Chính sách tài khóa, tiền tệ: Phối hợp hoàn thành mục tiêu kép

2022-12-20 10:23:31 0 Bình luận
Khép lại năm 2022, với nhiều gam màu đan xen trong bức tranh nền kinh tế, trong đó chính sách tài khóa (CSTK), chính sách tiền tệ (CSTT) đã phối hợp hoàn thành mục tiêu kép.

Vai trò CSTK, CSTT cho triển vọng tăng trưởng năm 2023 cần tiếp tục đẩy mạnh để phục hồi nền kinh tế trước những yếu tố bất thuận và bất định từ bên ngoài. Do đó, cần chủ động tăng sức đề kháng để ứng phó trước những “cú sốc”.

                                                Khách hàng đến làm thủ tục cơ cấu lại nợ vay tại Vietbank Cần Thơ

Hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế

Nhìn lại năm qua, cho thấy điểm sáng đáng chú ý là các cơ quan điều hành bám sát triển khai với nhiều giải pháp thiết thực mang lại thành công trong điều hành CSTT chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa CSTT, CSTK và các chính sách vĩ mô khác.

Thực hiện CSTK mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân…là một trong những chủ trương chính sách xuyên suốt của Chính phủ. Sự phối hợp giữa CSTK và CSTT trong năm 2022 đã giúp vừa kiểm soát lạm phát, tỷ giá, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong điều hành CSTT, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo hệ thống ngân hàng giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn hoãn thời gian trả nợ, tái cấu trúc nợ vay… góp phần giúp doanh nghiệp hồi phục tốt hơn. Room tín dụng được điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm, đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế. NHNN đã quyết định nới room tín dụng thêm 1,5% - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), tạo thêm dư địa tín dụng để ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế; Đồng thời tạo thuận lợi cho các TCTD triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao và có thể thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi như gói hỗ trợ lãi suất 2%, hay hạ chi phí lãi vay. Đáng chú ý, trên thị trường, ghi nhận đã có những tín hiệu hạ lãi suất tại một vài ngân hàng.

Còn về CSTK, do gói hỗ trợ tài khóa chiếm phần lớn trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nên vai trò chính sách này rất quan trọng. Với CSTK năm 2022, các gói hỗ trợ giảm thuế, nhất là VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã có tác dụng tốt đến mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức dưới 4% trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới đang đối mặt với lạm phát cao. Gói hỗ trợ tài khóa đã góp phần phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Lựa chọn CSTK làm “trụ cột” chương trình phục hồi phát triển kinh tế là phù hợp vì dư địa tài khóa ngân sách của Việt Nam tương đối tốt; thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ công của Việt Nam ở mức khả quan và ít gây áp lực cho lạm phát hơn. Việc sử dụng nhiều hơn CSTK cũng đã tạo dư địa cho CSTT linh hoạt vừa ứng phó với những rủi ro, bất định; vừa hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Tăng sức đề kháng để hóa giải “cú sốc” từ bên ngoài

Bước sang năm 2023, dự báo kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn hơn so với năm 2022. Những yếu tố biến động khó lường từ bên ngoài, đặc biệt, cuộc xung đột Nga – Ukraine chưa có hồi kết. Đây chính là nguy cơ tạo ra biến động giá của nhiều loại hàng hóa trên thế giới, nhất là mặt hàng xăng dầu. Sức ép tăng giá các loại hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu đầu vào vẫn hiện hữu.

Năm 2022, Việt Nam đã tăng trưởng 8% và đang được dự báo 6% trong năm 2023, và chúng ta đã có các bước điều chỉnh rất cần thiết. Hơn nữa, Việt Nam với mức tăng trưởng 6% là rất cao so với các nền kinh tế khác. Đáng lưu ý, Việt Nam chỉ có giảm tốc độ về tăng trưởng chứ khó suy thoái.

Quá trình hồi phục tốt sẽ diễn ra trong năm 2023, dù vẫn có chút gập ghềnh do cả bên trong lẫn bên ngoài. Với bên ngoài, trong năm 2023 sẽ tiếp tục suy thoái, nhưng suy thoái nhẹ và ngắn. Mức tăng trưởng toàn cầu năm 2023 được dự báo đạt 2,5%,  giảm 0,5% so với 2022, là mức giảm rất nhẹ. Riêng đối với những nước phát triển ở châu Á, tỷ lệ lạm phát đỉnh rơi vào khoảng 4%/năm. Vậy nên, trong năm 2023 Việt Nam vẫn đang ở mức 4%/năm, là mức chung đối với các nước châu Á. 

                                                          Giao dịch ngân hàng an toàn trong mùa dịch

Nhìn chung, các nền kinh tế châu Á đang phải chứng kiến 3 “cú sốc” tài chính mang theo nhiều yếu tố rủi ro: (1) nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm lại, kéo theo hệ lụy làm giảm tổng cầu, khiến tăng trưởng toàn cầu giảm 1 điểm % trong năm 2023; (2) suy thoái nhẹ toàn cầu khiến giảm tổng cầu về du lịch, mua sắm, dệt may; (3) điều kiện thị trường tài chính trở nên khó khăn hơn, kéo theo nhiều rủi ro hơn và lợi suất tăng. Ba tác nhân đó khiến kinh tế châu Á giảm khoảng 1 điểm %. Riêng kinh tế Việt Nam sẽ bị giảm gần 2% điểm. Do đó, phải hành động ngay lúc này để giảm bớt tác động tiêu cực. Phải tăng “sức đề kháng” cho nền kinh tế và doanh nghiệp.

Về đầu tư và kinh doanh do đơn hàng xuất khẩu nhiều ngành sụt giảm như sản phẩm dệt may, da giày, sắt thép, xi măng... Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất từ các tháng cuối năm 2022. Trong bối cảnh đó, sự phối hợp giữa hai CSTK và CSTT càng phải chặt chẽ, nhịp nhàng hơn nữa nhằm tăng sức đề kháng từ “cú sốc” bên ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì đà phục hồi vừa ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước tăng tốc.

Đáng chú ý, áp lực lên kinh tế Việt Nam không chỉ từ bên ngoài mà sức ép từ nội tại không hề nhỏ, nhất là đến từ thị trường tài chính. Thị trường bất động sản, chứng khoán, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp nếu không được xử lý một cách thận trọng, hiệu quả, để xảy ra tình trạng vỡ bong bóng thì hệ luỵ sẽ rất lớn. Vì vậy, trong năm 2023 phải giải quyết ổn thỏa ba thị trường đó, nhất là đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp làm sao để khôi phục niềm tin nhà đầu tư.

Thực tế, thị trường tài chính cần có cơ chế khuyến khích, đa dạng hoá loại hình nhà đầu tư chuyên nghiệp là các tổ chức tài chính, doanh nghiệp... tham gia thị trường. Song song với đó, phải tăng cường thanh tra giám sát, hạn chế rủi ro phát sinh cũng như thanh lọc những doanh nghiệp phát hành yếu kém. Vấn đề này không chỉ Bộ Tài chính giải quyết được mà cần sự phối hợp của CSTT, ở đây vai trò của NHNN rất quan trọng. Hai bộ, ngành cần thảo luận những vấn đề tồn tại trên thị trường trái phiếu để cùng đưa ra hướng giải pháp đồng bộ. Sự phối hợp sẽ hiệu quả hơn nếu có sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ.

Với tiền đề, vị thế và khả năng phối hợp giữa CSTK và độ linh hoạt của CSTT, CSTK vẫn là “điểm tựa” hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đẩy mạnh hơn nữa thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Để duy trì và tiếp tục phát huy vai trò của CSTK đối với nền kinh tế, nên tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế. Cùng với các chính sách khác, việc triển khai CSTK cần bám sát tình hình thực tiễn để có điều chỉnh cần thiết; không phải theo các kế hoạch hằng năm như truyền thống, mà có điều chỉnh ở nguồn lực và việc thực thi đối với các trụ cột trong Chương trình.

                                                         Khách đến giao dịch tại Agribank An Giang

Còn về CSTT, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường. Chẳng hạn, linh hoạt điều chỉnh nới room tín dụng thêm 1,5 - 2% hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, phải điều tiết tín dụng hướng dòng vốn ngân hàng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những ngành động lực cho tăng trưởng kinh tế, không chảy vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10
Đang tải...