Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa võ cổ truyền Việt Nam vào kỷ nghiên mới - kỷ nguyên phát triển đất nước cường thịnh

2025-03-14 17:28:27 0 Bình luận
Lịch sử hình thành và phát triển nền võ học Việt Nam hòa quyện với lịch sử dựng nước và giữ nước. Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là những bài võ nhằm rèn luyện kỹ năng tự vệ mà còn hướng tới sự hòa hợp về thể chất và tinh thần, khơi dậy lòng tự hào, tinh thần thượng võ và nhân văn của con người Việt Nam. Do đó, việc bảo tồn và phát huy võ cổ truyền nước ta là nhiệm vụ quan trọng để tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể nước nhà. Võ cổ truyền Việt Nam được xem là cái nôi của võ cổ truyền Đông Nam Á. Công tác bảo tồn và phát huy võ cổ truyền có tác động quan trọng đến sự phát triển văn hóa dân tộc.

Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để bảo tồn và phát triển võ cổ truyền Việt Nam. Ở Việt Nam hiện nay, có hàng nghìn nghệ nhân đang nắm giữ những tinh hoa võ thuật của dân tộc, có hàng chục ngàn người trong cả nước và quốc tế đã học võ cổ truyền Việt Nam và tìm thấy ở đó nhiều triết lý sống, nhiều giá trị võ học, văn hóa vô cùng độc đáo. Song song với công tác bảo tồn, công tác quảng bá Võ cổ truyền Việt Nam cũng từng bước được đẩy mạnh. 

Thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Việt Nam. 

Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp, các bộ, ngành, các địa phương trong cả nước, công tác bảo tồn và phát huy võ cổ truyền đã đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần gìn giữ, tôn vinh các giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc; đồng thời, tác động tích cực đến sự phát triển văn hóa của từng vùng, miền trên cả nước. Tuy nhiên, võ cổ truyền Việt Nam đã và đang dần bị mai một, thất truyền và chưa được phát triển rộng rãi, bởi vậy cần sự chung sức đồng lòng của các cấp ủy đảng, các bộ, ngành và các địa phương cùng các võ sư (nghệ nhân), của cộng đồng người Việt Nam yêu võ thuật cổ truyền, cũng như toàn xã hội để bảo tồn và phát triển loại hình di sản văn hóa phi vật thể giá trị này.

Võ cổ truyền là một trong những loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại trên khắp mọi miền Tổ quốc, đây vừa là nguồn tài nguyên, tài sản của cộng đồng, vừa góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Từ xưa đến nay, võ cổ truyền đã gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của các dân tộc Việt Nam. Các môn phái võ là do cha ông ta sáng tạo hoặc được Việt hóa để phù hợp thể lực và triết lý nhân sinh quan của người Việt. Trải qua các thời kỳ lịch sử, dân tộc ta đã xây dựng được nền võ thuật cổ truyền đặc trưng với nhiều môn phái khác nhau. Theo các chuyên gia, võ cổ truyền Việt Nam gồm 5 môn phái: Tổ Hà Thanh (miền bắc); Tổ Bình Định (miền trung); Tổ phương Nam (Nam Bộ); các môn phái có nguồn gốc từ Trung Quốc và võ Việt kiều. Đặc trưng của võ cổ truyền Việt Nam là đấu trực diện, sử dụng trong chiến trận, chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên hoang dã, săn bắt, bảo vệ nhà cửa… với tính chất linh hoạt, khéo néo, mềm dẻo.

Lớp học võ cổ truyền phái Bình Định. - Ảnh: internet

Luật Di sản văn hóa, có 5 nội dung cơ bản về bảo tồn và phát huy võ cổ truyền: (1). Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại võ cổ truyền; (2). Tổ chức truyền thụ, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình võ cổ truyền; (3). Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu võ cổ truyền Việt Nam; (4) Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ giá trị võ cổ truyền Việt Nam theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể; (5). Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ giá trị võ cổ truyền, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy võ cổ truyền đã đạt được một số kết quả nổi bật là:  

Về tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại võ cổ truyền. Các cơ quan chủ quản đang đẩy mạnh khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại võ cổ truyền, làm rõ giá trị lịch sử, khoa học của võ cổ truyền Việt Nam; xác định tiềm năng giá trị tài nguyên võ cổ truyền phục vụ phát triển du lịch; hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận võ cổ truyền Việt Nam trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Công tác sưu tầm, kiểm kê, phân loại võ cổ truyền được quy định theo Luật Di sản gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Về tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình võ cổ truyền. Các Bộ, ngành đã chỉ đạo đưa võ cổ truyền Việt Nam vào các trường học từ năm 2016, đưa võ cổ truyền vào nội dung thi đấu tại Hội khỏe của các tỉnh, thành phố, thúc đẩy phong trào tập luyện trong học sinh, sinh viên. Hằng năm, các cấp, các ngành, địa phương tổ chức nhiều giải đấu, chương trình biểu diễn võ cổ truyền thu hút đông đảo các võ đường tham gia. Biểu diễn võ cổ truyền  đã trở thành hoạt động mang đậm nét truyền thống văn hóa trong các ngày lễ, Tết, sự kiện trọng đại của tỉnh. Bộ môn võ cổ truyền được áp dụng vào giảng dạy chính khóa đối với sinh viên chuyên ngành thể dục – thể thao. Cùng với đó, võ cổ truyền Việt Nam được đưa vào chương trình giảng dạy và được nhiều sinh viên theo học môn tự chọn. 

Về khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu võ cổ truyền. Các tỉnh, thành phố, các địa phương đã  thực hiện khai thác và quảng bá võ cổ truyền Việt Nam thông qua các chương trình, giải đấu trong nước và quốc tế trên cơ sở kết quả sưu tầm các bài thiệu võ của các chưởng môn võ phái ở cả các vùng miền trong cả nước. Đặc biệt, Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam định kỳ 2 năm một lần tại Bình Định là nơi giao lưu võ cổ truyền giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với võ cổ truyền Bình Định, góp phần quảng bá rộng rãi võ cổ truyền Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. 

Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VIII năm 2023. - Ảnh: internet

Về hướng dẫn nghiệp vụ, bảo vệ giá trị võ cổ truyền theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể. Các bộ, ngành đã tích cực xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện nhiều đề tài, đề án bảo tồn và phát huy giá trị võ cổ truyền, Việt Nam đưa vào hoạt động Trung tâm Võ thuật cổ truyền Việt Nam, tạo bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy việc xây dựng, nâng cao trình độ võ sư, huấn luyện viên truyền dạy cho thế hệ kế cận. Hiện nay, số lượng võ sư và võ sinh trên địa bàn cả nước ngày càng tăng, là dấu hiệu đáng mừng trong bảo tồn và phát huy võ cổ truyền. 

Một số định hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Việt Nam thời hội nhập

Một là, tập hợp các tài liệu, sách, báo cáo khoa học, đề tài, đề án đã thực hiện để tổng hợp, đánh giá, xây dựng phương án, giải pháp triển khai có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổ chức hội nghị, hội thảo, hội diễn nhằm tăng cường sự giao lưu hợp tác, trao đổi chuyên môn giữa các thế hệ, giữa các võ phái vừa giúp phát huy giá trị của các di sản trong thực tế đời sống xã hội, qua đó, học hỏi, rút kinh nghiệm, tìm kiếm và đề xuất các giải pháp cơ bản bảo tồn và phát huy các giá trị võ cổ truyền Việt Nam. Tổ chức khảo sát thực địa để sưu tầm, ghi hình, sao chép, biên soạn, kiểm kê khoa học, tư liệu hóa hình ảnh, chân dung võ sư, võ nhân, bài quyền, thập bát ban binh khí, bài thuốc võ còn lưu giữ, có nguy cơ thất truyền. 

Hai là, định kỳ tổ chức tập huấn chuyên môn để truyền dạy võ cổ truyền cho thế hệ kế cận nhằm nâng cao công tác bảo tồn và phát triển mạnh mẽ phong trào tập luyện trong Nhân dân; đồng thời, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Việt Nam.

Ba là, đẩy mạnh quy hoạch, nâng cấp các hoạt động của Bảo tàng ở các tỉnh, thành phố về võ cổ truyền Trung tâm Võ thuật cổ truyền Việt Nam và các tổ chức liên quan trong công tác sưu tầm nhiều hiện vật để trưng bày, giới thiệu khách tham quan, du lịch hiểu hơn về nơi khởi nguồn của dòng võ đã định danh trên các vùng, miền ở Việt Nam. 

Bốn là, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số việc lưu trữ các tài liệu cổ, các tài liệu được sưu tầm có giá trị lịch sử, tài liệu hướng dẫn tập luyện… để lưu trữ trên nền tảng truyền thông đa phương tiện, tạo thuận lợi cho việc truy xuất, tìm kiếm, sử dụng chính xác và hiệu quả. 

Năm là, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào việc kiểm kê, lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị đặc trưng của võ cổ truyền Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội trên cả nước. Khen thưởng thích đáng những cá nhân, tổ chức đóng góp tích cực trong bảo tồn và phát huy võ cổ truyền.

Bảo tồn, phát huy và giới thiệu võ cổ truyền Việt Nam ra thế giới là nhiệm vụ cấp bách trong Đề án “Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2030”. - Ảnh: internet.

Bảo tồn và phát huy võ cổ truyền Việt Nam có vai trò quan trọng đối với sự phát triển văn hóa Việt Nam và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển toàn diện, đưa đất nước phát triển cường thịnh, việc lưu truyền và khai thác được nét văn hóa truyền thống từ võ cổ truyền Việt Nam đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế du lịch nhờ vào đặc trưng văn hóa vùng, miền, tạo cơ sở giao lưu và hội nhập văn hóa khu vực và quốc tế. Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa võ cổ truyền Việt Nam là hết sức cấp thiết. Các cấp, các bộ, ngành địa phương cần nghiên cứu để áp dụng đồng bộ các giải pháp thiết thực và bảo đảm hiệu quả ngay từ khâu kiểm kê, sưu tầm di sản, tổ chức truyền dạy cho đến đầu tư tuyên truyền, quảng bá võ cổ truyền Việt Nam sâu rộng đến Nhân dân cả nước và nước ngoài.

Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ NGUYỄN HUY HIỆU

Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng LLVT nhân dân

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Vị tướng lớn lên từ "Thép đã tôi thế đấy"

Vị Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có nhiều mối nhân duyên với xứ sở Bạch Dương. Ý chí, khát vọng bỏng cháy được cống hiến cho dân tộc, Tổ quốc trong ông được nuôi lớn bởi những trang sách, văn học Nga. Tình cảm với nước Nga theo ông suốt sự nghiệp và cuộc đời.
2025-05-09 08:39:37

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số 4.0

Xác định việc bảo vệ “Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là thường xuyên, suốt đời và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong mỗi người đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và toàn dân nên dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, tôi cũng ra sức rèn luyện và cố gắng, phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
2025-05-08 14:13:03

Thống nhất về giao thông, nhà ở khi cán bộ Hải Dương về Hải Phòng làm việc

TP.Hải Phòng và tỉnh Hải Dương vừa tổ chức cuộc họp, nghe báo cáo việc triển khai kết luận các nhiệm vụ về tổ chức giao thông kết nối giữa hai địa phương; quy hoạch, chương trình; tình hình thực hiện một số dự án khu đô thị nhà ở lớn trên địa bàn Thành phố
2025-05-08 13:54:52

Tập đoàn Mường Thanh Khai trương khách sạn thứ 62 tại Điện Biên

Hôm nay, thành phố Điện Biên Phủ chào đón một công trình nghỉ dưỡng mới – Khách sạn Mường Thanh Luxury Điện Biên. Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, đây không chỉ là khách sạn thứ 62 trong hệ thống danh tiếng của Tập đoàn Mường Thanh, mà còn là biểu tượng mới của sự sang trọng, tiện nghi bậc nhất giữa núi rừng Tây Bắc.
2025-05-07 14:35:07

Hiệp hội VAIDE: Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ

Thực hiện chương trình công tác năm 2025 của Hiệp hội, sáng ngày 07/5 Ban Thường vụ Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ.
2025-05-07 13:25:00

BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

Ngày 05/05/2025, BIDV chính thức ra mắt hệ thống định danh điện tử (eKYC) dành cho khách hàng tổ chức.
2025-05-07 10:35:00
Đang tải...