Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở An Giang

2023-06-27 08:33:14 0 Bình luận
Nhằm duy trì sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề, ngành nghề truyền thống, ngày 5/6/2023, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch 448 phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023 - 2025.

Phát huy kết quả đạt được

An Giang hiện có 29 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được tỉnh công nhận đạt “tiêu chí làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh An Giang”; trong đó, có 14 làng nghề và 15 làng nghề truyền thống với 3.706 hộ sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm cho 12.266 lao động, trong đó lao động có việc làm thường xuyên 10.265 lao động với mức thu nhập bình quân từ 0,9 - 8 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu của các làng nghề trong năm 2022 ước đạt 168 tỷ đồng.

Chị Néang Chanh Ty trực tiếp chỉ dạy lao động nữ ở địa phương. Ảnh Trọng Triết

Đáng chú ý, đa số các làng nghề hoạt động sản xuất quanh năm, chỉ có một số ít làng nghề sản xuất mang tính thời vụ như lợp lươn Cần Đăng, lợp cua Mỹ Đức... thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chủ yếu là trong nước. Hiện nay, một số cơ sở tích cực tìm kiếm thị trường thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá hình ảnh và sản phẩm: đường thốt nốt, rèn, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ… hiện có 19/29 làng nghề đã thành lập tổ tự quản về bảo vệ môi trường với số lượng nhân sự 332 người và có 12/29 làng nghề đã đưa nội dung bảo vệ môi trường làng nghề vào hương ước, quy ước của địa phương. Ngoài ra, việc thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường tại các làng nghề đã được đảm bảo thu gom, quản lý, xử lý tốt. 

Về  xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu bước đầu đã được một số cơ sở làng nghề quan tâm, chú trọng thực hiện:  sản phẩm tơ lụa Tân Châu, sản phẩm dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo, sản phẩm tinh dầu chúc Yến Hương,...

Doanh thu của các cơ sở ngành nghề nông thôn thuộc 04 lĩnh vực gồm: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, cơ khí nhỏ; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn, với tổng doanh thu đạt 810 tỷ đồng (năm 2021 là 690 tỷ đồng), gồm 6 doanh nghiệp, 02 hợp tác xã và 2.801 hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho 9.110 lao động (năm 2021 là 3.058 lao động) với mức thu nhập bình quân từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Lao động tham gia sản xuất tại các cơ sở đa số là lao động tại địa phương, sản xuất chủ yếu bằng thủ công, một số ít cơ sở có áp dụng cơ giới hóa, trang thiết bị vào quá trình sản xuất; thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm ngành nghề nông thôn trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Thực hiện Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực nguồn lao động phục vụ phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn: đào tạo cho lao động nông thôn được 100 lớp với tổng kinh phí thực hiện 1,572 tỷ đồng, tổng số học viên tham gia 2.800 học viên; xây dựng 5 mô hình tiên tiến với kinh phí 58 triệu đồng; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững: tổng số lao động tham gia học nghề là 1.240 người, tổng kinh phí hỗ trợ trên 600 triệu đồng; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thuộc Chương trình quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: tổng số lao động tham gia học nghề là 60 người, kinh phí hỗ trợ trên 40 triệu đồng.

Theo Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh An Giang Nguyễn Tuấn Dũng cho biết, thời gian qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh ưu tiên đầu tư tín dụng, chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông thôn mới chiếm 40,8% tổng dư nợ tín dụng, đạt 43.263 tỷ đồng. Riêng cho vay sản phẩm đặc sản, lợi thế của làng nghề, ngành nghề đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt 37 tỷ đồng.

Tiếp tục bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống

Nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề, ngành nghề truyền thống; đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích thành lập mới các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác để nâng cao năng lực sản xuất.

An Giang tiếp tục phát huy kết quả thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, đồng thời phát triển thêm nghề mới phù hợp với từng địa phương để đa dạng hóa sản phẩm ngành nghề; giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Đẩy mạnh hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các trang thiết bị, công nghệ,... vào sản xuất nhằm tăng số lượng, chất lượng sản phẩm các làng nghề, tạo điều kiện tốt kết nối tiêu thụ với phát triển du lịch của các địa phương nhằm tiếp cận, quảng bá sản phẩm địa phương với khách du lịch trong và ngoài nước. Khuyến khích và hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần thực hiện hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm-OCOP” trên địa bàn tỉnh.

Tập trung phát triển các ngành sản xuất chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ, sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh, các dịch vụ phục vụ sản xuất, du lịch và đời sống dân cư nông thôn. Bên cạnh đó, bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống bằng biện pháp chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm làng nghề; khuyến khích thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác trong làng nghề; huy động nguồn vốn, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất, tiếp tục bảo tồn và phát triển các làng nghề đang hoạt động, có khả năng phát triển.

Sản phẩm đũa từ vùng núi Cấm, tỉnh An Giang. Ảnh Trọng Triết

 

Để đạt được mục tiêu đề ra, An Giang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách ưu đãi về vốn tín dụng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, hướng đến các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, đồng thời đơn giản hóa thủ tục vay vốn để tăng cường khả năng tiếp cận của các  cơ sở. Ban hành các cơ chế, chính sách giúp cơ sở ngành nghề nông thôn tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; kết hợp sử dụng lồng ghép nguốn vốn các Chương trình như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm để triển khai thực hiện. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm; nghiên cứu, lựa chọn các làng nghề và sản phẩm làng nghề tiêu biểu để xây dựng thương hiệu; tổ chức tham gia các kỳ hội chợ về ngành nghề, làng nghề nông thôn nhằm tuyên truyền, quảng bá,kết nối tiêu thụ sản phẩm đến thị trường trong và ngoài nước./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...