Chuyện bức thư quyết tử được viết bằng máu trên ảnh Bác

2022-06-24 09:15:22 0 Bình luận
“Bác Hồ ơi, bắt đầu từ hôm nay 20-6, con cùng đồng đội bắt đầu nổ súng diệt địch, dự (giữ - NV) chốt đến cùng. Quán diệt được bảy tên, Hòe, Dương mỗi người hơn một chục. Ghi sâu lời Bác dạy, hễ còn tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi. Bác ơi, quyết tâm của chúng con, trách nhiệm của chúng con là dự chốt…”.

Câu chuyện về bức huyết thư đầy xúc động được viết vào ngày 20/06 của 51 năm trước - của cựu binh, đồng thời là nhà báo Lê Bá Dương đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của thế hệ sau, đặc biệt là những người trẻ. Nhìn vào những kỉ vật chiến tranh, chúng ta càng thêm cảm phục những thế hệ đã hi sinh máu xương vì độc lập dân tộc.

Tấm ảnh Bác Hồ cùng lời thề quyết tử viết bằng máu của chiến sỹ Lê Bá Dương (Ảnh: Nguồn Nhóm trái tim người lính)

Bức thư máu trên ảnh Bác Hồ

Sau một tháng thực hiện phương châm “Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt”, quân ta đã siết chặt vòng vây, ép cao điểm 544 nằm ở phía tây bắc huyện Cam Lộ (Quảng Trị) vào thòng lọng. Nhiệm vụ đánh trận quyết định được giao cho Tiểu đoàn 2 (thuộc Trung đoàn 27).

Để thực hiện trận quyết chiến điểm này, ta phải tổ chức chiếm và chốt giữ được đồi “thám báo” đối diện với đỉnh 544 khoảng 400 m. Việc chiếm đồi “thám báo” không khó nhưng giữ được mỏm đồi vài chục m2 vừa đủ cho một tổ chốt mỏng manh khoảng bốn, năm người là điều nan giải. Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định trao nhiệm vụ khó khăn này cho trung đội trưởng là chiến sỹ Lê Bá Dương - người có kinh nghiệm qua hàng chục trận tấn công kết hợp chốt gan góc, hiệu quả. Đó là ngày 20-6-1971.

Đúng như dự đoán, sau khi chiếm lĩnh trận địa, tổ chức đào công sự, gài mìn chống tấn công vừa xong, tổ chiến đấu của chiến sỹ Dương được “chào đón” bằng hàng loạt trận oanh kích của máy bay, xen kín từng đợt pháo cấp tập vào chốt dọn đường cho hai đại đội tăng cường lính ngụy từ đỉnh 544 hòng chiếm lấy ngọn đồi sinh tử. Người trung đội trưởng đã chỉ huy tổ chốt hàng chục lần hất ngược các mũi tấn công của hàng trăm tên lính địch về điểm xuất phát.

4 giờ chiều, qua tiếng súng, dường như đoán biết lực lượng ta rất mỏng nên bọn địch đã chia làm ba hướng cùng lúc nhào lên. Phía ta đã có hai chiến sĩ hy sinh, còn lại hai người đều bị thương nặng. Sau một lúc vừa bắn vừa nhặt những quả lựu đạn của địch ném túi bụi về phía công sự để đáp trả, chiến sỹ Lê Bá Dương cho nổ đồng loạt các quả mìn DH10 gài ngược về phía mình theo phương án hủy chốt.

Lợi dụng địch chùn lại sau loạt mìn, chiến sỹ Dương lấy trong túi áo tấm ảnh Bác Hồ rồi dùng máu từ vết thương viết thẳng vào tấm ảnh những dòng chữ “Bác Hồ ơi, bắt đầu từ hôm nay 20-6, con cùng đồng đội bắt đầu nổ súng diệt địch, dự (giữ - NV) chốt đến cùng. Quán diệt được bảy tên, Hòe, Dương mỗi người hơn một chục. Ghi sâu lời Bác dạy, hễ còn tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi. Bác ơi, quyết tâm của chúng con, trách nhiệm của chúng con là dự chốt…”.

Trung đội trưởng Lê Bá Dương (cầm súng AK ở giữa) cùng 3 chiến sỹ chiến đấu trên đồi thám báo ngày 20/05/1971(Ảnh: Nguồn nhà văn Văn Công Hùng)

Sau khi hôn ảnh Bác, người trung đội trưởng Lê Bá Dương chuyền cho chiến sĩ trung liên Phùng Hòe làm theo rồi cẩn thận cất tấm ảnh Bác vào túi, bình thản lấy ba trái pháo hiệu lần lượt điểm hỏa. Ngay sau khi nhận được tín hiệu, pháo của ta cũng đã cấp tập chụp thẳng vào chốt.

Kỷ vật thời chiến

Sau này nghe đồng đội kể lại, chiến sỹ Lê Bá Dương mới biết: Trận pháo kéo dài đến tối đã hất địch trở lại điểm xuất phát. Đội hình tiểu đoàn khi lên chốt chuẩn bị tấn công đỉnh 544 đã phát hiện đồng chí Lê Bá Dương, Phùng Hòe và hai đồng đội sũng máu trong bùn đất tơi tả vì bom pháo.

Và khi chính trị viên tiểu đoàn Ngô Ất rút từ túi áo đồng chí Lê Bá Dương tấm ảnh Bác Hồ với lời thề viết bằng máu, ai nấy đều ứa nước mắt. Sau đó, đồng chí Dương và đồng chí Phùng Hòe nhanh chóng được chuyển về tuyến sau điều trị.

Cũng đêm đó, tấm ảnh Bác Hồ và lời thề quyết tử viết bằng máu của chiến sỹ Lê Bá Dương đã được chính trị viên Ngô Ất mang theo cùng đơn vị tấn công tiêu diệt hoàn toàn cao điểm 544.

Trong khi Lê Bá Dương đang nằm điều trị, tiểu đoàn đã viết báo cáo thành tích, gửi kèm tấm ảnh Bác Hồ có lời thề quyết tử viết bằng máu của Lê Bá Dương lên trung đoàn để làm truyền thống.

Bức ảnh xưa trở về...

Về xuất xứ tấm ảnh, người trung đội trưởng Lê Bá Dương năm xưa kể lại: “Ngày đó, mỗi chiến sĩ được danh hiệu chiến sĩ thi đua đều được tặng một món quà, trong đó có quyển sổ tay quân giải phóng. Trang đầu tiên của quyển sổ là ảnh Bác Hồ. Trước khi vào trận đánh, tôi xác định mình sẽ hy sinh nên tôi xé trang ảnh cất vào túi áo. Mang theo ảnh Bác, với tôi đó như một nguồn động viên lớn lao để tôi chiến đấu”.

Chiến sỹ Lưu Bá Dương và tấm ảnh Bác Hồ (Ảnh: Nguồn Báo điện tử- Đảng cộng sản Việt Nam)

Năm 1972, trong đại hội mừng công của Trung đoàn 27 ở Gio Linh có một phòng trưng bày hiện vật, trong đó có tấm ảnh nói trên. Trong đoàn đại biểu của quân khu về dự đại hội, có một số cán bộ bảo tàng Quân

khu 4.

Các cán bộ đã xin tấm ảnh để trưng bày tại bảo tàng quân khu. Hai bên thống nhất, dự định xong đại hội sẽ bàn giao. Khi đó, “bức huyết thư” được đồng chí Ngô Minh Hớn - Trưởng ban Tuyên huấn Trung đoàn 27 cẩn thận cất vào sổ tay. Về sau nhớ lại tấm ảnh, Hớn ngỡ đã giao hiện vật quý báu ấy cho cán bộ bảo tàng quân khu...

Mãi đến cuối năm 2007, khi lục tìm tư liệu để thực hiện cuốn sách “Trung đoàn 27 Triệu Hải - Nhật ký viết bằng văn vần”, ông Ngô Minh Hớn mới phát hiện tấm ảnh Bác Hồ của đồng đội năm xưa. Vui mừng khôn xiết, ông tức tốc gửi kỷ vật về lại cho đồng chí Lê Bá Dương.

Ngày 23-1-2008, người chiến sỹ năm xưa Lê Bá Dương đã trao bản sao “bức huyết thư” cho Nhà truyền thống Trung đoàn Triệu Hải và Sư đoàn 390 Quân đoàn 1.

Sau 35 năm thất lạc, tấm ảnh Bác Hồ cùng lời thề bằng máu lại trở về bên anh - người chiến sĩ quân giải phóng Bắc Quảng Trị năm xưa.

Người thả hoa trên dòng Thạch Hãn

Năm 1976, trở lại thăm chiến trường Quảng Trị, ông Lê Bá Dương đã lặng lẽ hái hoa dại, mua hoa ở chợ thả vào sông Thạch Hãn để tưởng nhớ đồng đội. Sau vài lần, nhiều người nhận ra nghĩa cử của anh và làm theo, nhất là người dân ở huyện Triệu Phong và thị xã Quảng Trị.

Cựu chiến binh Lê Bá Dương thả hoa trên dòng sông Thạch Hãn (Nguồn: Ảnh sưu tầm)

Sau đó, những người làm văn hóa Quảng Trị đã nghĩ đến việc đưa nghĩa cử này thành một lễ hội. Và Lê Bá Dương được xem là người khởi xướng cho lễ hội thả hoa trên dòng sông Thạch Hãn trong Ngày Thương binh liệt sĩ 27-7 hàng năm.

Chiều 27-7-1987, sau khi thả hoa cho đồng đội, ông ngồi lặng bên bờ sông Thạch Hãn.

Bia khắc bài thơ “Lời người bên sông” của người chiến sỹ năm xưa- Lê Bá Dương

Nhìn mái chèo hối hả khuấy tung bọt nước đưa thuyền ngược dòng lên chợ Quảng Trị, ông chạnh lòng nghĩ đến thân xác bạn bè, đồng đội đang nằm lặng lẽ ở đâu đó dưới đáy sông. Tự nhiên trong lòng ông bật lên những câu thơ khắc khoải:

Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.

Bài được nhà văn Đỗ Kim Cuông biên tập đưa in lần đầu trên Tạp chí Khoa học công nghệ Khánh Hòa số kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 1990 và hiện nay được khắc trên bia đá bên bờ Thạch Hãn.

Những câu thơ thấm đẫm nghĩa tình đồng đội đã chạm đến nỗi đau tận cùng của sự hy sinh, mất mát, làm rung động lòng người. Đó chính là bài thơ “Lời người bên sông” mà nhiều người nhớ mãi...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00
Đang tải...