Các chuyên gia Nhật “mở lối” để thanh niên Việt tư duy sáng tạo trong kinh tế nông nghiệp

2022-01-27 11:51:47 0 Bình luận
Mới đây, nhiều hoạt động học tập trực tuyến và trực tiếp tại Hà Nội đã diễn ra, quy tụ 24 bạn trẻ Việt Nam tiêu biểu tham gia nhóm Kinh doanh nông nghiệp/Du lịch nông nghiệp của Chương trình Đồng sáng tạo tri thức dành cho lãnh đạo trẻ JICA (Chương trình KCCP).

KCCP là Chương trình Đồng sáng tạo tri thức dành cho lãnh đạo trẻ hàng năm do Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức.

Năm nay, tham dự Chương trình kéo dài trong 2 tuần, các bạn trẻ ưu tú, tiêu biểu trong cả nước đã được hơn 10 giáo sư, chuyên gia của Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Miyazaki, Nhật Bản giảng dạy và tương tác trực tuyến với các chuyên đề về kinh doanh nông nghiệp, du lịch nông nghiệp. Tại Chương trình, thông qua các buổi thảo luận, trình bày chuyên đề, nhiều lối đi mới để phát triển nền nông nghiệp Việt Nam đã được khơi mở.

Hơn 10 giáo sư, chuyên gia của Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Miyazaki nhiệt tình chia sẻ phương cách kinh doanh nông nghiệp cho các đại biểu thanh niên Việt Nam.

Chia sẻ với các học viên tham dự Chương trình KCCP năm nay, Tiến sĩ Dokyu Seiichiro - Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Miyazaki (Nhật Bản) nhấn mạnh để gia tăng giá trị nông nghiệp, cần thúc đẩy công nghiệp hóa ngành công nghiệp thứ 6; mở rộng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và thực phẩm nông nghiệp; nâng cấp việc chế tạo, sản xuất, phân phối nông sản và phát triển, phổ biến các giống mới, công nghệ mới.

Tiến sĩ Dokyu Seiichiro cho biết công nghiệp hóa ngành công nghiệp thứ 6 (CNH NCNT6) là việc kết hợp ngành nông, lâm, ngư nghiệp (ngành số 1) với ngành công nghiệp (ngành số 2) và ngành thương mại (ngành số 3) nhằm đa dạng hóa kinh doanh, tạo ra giá trị mới.

Tiến sĩ Dokyu Seiichiro - Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Miyazaki khuyến khích cần đẩy mạnh công nghiệp hóa ngành công nghiệp thứ 6 nhằm gia tăng giá trị nông nghiệp.

Trên thực tế, để nhấn mạnh tầm quan trọng của CNH NCNT6, công thức “1 x 2 x 3 = 6” được sử dụng nhằm nhấn mạnh sức mạnh của việc kết hợp các ngành trong mục tiêu tạo ra giá trị nông nghiệp. Hiểu một cách nôm na, chỉ cần một nông gia có thể làm toàn bộ quy trình từ việc sản xuất ra nông sản đến gia công, chế biến nông sản và cuối cùng là bán sản phẩm đó.

Là Trưởng nhóm thảo luận B với nhiều phát biểu đóng góp cho Chương trình KCCP lần này, anh Đặng Dương Minh Hoàng - chủ trang trại Thiên Nông (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) - startup tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh này bộc bạch: “Nhờ vào Chương trình, mình đã học hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc phát triển ngành công nghiệp thứ 6 nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động của trang trại Thiên Nông.”

“Chương trình đã gợi mở cho mình các chiến lược mới như: mở điểm bán hàng trực tiếp ngay tại trang trại để bán những nông sản do chính Thiên Nông sản xuất và các sản phẩm tươi từ các trang trại xung quanh; chế biến sâu các sản phẩm kem bơ, bột bơ, dầu bơ… và các món mì bơ, trứng bơ nướng… để phục vụ du khách và người địa phương khi đến thăm trang trại; phát triển mô hình du lịch trang trại dựa vào văn hóa bản địa của đồng bào S’tiêng”, anh Hoàng tiếp lời.

Tiến sĩ Lê Duy Anh, Trưởng ban Chính sách công, Khoa Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế và Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) - Trưởng nhóm Kinh doanh nông nghiệp/Du lịch nông nghiệp của Chương trình KCCP đặt câu hỏi rằng ngoài việc sản xuất, chế biến nông sản và bắt đầu phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp, doanh nghiệp nên bắt đầu CNH NCNT6 như thế nào? Làm sao để giải quyết khó khăn đối với doanh nghiệp trong việc huy động vốn đầu tư? Đâu là vai trò của các hộ nông dân trong việc liên kết với doanh nghiệp?

Tiến sĩ Lê Duy Anh (Đại học Quốc gia Hà Nội) - Trưởng nhóm Kinh doanh nông nghiệp/Du lịch nông nghiệp của Chương trình KCCP san sẻ nhiều nỗi băn khoăn về cách bắt đầu CNH NCNT6.

Qua đó, Tiến sĩ Askashi Ryo, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Miyazaki (Nhật Bản) nhận định để khởi động CNH NCNT6 cần tập hợp một lượng nông gia sản xuất cho mình và kết hợp hình thành những hộ hoặc những công ty gia công, chế biến nông sản; kế đến là quyết định việc phân phối sản phẩm hay kết hợp với công ty khác trong việc này. Điều quan trọng là sản phẩm của người nông dân phải chất lượng và đồng đều.

Ngoài ra, chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phòng thí nghiệm, phòng gia công thực phẩm...; để đảm bảo vai trò của các hộ nông dân trong chuỗi CNH NCNT6, cần xây dựng hệ thống chính trị trong chuỗi, gồm người vận hành (runner) đồng hành cùng nông gia trong quá trình từ 1 đến 3 trong CNH NCNT6; kế hoạch viên (planner) đảm nhiệm việc tìm kiếm các công ty liên kết trong chuỗi CNH NCNT6 và điều phối viên thực phẩm (food coordinator) phụ trách việc đảm bảo chất lượng thực phẩm.

Trong khi đó, đại biểu Mai Thị Tươi - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Toan Vân (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) thể hiện mong muốn tìm được đường hướng phát triển sản phẩm đúng đắn trong bối cảnh tại Việt Nam chưa có người hoạch định (planner) với vai trò tương tự như phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm.

Đại biểu Mai Thị Tươi - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Toan Vân (tỉnh Thái Bình) kỳ vọng sẽ sớm tìm được đường hướng phát triển sản phẩm đúng đắn sau khi tham gia Chương trình.

Để giải đáp thắc mắc của chị Tươi, bà Yuasa Makiko - chuyên gia cao cấp về rau củ thuộc Hiệp hội chuyên gia rau củ Nhật Bản chia sẻ điều quan trọng nhất trong việc hoạch định là lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của cả doanh nghiệp và nông dân rằng họ muốn phát triển như thế nào, tình hình nguồn nhân lực hiện tại của mô hình kinh doanh hoặc sản xuất nông nghiệp của họ...

Trên thực tế, trong ngành công nghiệp thứ 6, mỗi người nông dân đều có thể là một chủ doanh nghiệp, hộ tự doanh. Theo bà Yuasu Makiko, trong phát triển sản phẩm, cần chú trọng xây dựng thương hiệu, nhất là phải tạo nên sự khác biệt cho từng sản phẩm...

Đặc biệt, tại Chương trình, thông qua video thu sẵn, các bạn trẻ đã tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp thực tế theo tiêu chuẩn hữu cơ tại thị trấn Aya, tỉnh Miyazaki (Nhật Bản) - mô hình tích hợp ngành nông, lâm, ngư nghiệp với ngành công nghiệp và ngành thương mại; thăm mô hình du lịch nông nghiệp kết hợp trải nghiệm tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín (Hà Nội) và một cửa hàng bán lẻ trong chuỗi siêu thị Bác Tôm để tìm hiểu về mô hình khởi nghiệp dựa vào nông sản.

Các đại biểu thanh niên hào hứng đến thăm mô hình du lịch nông nghiệp kết hợp trải nghiệm tại Hà Nội trong khuôn khổ Chương trình KCCP.

Kết thúc khóa học, các đại biểu thanh niên đã chia nhóm thảo luận và trình bày Kế hoạch hành động nhằm áp dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề tại địa phương. Các kế hoạch này đã được các giáo sư, chuyên gia Nhật Bản đánh giá cao và tích cực góp ý để nâng cao tính ứng dụng trong thực tiễn.

Trước đó, trong khuôn khổ Chương trình KCCP, nhóm Phát triển nông thôn gồm 12 đại biểu đã tham gia học trực tuyến với các chuyên gia Nhật Bản từ ngày 01/12/2021 đến ngày 31/12/2021 và kết hợp học trực tiếp tại Hà Nội từ ngày 04/01/2022 đến ngày 07/01/2022. Trong khi học tại Hà Nội, nhóm đã đến thăm Viện Nghiên cứu rau quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT, thăm mô hình nuôi cấy mô một số giống hoa, mô hình trồng và chăm sóc hoa lan, hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ tại Sóc Sơn...

 

KCCP là Chương trình được tổ chức để thanh niên Việt Nam tham gia học tập, trải nghiệm thực tế tại Nhật Bản theo các lĩnh vực chuyên môn gồm: phát triển nông thôn, kinh doanh nông nghiệp, du lịch nông nghiệp, doanh nghiệp vừa nhỏ, bảo tồn thiên nhiên… Do đại dịch COVID-19 nên từ năm 2020, chương trình được chuyển sang học tập trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp trực tiếp tại Việt Nam.

Được biết, Chương trình đào tạo dành cho lãnh đạo trẻ được JICA được tổ chức từ năm 1984 với tên gọi “Chương trình mời Thanh niên” dành cho các lãnh đạo tương lai của các nước đối tác. Để đáp ứng với tình hình thế giới có nhiều thay đổi, Chương trình đã được thiết kế lại vào năm 2007 với tên gọi mới “Chương trình đào tạo dành cho lãnh đạo trẻ” và sau đó được đổi tên thành “Chương trình Đồng sáng tạo tri thức dành cho lãnh đạo trẻ” như hiện nay. Tính tới năm 2019, Chương trình đã được mở rộng tới 116 nước trên toàn thế giới.

Năm 1995, Việt Nam được mời tham gia Chương trình này thông qua việc Trung ương Đoàn, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cùng ký thỏa thuận hợp tác về việc cử đoàn đại biểu thanh niên tham gia Chương trình Hữu nghị Thanh niên cho Thế kỷ 21 với số lượng bình quân khoảng 100 người/năm.

Từ năm 2007 đến năm 2014, chương trình được đổi tên thành “Chương trình Đào tạo lãnh đạo trẻ’ với sự thay đổi về nội dung và hình thức thực hiện. Các lĩnh vực đào tạo được mở rộng hơn, gồm: giáo dục và đào tạo nghề, môi trường, nông nghiệp, phát triển nhân lực, phát triển thanh niên, sức khỏe sinh sản và chăm sóc trẻ em, quản lý hành chính, quản trị địa phương.

Năm 2015, chương trình tiếp tục đổi tên thành “Đồng sáng tạo tri thức dành cho lãnh đạo trẻ của JICA” - JICA Knowledge Co-Creation Program (Young Leaders). Tuy nội dung, thời gian khóa đào tạo không thay đổi, nhưng việc thay đổi tên chương trình đã thể hiện tinh thần hợp tác bình đẳng giữa Nhật Bản với các nước đang phát triển, tôn trọng và xây dựng quan hệ hợp tác dựa trên tinh thần tương hỗ, cùng học hỏi, cùng phát triển. Đến nay, hơn 2.200 đại biểu thanh niên Việt Nam đã được mời tham gia Chương trình.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...