Bò Việt cạnh tranh khốc liệt bò Úc
2017-08-16 12:38:09
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Trong khi các DN nhập khẩu bò Úc nhỏ lẻ đang kêu trời sau chuỗi cửa hàng “Bò khỏe” và đợt nhập bò Úc đầu năm. Công ty nông trại sinh thái Việt tuyên bố sẽ tiếp tục nhập 2.700 con bò Úc về Cần Thơ trong năm 2017; đồng thời mở rộng chuỗi cửa hàng phân phối “Bò khỏe” ra toàn quốc đã khiến ngành nhập khẩu kinh doanh bò Úc lên cơn sốt.
Chỉ sau mấy năm, Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ mạnh thịt bò Úc. Năm 2016, có 32 quốc gia nhập khẩu bò Úc, Việt Nam đứng thứ tư. Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), Tống Xuân Chinh cho biết, Việt Nam bắt đầu nhập khẩu bò Úc từ năm 2010 với số lượng chỉ 1.000 con.
Năm 2012, Việt Nam mới chỉ có 4 DN nhập khẩu bò Úc nhưng đến năm 2015, cả nước đã có hàng chục DN đua chen nhập khẩu bò Úc với số lượng 360.000 con. Lượng bò Úc thịt nhập về năm 2015 còn tồn 100.000 con do cung vượt cầu. Số lượng bò Úc nhập về trong năm 2016 giảm mạnh, chỉ có 196.000 con. Ước tính năm 2017, bò Úc nhập về số lượng như năm 2016.
Giám đốc Công ty giống bò thịt, sữa Yên Phú, Lương Minh Tùng cho biết thêm, trước năm 2010, DN chăn nuôi xuất khẩu bò Úc không hề biết có một thị trường Việt Nam đầy sức hấp dẫn. Đối tác chính của bò Úc lúc bấy giờ là Indonesia, mỗi năm nhập khẩu của Úc gần 1 triệu con bò. Năm 2011, thông tin Indonesia giết mổ bò dã man đã thổi bùng làn sóng phản đối trong dư luận buộc chính quyền Úc phải ban hành lệnh cấm xuất khẩu bò sang Indonesia. Mất thị trường chiến lược, trong lúc DN Úc đang như “gà mắc tóc” chưa tìm được thị trường mới thì DN Việt Nam tìm đến. Việc nhập khẩu bò Úc nuôi vỗ béo từng được ngành chăn nuôi kỳ vọng mở ra một hướng mới. Thế nhưng, có quá nhiều DN tham gia nhập khẩu bò Úc có thể dẫn đến bội thực nguồn cung. Đáng sợ nhất là bị tố vi phạm ESCAS (súc quyền-giết mổ nhân đạo). DN nào bị tố vi phạm nghiêm trọng ESCAS sẽ bị phía Úc cấm không bán bò thì tổn thất rất lớn. Bởi lẽ, muốn được nhập khẩu và nuôi bò Úc vỗ béo phải tuân thủ những quy định của Úc, đầu tư chuồng trại và dây chuyền công nghệ giết mổ rất tốn kém. Đại gia Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, còn DN nhỏ cũng hàng trăm tỉ đồng mới có thể nhập khẩu bò Úc.
Đàn bò nhập khẩu từ Úc của Công ty Animex Hải Phòng |
Giám đốc Công ty giống bò thịt, sữa Yên Phú, Lương Minh Tùng cho biết thêm, trước năm 2010, DN chăn nuôi xuất khẩu bò Úc không hề biết có một thị trường Việt Nam đầy sức hấp dẫn. Đối tác chính của bò Úc lúc bấy giờ là Indonesia, mỗi năm nhập khẩu của Úc gần 1 triệu con bò. Năm 2011, thông tin Indonesia giết mổ bò dã man đã thổi bùng làn sóng phản đối trong dư luận buộc chính quyền Úc phải ban hành lệnh cấm xuất khẩu bò sang Indonesia. Mất thị trường chiến lược, trong lúc DN Úc đang như “gà mắc tóc” chưa tìm được thị trường mới thì DN Việt Nam tìm đến. Việc nhập khẩu bò Úc nuôi vỗ béo từng được ngành chăn nuôi kỳ vọng mở ra một hướng mới. Thế nhưng, có quá nhiều DN tham gia nhập khẩu bò Úc có thể dẫn đến bội thực nguồn cung. Đáng sợ nhất là bị tố vi phạm ESCAS (súc quyền-giết mổ nhân đạo). DN nào bị tố vi phạm nghiêm trọng ESCAS sẽ bị phía Úc cấm không bán bò thì tổn thất rất lớn. Bởi lẽ, muốn được nhập khẩu và nuôi bò Úc vỗ béo phải tuân thủ những quy định của Úc, đầu tư chuồng trại và dây chuyền công nghệ giết mổ rất tốn kém. Đại gia Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, còn DN nhỏ cũng hàng trăm tỉ đồng mới có thể nhập khẩu bò Úc.
Trang trại nuôi Bò của Công ty Animex Hải Phòng |
Giám đốc Công ty Animex – một DN nhập khẩu bò Úc phía Bắc, Hoàng Dũng nói, ESCAS đã bó hẹp thị trường. DN nhập khẩu chỉ được bán bò vào lò mổ do DN Úc phê duyệt. Có hàng nghìn lò mổ đạt tiêu chuẩn nhưng phía Úc chỉ phê duyệt 100 lò. Đồng thời còn không cho DN bán bò sang nước thứ 3, đồng nghĩa không thể xuất bò sang thị trường lớn như Trung Quốc. Công ty mua bò kinh doanh, nhưng người bán kiểm soát thị trường và ấn định giá cả thì còn làm ăn gì. Bên cạnh đó, là áp lực cạnh tranh với những DN lớn như Hoàng Anh Gia Lai. Thông thường các DN nhỏ nhập khẩu mỗi lần vài nghìn con về vỗ béo, bán hết mới nhập thêm. Hoàng Anh Gia Lai nhập mỗi lần 30.000-40.000 con. Giá thành bò hơi nhập khẩu hiện 75.000đ/kg nhưng 68.000-70.000đ/kg DN vẫn phải bán.
Cuối năm 2016, Công ty CP nông trại sinh thái Việt tưng bừng khai trương hệ thống chuỗi cửa hàng “Bò khỏe” tại Cần Thơ với tuyên bố cung cấp sản phẩm bò Úc tươi sống chất lượng cao, an toàn thực phẩm với số lượng không hạn chế, trước mắt là cho thị trường Đồng bằng sông Cửu Long, sau đó sẽ vươn ra toàn quốc, xác lập kênh phân phối mới. Trước đó, Công ty này cũng nhập khẩu bò Úc xẻ thịt bán ra thị trường với số lượng hàng nghìn con mỗi chuyến. Công ty đầu tư chuồng trại, dây chuyền giết mổ hiện đại và cả cánh đồng cỏ 450ha để chăn nuôi bò vỗ béo, sinh sản.
PGS.TS Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam nhận định: Lượng bò Úc nhập khẩu ngày càng tăng mạnh, bán giá phải chăng, được ưu đãi thuế quan, quy mô cung ứng lớn, truy xuất được nguồn gốc ngày càng được người tiêu dùng ưu chuộng.
Bò Úc đang “thôn tính” thị trường. Cuộc chiến bò Úc trên đất Việt càng khốc liệt thì nhà chăn nuôi và xuất khẩu bò Úc càng hưởng lợi. Tuy nhiên, cũng cần phải có rào cản kỹ thuật với bò Úc để bảo vệ ngành chăn nuôi bò nội và mở cửa thị trường cho bò sống từ các quốc gia khác.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Đông Thịnh