Cần nhân rộng mô hình giao lưu kể chuyện lịch sử tại các Trường học
Những câu chuyện kể của các bác như: Câu chuyện do Anh Hùng LLVTND, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt kể về trận chiến đấu 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội - Điện Biên Phủ năm 1972; chuyện kể của Anh hùng LLVTND, Đại tá Nguyễn Thế Thao về chiến dịch lịch sử Xuân, Hè 1972 tại Quảng Trị; chuyện của Thượng tá Chu Văn Nậm về cuộc chiến Đường 9 Nam Lào 1971 và nhiều câu chuyện kể khác về những cuộc chiến đấu anh dũng của quân đội nhân dân Việt Nam. Những câu chuyện mà sử sách không thể ghi chép hết được bởi chiến tranh đâu phải hoà bình.
AHLLVTND, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt đang kể chuyện lịch sử tại trường |
Qua đó nó đã gây được hiệu ứng tích cực vào môi trường giáo dục, góp phần bổ trợ kiến thức lịch sử qua các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, điều mà các thế hệ cha anh băn khoăn, lo sợ vì sự sao nhãng môn lịch sử của thế hệ học sinh các cấp hiện tại, lo lắng vì mặt trái của cơ chế thị trường, mặt trái của sự phát triển bùng nổ về khoa học công nghệ vv....
Thượng tá Chu Văn Nậm, cựu chiến binh đang kể chuyện lịch sử chiến trường Đường 9 Nam Lào |
Điều làm cho tôi vui nhất là sự im lặng, chú ý lắng nghe của hàng ngàn em học sinh và các thầy, cô giáo giữa sân trường, một tín hiệu vui về hiệu quả của những câu chuyện. Không khí nghiêm túc có lúc làm tôi cảm nhận như đang tham dự buổi học tập tư tưởng, đạo Đức, phong cách Hồ Chí Minh do Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo - Chuyên gia cao cấp, nguyên Uỷ viên hội đồng lý luận Trung ương nói chuyện chuyên đề tại hội trường tỉnh Đảng bộ nào đó! Hy vọng thông qua các câu chuyện lịch sử như vậy các em học sinh hiểu rõ hơn, nắm chắc hơn về kiến thức lịch sử, trân trọng hơn những gì mà các em đã và đang được thụ hưởng dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, từ đó các em sẽ ngoan hơn, học giỏi hơn, các em sẽ là tương lai của đất nước!
Không khí buổi giao lưu tại một điểm trường |
Công lao xây dựng mô hình này chúng ta phải ghi nhận như một "sáng kiến hoà bình" của Hiệp hội doanh nghiệp của Thương binh và người khuyết tật Việt Nam. Hiệp hội đã tin tưởng giao cho Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hỗ trợ trẻ thiệt thòi lên kế hoạch, xây dựng chương trình mời các AHLLVT, CCB tham gia thành lập câu lạc bộ "Nhân chứng lịch sử".
Cán bộ trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hỗ trợ trẻ thiệt thòi trò chuyện cùng các nhân chứng lịch sử |
Chương trình đã nhận được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH, Sở GD&ĐT TP Hà Nội.
Ngoài chức năng, nhiệm vụ chính của Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hỗ trợ trẻ thiệt thòi là nuôi, dạy, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm cho các em khuyết tật, thiệt thòi, trung tâm còn tổ chức được một mô hình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có tính giáo dục thiết thực như vậy thì chúng ta cần biểu dương, ca ngợi, khuyến khích nhân rộng mô hình./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.