Chị vẫn đi trên chính đôi chân mình

2021-02-13 17:10:33 0 Bình luận
Lặng lẽ nằm ở phía cuối chợ, một cửa hàng nho nhỏ là nơi mưu sinh của người phụ nữ chân yếu, tay mềm. Ai cũng biết, nghề may và những đường kim, mũi chỉ đã cho chị niềm tin vào cuộc sống, giúp chị vượt qua những chuỗi ngày tưởng chừng rất khó khăn. Yêu nghề, chị miệt mài làm việc và hi vọng sẽ được bù đắp phần nào. Đó là chị Vũ Thị Lê (Hải Phòng) - nhân vật chính của bài viết này.

Sinh ra như bao đứa trẻ bình thường khác nhưng số phận trớ trêu ngay từ khi chị mới vừa tròn 02 tuổi. Qua cơn sốt bại liệt, chị trở thành tật nguyền khi một chân bị teo đi, không phát triển bình thường được nữa. Nhưng, trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, chị cũng đã chập chững những bước đi đầu đời. Những bước đi không trọn vẹn khiến người làm cha, làm mẹ không khỏi xót xa. Được chở che, được dành tình yêu thương vô bờ bến, đến tuổi, cô bé Lê cũng được đến trường, được hòa đồng với thầy, cô, bè bạn. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, chị đã quyết định tìm cho mình một cái nghề yêu thích, phù hợp với sức khỏe và khả năng. Đó là nghề may, mà theo chị là một trong những nghề làm đẹp.

Chị Lê đang làm việc tại quầy may

Nhờ có đôi bàn tay khéo léo, kết thúc khóa học, chị học may thành công và nhanh chóng đi làm thuê kiếm sống. Chị đã từng làm việc ở một số tiệm may, được nhiều người yêu quý và tin tưởng vào tay nghề. Vài năm sau, khi đã có kinh nghiệm, chị phấn đấu tự lập bằng cách thuê cửa hàng riêng cho mình. Từ đó, cuộc sống của chị là những chuỗi ngày bận rộn với những sản phẩm do chính bàn tay chị tự làm. Và, hạnh phúc đã mỉm cười với chị khi chị gặp được người chồng thật sự biết thương cảm cho hoàn cảnh của chị. Anh chị nên duyên và đón con gái chào đời sau hơn một năm chung sống. Mỗi người một việc, có con, chị như có thêm nghị lực để làm việc chăm chỉ hơn, chị thật sự thêm yêu cuộc sống này hơn. Thế nhưng niềm hạnh phúc chưa được bao lâu thì ngắn ngủi bởi căn bệnh ung thư phổi đã cướp đi người chồng của chị. Khi đó, con gái của chị chưa đầy 10 tuổi. Theo chị Lê: đây là quãng thời gian kinh khủng nhất với tôi. Tôi đã sốc và tưởng như không thể nào vượt qua được nỗi đau mất chồng nhưng rồi vì tương lai của con mà phải  tiếp tục “đứng lên”.

Ngày nào cũng vậy, khá nhiều người dân sống chung quanh khu chợ cầu Rào đã quen thuộc với bóng dáng nhỏ bé, với những bước đi cao thấp của chị. Nhiều người không khỏi suy tư và thương cảm đôi chân của chị phát triển không đều khiến chị đi lại chậm chạp, khó khăn. Chị kể: hơn 10 năm nay, tôi gắn bó với cửa hàng nhỏ bé này. Nó giống như một “điểm tựa” để tôi tựa lưng vào. Ở đây, tôi đã có một công việc ổn định, thu nhập đủ sống và cho tôi nhiều khách hàng thân quen, khách vãng lai tin tưởng. Nhiều chị em ở chợ, thương cho hoàn cảnh mà tìm cách giúp đỡ, người thì giới thiệu, người thì mang quần, áo đến cho tôi sửa chữa để kiếm thêm thu nhập, có thời điểm tôi làm không hết việc.

Ngày qua ngày, chị Lê một mình nuôi con nhỏ, lặng lẽ đi về trong sự bình yên đến khó tả. Chị đau đáu khi đứa con gái duy nhất đã phải tự đi học từ năm lớp 4. Chị chỉ mong có được sức khỏe ổn định để làm việc nhiều hơn nữa, để được lo cho con và thương con nhiều hơn nữa.

Chị bộc bạch: cuộc sống với chị đã vốn dĩ khó khăn nên chị càng phải cố gắng hơn người khác nhưng dù cố gắng nào đi nữa thì cũng chỉ được trong khả năng của mình. Vì vậy, tôi luôn ý thức được hoàn cảnh của mình nên không cho phép mình chán nản, thậm chí phải tự động viên, an ủi để là chỗ dựa cho con gái yên tâm học hành.

Được biết, khu vực chợ cầu Rào nằm trong dự án xây dựng cầu Rào đã bắt đầu triển khai, chị Lê lo lắng sắp tới chưa biết phải tiếp tục công việc ở chỗ nào?. Nhà thì trong ngõ ngách, ít người biết, nếu có cũng chỉ là những người thân quen, công việc của chị sẽ bị hạn chế nhiều và thu nhập sẽ ít đi, cuộc sống sẽ lại khó khăn hơn...? Đó là những tâm tư hiện tại nhưng không quá xa vời ở tương lai vì chị hình dung được hết những trở ngại, bấp bênh đến thế nào. Như con ong chăm chỉ, mỗi ngày chị miệt mài và hăng say với công việc hơn, thậm chí chị còn tranh thủ làm thêm để có thêm thu nhập.

Thương chị và cảm phục nghị lực của chị gái mình, chị Lê Thị Diệp (em gái của chị Lê) đã nói về chị bằng những dòng thơ sâu nặng, chứa chan: “… dù cuộc đời còn nhiều sóng gió. Vất vả này chị vẫn cố vươn lên. Để con thơ vững bước tới trường. Như lời hứa trước khi anh nhắm mắt.Đừng lùi bước vì cuộc đời không trọn vẹn. Biết yêu thương và sống yêu đời. Luôn mỉm cười dù lòng đầy đau khổ. Cảm ơn đời vì cho ta nếm trải. Có thương đau mới biết trân trọng nhau. Dù có tàn nhưng không bị phế. Chị vẫn đi trên chính đôi chân mình”.

Nán lại của hàng của chị chỉ trong vòng một giờ đồng hồ nhưng thấy chị tất bật với công việc, tôi cũng mừng thay. Chị vừa nói chuyện, vừa may, lấy đồ trả cho khách, nói cười vui vẻ, ai cũng hài lòng. Trong câu chuyện dài, tôi kịp nhận ra giọng nói ấm áp của chị, ánh mắt hiền hậu và một nụ cười luôn nở. Thiết nghĩ, ông Trời đã không lấy đi của chị tất cả, bù lại thân hình nhỏ bé và đôi chân yếu ớt là một nghị lực phi thường và đôi bàn tay khéo léo đã giúp chị vượt lên trên số phận.  Đáp ứng yêu cầu của khách hàng, dù là may mới hay sữa chữa, chị đều rất cẩn trọng, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ. Hơn ai hết, chị hiểu rõ từng đường kim, mũi chỉ tuy nhỏ bé nhưng đều cho chị những hi vọng lớn lao.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00
Đang tải...