Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2
- Mở rộng những cánh cửa hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia vùng Vịnh
- Nhiều cơ sở Tín ngưỡng, Tôn giáo trong và ngoài nước trang nghiêm, thành kính thiết lập ban thờ di ảnh tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Hoa Kỳ và Việt Nam tổng kết dự án về cải thiện giám sát và phát hiện các bệnh truyền nhiễm
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phối hợp với AstraZeneca và Tổ chức Plan International Việt Nam chính thức khởi động Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2.
Đây là một sáng kiến đầu tư cộng đồng toàn cầu của AstraZeneca, tập trung vào sức khỏe của thanh thiếu niên và các can thiệp dự phòng các bệnh không lây nhiễm phổ biến như: ung thư, tiểu đường, tim mạch, phổi mãn tính. Giai đoạn 2 của Chương trình sẽ được thực hiện từ tháng 6 năm 2023 đến tháng 12 năm 2025.
Sự kiện có sự tham dự của PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam, Bà Quách Thục Anh, Giám đốc Tài chính, Tổ chức Plan International Việt Nam cũng như đại diện đến từ Bộ Y tế, Trung tâm Thanh thiếu niên – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các cơ quan có liên quan và các cơ sở giáo dục sẽ tham gia vào Chương trình trong thời gian tới.
Dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng các bệnh không lây nhiễm chiếm 77% tổng số ca tử vong ở Việt Nam năm 2018 , nêu bật nhu cầu cấp thiết về các sáng kiến như Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên. Thanh niên ở Việt Nam, chiếm 21% trong tổng dân số 98 triệu người , đặc biệt dễ bị tổn thương, với những hành vi thường được hình thành trong những năm đi học dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong cuộc sống sau này.
WHO ước tính xác suất tử vong sớm (từ 30 đến 70 tuổi) do bệnh không lây nhiễm năm 2018 là 17% (23% nam, 11% nữ) ở Việt Nam, tương đương với mức 17% ước tính của năm 2014 . Bệnh tim mạch và ung thư là những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong liên quan đến bệnh không lây nhiễm, chiếm tỷ lệ tương ứng là 31% và 19% .
PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ rằng Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định các hành vi, lối sống hình thành từ lứa tuổi học sinh, sinh viên liên quan đến sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Nhằm tăng cường công tác phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm và cụ thể hóa các nội dung của Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam triển khai Dự án Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2023 – 2023 do Tập đoàn AstraZeneca viện trợ không hoàn lại. PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề cũng bày tỏ trân trọng và đánh giá cao các đối tác quốc tế như AstraZeneca, Plan International Việt Nam đã tài trợ và đồng hành cùng Dự án.
Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam, chia sẻ: “Là một tập đoàn dược phẩm sinh học hàng đầu thế giới với cam kết vững chắc và lâu dài về phát triển bền vững, chúng tôi tin rằng đầu tư cho sức khỏe của thanh thiếu niên ngày hôm nay chính là đầu tư cho tương lai bền vững của toàn xã hội. Chúng tôi cảm thấy tự hào về những tác động cụ thể và tích cực của Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên trong giai đoạn một (2019-2022), và vui mừng được tiếp tục đồng hành cùng các đối tác để triển khai giai đoạn hai sắp tới”.
“Chúng ta cần quan tâm đến sự trưởng thành và phát triển của giới trẻ ở giai đoạn này. Mọi quyết được đưa ra, mọi thói quen được hình thành và con đường chúng ta lựa chọn có thể có hậu quả và tác động lâu dài xuyên suốt nhiều thế hệ. Bằng chứng chỉ ra rằng những hành vi không lành mạnh gây ra các bệnh không lây nhiễm, bao gồm ăn uống không lành mạnh, hút và hít phải khói thuốc, thiếu vận động thể chất, sử dụng rượu bia thường hình thành từ giai đoạn thanh thiếu niên.Thực tế chỉ ra rằng hơn 1/2 những trường hợp tử vong liên quan đến các bệnh không lây nhiễm gắn với những hành vi, thói quen được hình thành hoặc củng cố ở lứa tuổi vị thành niên . Để tăng cường những đáp ứng đối với bệnh không lây nhiễm trên toàn thế giới, chúng ta cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn đến những năm đầu đời và đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên ” Bà Quách Thục Anh, Giám đốc Tài chính, tổ chức Plan International tại Việt Nam chia sẻ.
Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2 là một Chương trình ba năm nhằm mục đích góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của giới trẻ Việt Nam, đặc biệt nhóm tuổi từ 10-24. Bên cạnh các chiến dịch truyền thông rộng rãi, các hoạt động tại trường học dự kiến sẽ được tổ chức trong phạm vi các trường tại quận Cầu Giấy, Long Biên, Đông Anh và Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Mục tiêu cụ thể của Chương trình này nhằm đảm bảo rằng giới trẻ được nâng cao nhận thức về những hành vi nguy cơ và những biện pháp phòng tránh các bệnh không lây nhiễm để từ đó họ có năng lực để đưa ra những quyết định về vấn đề sức khỏe của họ, trên nền tảng các dịch vụ y tế được cải thiện, hệ thống y tế và môi trường chính sách thuận lợi.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.