Chấp nhận dở dang đại học vì tranh thêu tay Huế

2015-11-17 16:32:27 0 Bình luận
Khao khát có được tấm bằng đại học, nhưng Trần Thị Như Ý đã quyết định tạm gác giấc mơ này để dành hết đam mê và trách nhiệm cho tranh thêu tay truyền thống của người Huế.

Cuộc sống khó khăn nên ngay từ nhỏ tôi đã phải đi bẻ bắp, phân loại nhôm nhựa trong các vựa ve chai… để kiếm tiền học và nuôi giấc mơ có được một tấm bằng đại học. Tuy nhiên, kết quả tôi chỉ thi đậu vào trường Cao đẳng Tài chính Kế toán Quảng Ngãi.

Bước vào giảng đường, tôi vẫn phải tiếp tục làm thêm, và khao khát kinh doanh một cái gì đó cho riêng mình. Lúc ấy tôi suy nghĩ sinh viên ở đây rất đông tại sao không bán cái gì đó. Tính đi tính lại, thấy mình là người Huế, tốt nhất là nên bán bánh lọc, bánh bèo.

Trần Thị Như Ý tạm gác con đường đại học để thực hiện niềm đam mê cho tranh thêu.

Gom góp số vốn được 6 triệu đồng để xoay sở tiền thuê nhà, mua bàn ghế, chén bát… mà vẫn thiếu đầu thiếu đuôi, ngay cả cái nồi thường để nấu cúng trong nhà thờ dòng họ tôi cũng phải về quê nội xin để đem lên dùng trong việc nấu nướng. Rồi “nhà hàng nhỏ” cũng ra đời. Quán khá đắt khách và được nhiều bạn bè, thầy cô ủng hộ. Một chén bánh bèo tôi bán với giá 300 đồng, 3 chén là 1.000 đồng. Thu nhập bình quân mỗi ngày cũng được trăm nghìn đồng.

Những ngày đầu tiên mới mở quán, ngồi trên lớp học tôi đều thấy tôm và bánh. Cũng may, chỉ trong vòng một năm tôi đã hoàn lại vốn và có chút dư giả. Mặc dù một ngày chỉ ngủ 3-4 tiếng, nhưng kết quả học của tôi rất tốt, kỳ nào cũng nhận được học bổng của trường.

Sau 3 năm học ở Quảng Ngãi, tôi thi liên thông và đậu vào trường Đại học Kinh tế TP HCM để viết tiếp ước mơ đại học. Vừa đi học, tôi vừa phụ làm trong nhà sách và nhận thấy rằng thị trường bán văn phòng phẩm khá phát triển, có thể kinh doanh. Vậy là tôi lấy hàng về bỏ lại ở dưới quê để tạo công ăn việc làm cho người nhà. Nhưng kết thúc một năm, hàng gửi đi mà tiền lại không trở về, năm 2012, cửa hàng văn phòng phẩm chính thức phá sản khiến tôi mất trắng số vốn đầu tư 5 triệu đồng và phải mượn 6,5 triệu để trả nợ và bù đắp khoản lỗ.

Làm ăn thua lỗ, buồn quá tôi bắt xe về Huế trong những ngày mưa dầm và lụt lội. Những ngày này, tôi mới tận mắt thấy mấy dì, mấy chị ở Huế thêu tranh rất đẹp nhưng vẫn khổ. Mùa lụt, khách du lịch ít hơn nên những phòng tranh càng hạn chế nhận hàng về bán. Trong khi đó, sản phẩm tranh thêu thì đẹp mà giá lại rẻ, chỉ 300.000-400.000 đồng một bức cỡ nhỏ.

Nghề này dần mai một vì thêu tranh thu nhập chỉ tầm 1,5 triệu tháng nhưng đi làm trong các tiệm mè xửng nổi tiếng mức lương có thể lên đến hơn 2 triệu. Thêu tranh cực hơn rất nhiều vì ngồi mỏi lưng, đau mắt còn làm trong các tiệm mè xửng khá nhàn. Hơn nữa thêu tranh không có đầu ra ổn định vì không có được những đơn hàng lớn, nên nghề tranh thêu tay truyền thống khá bấp bênh và những thợ thêu cũng không còn mặn mà với nghề. Đa số họ làm vì yêu nghề chứ tính ra về mặt kinh tế thì họ sẽ không làm.

Lúc này, tôi đặt ra câu hỏi: “Tại sao mình không giữ gìn, phát triển nghề thêu của ông bà để lại, xây dựng thương hiệu cho tranh thêu tay Huế và đảm bảo cho cuộc sống của người thợ? Tại sao mình không hướng đến dòng tranh cao cấp hơn, thợ của mình rất giỏi nghề mà?”. Từ đây, tôi bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn thực trạng của nghề này ở Huế và tự ôn lại những đường thêu mũi chỉ mà ngày xưa từng được mẹ cho học để hiểu hơn về quy trình làm ra một bức tranh, có thể quản lý và kiểm tra chất lượng của sản phẩm. 

Trở lại Sài Gòn, khi đi tìm hiểu thị trường tôi nhận thấy tranh thêu chữ thập du nhập trừ Trung Quốc phát triển quá mạnh, đi đâu cũng thấy cửa hàng bán tranh thêu này với đủ kiểu mẫu, kích thước. Đây là một khó khăn và thách thức rất lớn khi tôi đưa dòng tranh thêu tay Huế ra thị trường. Khách hàng thường nhầm tranh thêu truyền thống với tranh thêu chữ thập vì chỉ hơn 20% biết về tranh thêu truyền thống. Do đó, tôi phải thuyết phục và chứng minh cho họ thấy để thêu được một bức tranh thêu truyền thống thì phải làm trong bao nhiêu ngày và tốn bao nhiêu công. Một sợi chỉ của mình bằng một phần mười tranh thêu chữ thập và được thêu rất công phu với nhiều lớp chứ không phải là những đường thêu chữ “X” và chữ “+” được hướng dẫn thêu rõ ràng như tranh thêu phổ thông kia.

Với sự lấn lướt của thị trường tranh thêu chữ thập giá rẻ, tranh thêu được tôi mang vào Sài Gòn không biết bán cho ai. Để quảng bá sản phẩm và đưa ra thị trường, ban đầu tôi chỉ biết làm website, rồi nghĩ đưa sản phẩm lên khách hàng thấy sẽ mua. Nhưng "bầu trời" online quá rộng, họ không biết mình là ai, sản phẩm của mình là gì...

Bơ vơ, lạc lõng trên thương trường, tôi tìm đến những lớp học về Internet Marketing, SEO, lớp học kinh doanh để được định hướng. Tháng 9/2014, tôi thành lập công ty và bắt đầu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình với tên Havina, viết tắt từ cụm từ "Happy Viet Nam".

Để tạo niềm tin và thu hút khách hàng, tôi tận dụng phát triển thương hiệu của mình qua các kênh như Fanpage, website, chính sách bảo hành, miễn phí giao hàng trên toàn quốc và đặc biệt là đẩy mạnh qua hình thức truyền miệng. Và ngay khi có được hợp đồng đầu tiên của một doanh nghiệp ở Đà Lạt, tôi quyết định làm không lợi nhuận để tạo việc làm ổn định cho thợ thêu. Trung bình, một bức tranh thêu bán 12 triệu là có lời, nhưng tôi chọn bán với giá 9 triệu đồng, bởi tôi thấy trước tiên phải có trách nhiệm với những người thợ của mình.

Ban đầu, công ty chỉ có 3 thợ đều là cô, dì trong gia đình, còn hiện nay đã lên đến 50 người cùng một phòng tranh nhỏ ở TP HCM và một xưởng thêu ở Huế. Giai đoạn đầu, thợ chủ yếu là những người trung niên, còn sắp tới công ty sẽ đào tạo lớp trẻ để phát huy nghề truyền thống này.

Không chỉ bán sản phẩm trong nước, công ty tôi còn ký được những hợp đồng với nước ngoài như thêu theo yêu cầu tranh hoa của khách hàng người Nhật, thêu tranh chân dung Nữ hoàng Elizabeth II và chân dung cô gái với chiếc khuyên tai ngọc trai của khách hàng người Anh... Đặc biệt, sắp tới tôi sẽ ký hợp đồng với một công ty Nhật để nhận thêu họa tiết các mẫu hoa văn cho sản phẩm quần áo thời trang với số lượng khá lớn.

Khi đang thật sự say sưa với niềm vui công việc, cùng những kế hoạch phát triển mới, tôi nhận được thông báo nộp bài luận cuối khóa của nhà trường để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp. Thời gian còn lại chưa đầy một tháng, tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều để tìm hướng giải quyết. Dù rất tiếc và buồn, nhưng tôi vẫn quyết định tạm dừng việc học lại, vì lúc đó tôi nghĩ về những người thợ. Họ sẽ cần tôi hơn là việc tôi cần có tấm bằng đại học, bởi tôi đã thuyết phục họ đến với mình thì phải lo cho họ, không thể để họ bỏ công việc này. Nhưng tôi tự hứa, khi công việc của công ty ổn định sẽ đi học lại vì giấc mơ đại học vẫn còn nguyên trong tôi.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc giáo dục thanh niên

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là 'kiến trúc sư' của Nhà nước Việt Nam độc lập. Với tầm nhìn của một vĩ nhân cùng trải nghiệm thực tiễn của lãnh tụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục thanh niên.
2024-05-19 09:30:58

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53
Đang tải...