Câu chuyện về liệt sĩ vô danh

2023-08-05 15:03:21 0 Bình luận
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi cách đây gần ¾ thế kỷ, nhưng dư âm về những năm tháng hy sinh gian khổ, về tinh thần chiến đấu quả cảm quên mình vì Tổ quốc, vì nền độc lập dân tộc của trên 300 ngàn anh hùng, liệt sỹ đã đánh một mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng của dân tộc, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu năm 1954 vẫn còn mãi vang vọng.

Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách, chế độ với người có công với cách mạng. Tuy nhiên, đâu đó ở các cấp, các ngành, các địa phương còn có những trường hợp cần được quan tâm xem xét lại cho thấu tình, đạt lý .

Nhân dịp tháng 7 là tháng tri ân, tưởng nhớ đến các anh hùng, liệt sỹ, tôi đến thăm một gia đình thân nhân liệt sỹ Hoàng Công Lam. Tại đây, tôi gặp cụ Nguyễn Thị Tửu- vợ của một lão thành cách mạng Hoàng Công Liệt (Tức Hoa) tại thôn Đông Bình- thị trấn Gia Bình- huyện Gia Bình- Bắc Ninh. Đôi bàn tay gầy guộc, run run thắp một nén nhang lên ban thờ gia tiên, lặng đi trong giây lát, cụ quay lại nghẹn ngào kể cho tôi nghe câu chuyện vô cùng cảm động về sự hy sinh của hai chiến sỹ cảm tử quân và nghĩa tình sâu nặng của gia đình cụ Tửu với liệt sỹ vô danh.

Câu chuyện xảy ra cách đây đã 75 năm, giữa năm 1948, Thực dân Pháp tiến hành nhiều cuộc càn quét, khủng bố khắp các làng, xã nhằm chống phá cơ sở kháng chiến của ta. Chúng tái lập tề, xây dựng đội lính bảo an, ngụy quyền, ngụy quân. Trong một trận đánh ác liệt tại thôn Bình Ngô- xã An Bình- Bắc Ninh, đội cảm tử quân của tình đội bắc Ninh đã tham gia chiến đấu, hai chiến sỹ đã hy sinh trong đó có liệt sỹ Hoàng Công Lam thôn Đông Bình. Nhận được tin báo từ người thân (bà Hanh-con cụ Tọa thôn Bình Ngô), đêm 14/6/1948, trong khi ông Hoa đi hoạt động cách mạng vắng nhà bà Nguyễn Thị Tửu đã cùng hai anh, em (Ông Dẫn, ông Triện) bí mật đưa liệt sỹ Hoàng Công Lam và đồng đội cùng hy sinh (Không có danh tính) về chôn cất cùng nhau tại đường Mả Ông thôn Đông Bình. Bà coi ông như người thân trong gia đình và đặt tên cho liệt sỹ vô danh đó với cái tên “Hoàng Công Phần”, lập bát hương cùng với gia tiên và chăm lo hương khói từ đó.

Tác giả và cụ Nguyễn Thị Tửu (92 tuổi), người cùng gia đình đã thầm lặng chăm sóc phần mộ, thờ cúng Liệt sỹ vô danh qua ¾ thế kỷ.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), chính quyền thôn đã sử dụng khu Văn Chỉ làm nghĩa trang để qui tập các liệt sỹ thời chống Pháp. Từ đó đến nay đã thêm 3 lần bốc hót, di dời hài cốt từ nghĩa trang Văn Chỉ, đến nghĩa trang xã Xuân Lai, rồi về nghĩa Trang Thị trấn Gia Bình.

75 năm trôi qua, đôi bạn cùng chiến đấu đã anh dũng hy sinh ngay trên mảnh đất quê hương thân yêu - Gia Bình, Kinh Bắc, hai liệt sỹ Hoàng Công Lam và “Hoàng Công Phần” luôn được bà Nguyễn Thị Tửu và gia đình thầm lặng chăm lo chu toàn: Hai quả trứng, hai bát cơm, hai bộ áo quần, vàng mã… trong ngày giỗ hàng năm như hai anh em ruột thịt.

Thấu hiểu được sự hy sinh cao cả và nghĩa tình sâu nặng của gia đình thân nhân Liệt sỹ Hoàng Công Lam, năm 1989, Chi hội Trưởng Chi hội Cựu chiến binh xã Xuân Lai- ông Hoàng Đình Lình đã 2 lần làm văn bản đề nghị Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Bắc xem xét giải quyết chế độ đối với gia đình bà Tửu như thân nhân của liệt sỹ “Hoàng Công Phần”, nhưng không nhận được bất kỳ một câu trả lời nào từ các cơ quan chức năng.

Thời gian trôi đi đến nay đã tròn ¾ thế kỷ, cụ Hoàng Công Hoa, người hoạt động cách mạng lão thành đã qua đời, cụ bà Nguyễn Thị Tửu nay cũng đã ở tuổi 92 chân chậm, mắt mờ, việc chăm lo cúng giỗ hàng năm cho hai liệt sỹ từ lâu do vợ chồng anh Hoàng Công Trân (Con trai của hai cụ Hoa, Tửu) đảm nhiệm.

Sự hy sinh thầm lặng, vô tư, một nghĩa cử vô cùng cao đẹp của gia đình cụ Tửu đối với người chiến sỹ cách mạng đã xả thân vì Tổ quốc, cho đất nước được nở hoa độc lập, cho chúng ta có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc hôm nay là bài học quý giá cho mỗi người. Đó là minh chứng cho câu “Ăn quả nhớ người trồng cây” - đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một tấm gương sáng có sức lan tỏa về giáo dục truyền thống như gia đình cụ Nguyễn Thị Tửu rất đáng được các cơ quan chức năng quan tâm, chăm lo,  thể hiện tính nhân văn sâu sắc, cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Carnaval Hạ Long 2025 Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng

Tối 1/5/2025, tại Quảng trường Sun Carnival thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2025 với chủ đề “Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng” đã diễn ra sôi động và ấn tượng.
2025-05-02 07:38:54

Chuyến tàu biển Nhật Bản với 1.700 du khách đầu tiên đến Quảng Ninh

Ngày 30/4/2025, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình đón Đoàn khách du lịch trên tàu biển Pacific World do Công ty Peace Boat (Nhật Bản) quản lý điều hành, đưa khoảng 1.700 du khách (chủ yếu là khách Nhật Bản) đến Quảng Ninh.
2025-04-30 19:45:53

Quảng Ninh: Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025

Tại Quảng trường 30/10 TP Hạ Long, sáng 30/4 - UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức chương trình Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách đến dự và cổ vũ.
2025-04-30 19:33:05

Du khách chôn chân tại cửa khẩu Lạng Sơn

Cửa khẩu Lạng Sơn, bao gồm các cửa khẩu quan trọng như Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, và Na Hình, là điểm nối quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ cho giao thương hàng hóa mà còn cho du lịch.
2025-04-30 15:10:03

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tạp chí Điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-30 08:30:00

Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế

Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
2025-04-30 07:55:00
Đang tải...