Chuyện chỉ có trong cuộc đời “Lính Chiến”

2021-08-09 14:05:00 0 Bình luận
Trong chuyến đi thăm Cao Bằng do Hội CCB quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội tổ chức, đồng đội chúng tôi lại có dịp vui vẻ bên nhau. Có nhiều chuyện đáng nói về một chuyến xe đặc biệt, nhưng trên hết vẫn là nghĩa tình đồng đội, là những câu chuyện vui mà chỉ có trong cuộc đời “lính chiến”.

Trên xe đi Cao Bằng

Sau khi đi thăm một số di tích, thắng cảnh ở khu vực Pắc Pó, sáng hôm sau đến thăm thác Bản Giốc, vừa xuống xe thì trời đổ mưa to. Chúng tôi đội mưa, xuống xà lan để lên thăm gần chân thác chính… Từ dưới thác đi lên, qua những gian hàng bán đồ lưu niệm đã thấy mùi thơm đầy quyến rũ của hạt dẻ rang. Đi cùng tôi là Thanh, anh ấy tuổi Nhâm Thìn (1952), nhà ở phố Hàng Gai, Hà Nội. Thanh đến đặt mua 3 kg hạt dẻ, chị bán hàng nói: 
- Bác phải chờ rồi, Bà đây mua 5 cân mà mới rang được 3. 
- Gay nhỉ, sắp đến giờ xe chạy rồi!?
- Nếu Bác vội thì lấy trước đi, em còn ở lại đây lâu mà! 
- Vậy thì cảm ơn chị nhiều lắm! (Thanh cười nói).
Chị vừa nhường hạt dẻ nhìn kỹ nụ cười với cái răng khểnh ở bên phải hàm trên của Thanh rồi nói to lên:
- Anh Thanh “Mẹ ơi cứu con” đấy phải không?
Nói dứt lời, chị ấy bỏ mũ và kính râm ra, Thanh nhìn chằm chằm vào khuôn mặt ấy, nhận ra người quen Thanh nói rất nhanh:
- Đúng là Yến đây rồi!
Hai người lao vào ôm chặt lấy nhau, rồi lại rời nhau ra rất nhanh, có lẽ họ sớm nhận ra ở quanh đây còn rất đông người.
Chứng kiến cảnh đó, tôi nghĩ chắc hai người có mối quan hệ đặc biệt đây, tôi lặng lẽ đi xa lên phía trước.
Một giờ chiều, đoàn xe khởi hành trở về Hà Nội. Rất nhiều câu chuyện về chuyến đi được trao đổi với nhau. Ngồi trên xe, nhớ lại câu chuyện sáng nay, tôi hỏi Thanh: 
- Lúc mua hạt dẻ, gặp cô Yến, cô ấy gọi cậu là “anh Thanh, mẹ ơi cứu con” nghĩa là sao?
- Đấy là biệt danh của em từ ngày xửa, ngày xưa cơ!
Thanh kể: Nhà có 5 anh chị em, em là út nên được bố mẹ và mọi người trong nhà rất chiều, nhất là mẹ em. Em muốn gì cũng đều được đáp ứng, không vừa ý là em khóc toáng lên, được mẹ bênh ngay. Em làm điều gì sai bị anh mắng, em kêu lên “Mẹ ơi cứu con”. Đi chơi bị chó đuổi, bị bạn trêu… cũng kêu: “Mẹ ơi cứu con”. Kêu mãi thành quen miệng. 
Học xong cấp ba em nhập ngũ. Trong thời gian đầu hành quân mang nặng, trượt chân ngã em lại kêu: “Mẹ ơi cứu con”. Bị chỉ huy chỉnh đốn, đồng ngũ trêu trọc nhưng em cũng chỉ đỡ một chút thôi, chưa bỏ hẳn được.
Đầu năm 1972, em cùng đơn vị hành quân vào chiến trường miền Nam. Khi đoàn đang đi trên địa phận tỉnh Quảng Bình, máy bay Mỹ lao đến ném bom ngay phía trước đội hình. Lệnh từ trên truyền miệng xuống: Tản ra hai bên đường, tìm chỗ ẩn nấp. Em đang lò dò định nấp sau mô đất thì có chị thanh niên xung phong (TNXP) từ đâu xuất hiện, chị vừa kéo tay em vừa nói: “Nằm đây để chết à, vào hầm chữ A ngay”. Nói rồi chị xô mạnh em vào cái hầm chữ A ở gần đấy. Chi ấy xô mạnh quá, em ngã nhào vào trong hầm, nằm đè lên một cô TNXP đang ở trong ấy, súng văng một bên, ba lô văng một bên, ngã mạnh đến mức mặt em áp sát mặt cô nằm ở dưới. Em hoảng quá kêu toáng lên: “Mẹ ơi cứu con!”…Cô nằm dưới thì chẳng nói gì, hai tay cứ ôm vào lưng em mà xiết chặt, miệng cười khúc khích, rồi lại còn cắn nhẹ vào môi em nữa chứ (!?). 
Lúc này, chị đẩy em vào mới nói: “Vào hầm thoát chết, lại được con gái ôm, sướng thế còn la lối lên nữa”. Bây giờ em mới định thần lại, nhìn mặt người con gái đang nằm bên dưới: Cô ấy xinh lắm, da trắng, đôi mắt to đen rất đẹp, đôi môi dày đang kề sát môi em… tự nhiên “thằng con trai” trong em trỗi dậy, em đang định… thì có tiếng dục: đứng lên nhanh, tôi đưa đi cho kịp đơn vị hành quân. Người con gái nằm dưới ghì chặt lưng em, chúng em vội trao cho nhau nụ hôn rồi đứng lên ngay. Cô gái giới thiệu: 
- Em tên là Yến, người thành phố Vinh, Nghệ An.
- Anh tên là Thanh, nhà ở phố hàng Gai - Hà Nội.
Chúng em chỉ kịp nói với nhau thế thôi. Sau lần đó, không biết tin gì về nhau nữa!?
Thanh kể tiếp: “Anh ạ, sau ngày ấy em đã có nhiều thay đổi: mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Em nhận thấy các chị em TNXP làm nhiệm vụ trên các tuyến đường cũng gian khổ, ác liệt không khác gì bộ đội chiến đấu ngoài mặt trận. Họ là những cô gái trẻ, những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt cũng thiếu thốn… đang độ tuổi trăng tròn, họ cũng khát khao tình yêu trai gái! Vậy mà suốt tháng này, năm khác chỉ có con Gái với Nữ ở bên nhau. Có lẽ, chính vì vậy nên họ rất trân trọng những phút giây bên người con trai mà họ có cảm tình. Sau buổi hôm đó, hình ảnh của Yến luôn hiển hiện trong em. Khi hành quân, trong chiến hào hay nằm trên võng nghỉ… khuôn mặt của Yến cứ hiện lên. Cho đến sau này khi em đã chuyển ngành, đi học đại học rồi đi làm, lấy vợ, em vẫn không quên được Yến. Dù chỉ ở bên nhau trong khoảnh khắc. Nụ hôn chúng em trao cho nhau là nụ hôn đầu đời em dành cho bạn gái anh ạ”. Thanh kể tiếp: “Em có vợ nhưng không có tình yêu. Vợ em bây giờ là cưới theo sự sắp đặt của bà Thủ trưởng cơ quan em đấy”. Bà ấy bảo: “Cậu làm việc rất tốt, cũng gần 30 tuổi rồi phải lấy vợ thôi”. Bà ấy giới thiệu cho em một cô tên là Yên, đang là nhân viên ở cửa hàng thực phẩm, Yên ít hơn em hai tuổi. Thời bao cấp, có người làm trong cửa hàng lương thực, thực phẩm là nhất đấy. Em về thưa chuyện với bố mẹ, các cụ đồng ý ngay. Mẹ em bảo: “được thủ trưởng giới thiệu, lại làm bên thực phẩm thì tốt quá rồi”. Một tháng sau thì tổ chức đám cưới. Hồi đó cưới theo đời sống mới, chỉ có nước chè và bánh kẹo thôi. Quà mừng đám cưới là cái chậu, cái phích đựng nước nóng hay bình pha sữa… chứ không có phong bì như bây giờ!? Chúng em bình lặng sống bên nhau, có với nhau hai mặt con, một trai một gái. Có điều, hình ảnh cô Yến-TNXP thì cứ luôn hiển hiện ở trong em. Đêm nằm ôm vợ mà em cứ hình dung như đang ôm Yến để nồng nàn, say đắm…! Có lần em gọi tên Yến rất to trong giấc mơ, vợ em nghe tiếng liền truy hỏi: “anh gọi cô Yến nào đây?”, may mà tên vợ em là Yên nên em dễ bề chống chế!? Hiện nay, vợ đang cùng với hai con em ở bên Pháp, chỉ còn mình em ở Hà Nội thôi.


            
Giao lưu cùng đồng đội (tác giả đứng đầu bên trái)

Nghe câu chuyện có chi tiết còn nghờ nghợ, tôi hỏi:
- Sao mà đã hơn 40 năm chưa gặp nhau, nay nhìn thấy cậu cô ấy lại nhận ra ngay nhỉ?
- Lúc hai đứa ngồi hàn huyên, em cũng hỏi như vậy, Yến bảo: “suốt mấy chục năm qua em luôn nhớ tới anh, nghĩ về anh, từ khuôn mặt đến cái răng khểnh bên phải hàm trên, đặc biệt là nụ hôn chúng mình đã trao cho nhau trong khoảnh khắc ấy…em làm sao quên được!?
- Thế cậu có mời cô Yến đến nhà chơi không?
- Yến là hình ảnh đẹp trong tình yêu đầu đời của em, em rất trân trọng. Em không muốn làm điều gì ảnh hưởng đến hình ảnh trắng trong đó. Em chỉ cầu chúc cho Yến luôn được bình an và Hạnh Phúc!
Nghe Thanh kể chuyện, mấy chị ngồi trên xe hỏi:
- Câu chuyện hay quá nhưng có thật không, hay ông bịa ra đấy!?
- Chuyện thật 100% mà! 
Tôi thì tôi tin vào câu chuyện kể của người đồng đội.
Trong chiến tranh, giữa lúc đạn bom đang rơi bên cạnh, cái chết cận kề, họ được ở bên nhau, sưởi ấm cho nhau, chia sẻ với nhau niềm tin và sức mạnh thì nụ hôn họ trao cho nhau trong khoảnh khắc ấy thật tuyệt vời làm sao, thiêng liêng làm sao!
Tôi thầm cảm ơn Thanh, câu chuyện kể của anh đã tô đẹp thêm bức tranh muôn màu sắc về cuộc đời người chiến sĩ./.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường: Tập đoàn kinh tế đang vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đại gia Nguyễn Văn Trường được biết đến với khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, Hồ Núi Cốc, Chùa Tam Chúc… lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường cũng là nhà thầu có tiếng khi liên tục trúng các dự án lớn.
2025-07-12 16:53:00

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35
Đang tải...