg/m3, cao gấp 4,5 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 11,1 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Theo WHO, mức PM2.5 lý tưởng trong không khí là 10 µg/m3. Mỹ chia chất lượng không khí ra làm 5 mức, trong đó lượng PM2.5 từ 0-12,0 là tốt, từ 12,1 đến 35,4 trung bình, từ 35,5 đến 55,4 là nguy hiểm cho người nhạy cảm. Chỉ số 55,5-150,4 mức nguy hiểm, từ 150,5 đến 250,4 là rất nguy hiểm, từ 250,5 trở lên là độc hại. Khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.


Xếp hạng chỉ số chất lượng không khí AQI ngày 17/9 của các thành phố trên thế giới, Hà Nội ở vị trí thứ hai.

Vậy nguyên nhân ô nhiễm môi trường từ đâu?

Ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình ô nhiễm môi trường ở Hà Nội thời gian vừa qua nhưng chủ yếu là tình trạng xả thải (khói, bụi, hơi, hóa chất…) của các nhà máy đang rất bừa bãi.

Ông Sơn cũng nói thêm: Trong các nhà máy có quạt hút bụi, mùi và đẩy ra môi trường bên ngoài. Vì vậy, khi cơ quan chức năng kiểm tra thì môi trường bên trong nhà máy luôn đạt tiêu chuẩn nhưng không khí xung quanh, bên ngoài nhà máy lại luôn ô nhiễm.

Còn ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, khẳng định ô nhiễm không khí ở Hà Nội không thể đổ cho thời tiết mà chính do con người. "Ở Hà Nội hiện nay, giao thông quá đông đúc, các công trình đang xây dựng quá nhiều nên lượng bụi rất nhiều. Hà Nội phải kiểm soát việc xử lý khí thải ngay từ cơ sở, trong các nhà máy, các khu công nghiệp. Phải tìm cách để giảm mật độ lưu thông của các phương tiện cá nhân, ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, vấn đề này phải có biện pháp đồng bộ và phải làm ngay" - ông Tùng chỉ rõ.



Môi trường Hà Nội đang bị ô nhiễm nghiêm trọng


Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết Hà Nội đang có kế hoạch lắp đặt thêm các trạm quan trắc môi trường. Ngoài ra, TP cũng phát triển các phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường. "Việc cấp bách hiện nay là di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành. Với các giải pháp trên, tôi tin rằng nếu thực hiện đồng bộ thì chất lượng không khí tại Hà Nội sẽ được cải thiện" - ông Võ Tuấn Nhân nói.

Đồng quan điểm, đại biểu GS.TS Trần Đình Long cũng đề xuất ý kiến với đại hội: "Mặt trận Tổ quốc có dấu ấn gì, phải làm sao đề xuất yêu cầu giải quyết bằng được vấn đề này. Nên có quyết sách, kiến nghị để làm sao 2 - 3 năm nữa có thể di dời toàn bộ không những nhà máy độc hại mà cả những bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô".

Ngày 22/4/2003, Thủ tướng ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chưa đầy hai tháng sau, UBND TP Hà Nội lập tức ra quyết định chuyển các cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch, nguy cơ ô nhiễm môi trường khỏi nội đô.

Nhưng đến 16 năm sau, cụm nhà máy sản xuất cao su, thuốc lá, bóng đèn, giày... vẫn không nhúc nhích và không được chú ý nhiều cho tới khi xảy ra vụ cháy kho nhà máy Rạng Đông (phường Hạ Đình). Các nhà khoa học ước tính, có khoảng 27 kg thủy ngân đã phát tán ra môi trường. Không những thế xung quanh khu vực Hạ Đình có rất nhiều nhà máy đang hoạt động.

Năm 2016, tại báo cáo về tác động của Luật Thủ đô, TP Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành. Trong số này, nhiều nhất là quận Đống Đa, Hà Đông, Thanh Xuân... Tuy nhiên, sau 2 năm, tại hội nghị giao ban trực tuyến tháng 9/2018, số liệu báo cáo Hà Nội đưa ra mới chỉ giảm được 4 cơ sở và vẫn còn tới 113 nhà máy.

Không những thế với sự phát triển của kinh tế xã hội, các khu căn hộ, những tòa nhà cao chọc trời, rồi cả những trường đại học với số lượng hàng nghìn sinh viên mỗi trường, tất cả những điều đó gây áp lực rất lớn cho môi trường: lượng rác thải tăng vọt, lượng khói do các phương tiện giao thông xả vào môi trường gia tăng, diện tích cho cây xanh và môi trường công cộng bị thu hẹp. Dẫn tới cuộc sống người dân Hà Nội phải chịu ảnh hưởng rất nhiều, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Ông Trần Đình Long cũng kiến nghị: "MTTQ làm như thế nào mà 2 hay 3 năm di dời toàn bộ không những nhà máy độc hại những bệnh viện lớn dời ra, trường đại học lớn dời Hà Nội, bao nhiêu nhà cao tầng mọc ở nội đô, gây ùn tắc vậy cuộc sống của người dân Hà Nội như thế nào, cho nên rõ ràng nếu MTTQ làm được điều này thì đó chính là một dấu ấn ý nghĩa".

Chính quyền cần lên tiếng, cần những hành động cụ thể để trả lại môi trường sống trong sạch cho người dân thủ đô.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh

Sau một ngày (19/4) làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 18 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-04-20 13:28:10

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44
Đang tải...