Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi HIV
Theo đó, người phụ nữ giấu tên điều trị tại trung tâm y tế Weill Cornell thuộc thành phố New York. Theo đài Sputnik, cô là người phụ nữ đầu tiên trên giới và là bệnh nhân thứ 4 thuyên giảm virus HIV sau khi áp dụng điều trị qua liệu pháp gien trên.
Sau khi nhận được “máu cuống rốn” để điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính - bệnh ung thư bắt đầu từ các tế bào tạo máu trong tủy xương - người phụ nữ này đã thuyên giảm và không có virus HIV trong 14 tháng mà không cần đến các phương pháp điều trị khác.
Trước đó từng có hai trường hợp là đàn ông được chữa khỏi HIV sau khi nhận được tế bào gốc trưởng thành được cấy ghép tủy xương. Ca bệnh này là một trong các trường hợp của nghiên cứu do Tiến sĩ Yvonne Bryson thuộc Đại học California Los Angeles và Tiến sĩ Deborah Persaud thuộc Đại học Johns Hopkins ở Baltimore dẫn đầu. Nghiên cứu này theo dõi 25 người nhiễm HIV được cấy ghép tế bào gốc lấy từ “máu cuống rốn” để điều trị ung thư và các tình trạng nghiêm trọng khác.
Các bệnh nhân trong thử nghiệm đầu tiên trải qua hóa trị để tiêu diệt các tế bào miễn dịch ung thư. Sau đó, các bác sĩ sẽ cấy ghép tế bào gốc từ những cá nhân có đột biến di truyền cụ thể, trong đó chúng thiếu các thụ thể được virus sử dụng để lây nhiễm tế bào.
Các nhà khoa học tin rằng những người này sau đó phát triển một hệ thống miễn dịch kháng lại HIV.
HIV được biết đến là một trong những loại virus truyền nhiễm cứng đầu nhất thế giới. Phần lớn các phương pháp chữa trị đều bị vô hiệu hóa trước loại virus này. Trước năm 1996, việc bị nhiễm HIV được xem là bản án tử cho mỗi bệnh nhân.
Mặc dù nhiều loại thuốc mới đã được sản xuất nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm xảy ra hoặc ngăn virus ở ngưỡng mức thấp, cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị thực sự nào hiệu quả được chứng minh như liệu pháp cấy ghép tế bào gốc.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.