Người mẹ đơn thân cụt 2 tay lầm lũi 1 mình nuôi con, lái xe đạp điện đưa đón con đi học

2020-10-10 07:15:00 0 Bình luận
Từ bé, chị Trần Thị Cậy đã bị tật ở chân và cụt cả hai tay nhưng điều kỳ diệu là người mẹ đơn thân vẫn mạnh mẽ nuôi con. Với bản năng của người làm mẹ, chị tự chăm sóc con theo cách của riêng mình…

Không may mắn như những bạn bè cùng trang lứa, từ nhỏ chị Trần Thị Cậy (quê xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) đã bị dị tật bẩm sinh khiến cơ thể không có tay, một chân cũng bị khèo.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ chị Trần Thị Cậy (quê xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội)  đã bị khuyết tật bẩm sinh khiến đôi tay không thể sử dụng, một bên chân cũng bị khèo. Mỗi lần bước đi, chị phải di chuyển từng bước nhỏ, cả cơ thể như bị xô lệch về một phía. Dù vậy, chị Cậy vẫn luyện tập cách sử dụng thành thạo đôi chân tật nguyền tự mình lo cho cuộc sống. Mọi việc trong nhà từ: nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, quét nhà… chị đều có thể làm được.

Năm 2015, chị Cậy sinh bé Minh Khôi. Đây là kết quả của một mối tình không trọn vẹn. Trở thành mẹ đơn thân khi 33 tuổi, dù khó khăn chồng chất song với chị đây là món quà tuyệt vời nhất mà ông trời dành tặng. Điều kỳ diệu, với bản năng của người làm mẹ, chị Cậy vẫn tự mình học chăm con theo cách của riêng chị. Không thể dùng đôi tay thay tã, chị dùng chân, quắp chặt các ngón khéo léo lật dở từng miếng vải…

Chị Cậy có thể sử dụng đôi chân làm các việc hàng ngày một cách khéo léo, nhanh nhẹn.

Được nuôi con là niềm hạnh phúc

Căn nhà nhỏ được lợp bằng mái tôn đỏ thẫm nằm cuối con đường trải bê tông dẫn vào thôn Lương Đình (xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) là tổ ấm của chị Trần Thị Cậy và bé Trần Minh Khôi.

Người phụ nữ khuyết tật vóc người nhỏ bé với chân thấp, chân cao khom người, tỳ chậu cám vào chân và dùng phần cánh tay chỉ ngắn ngủn thao tác múc cám gạo đổ vào thau và hòa lẫn với nước rất thuần thục. Phóng viên ngỏ ý giúp, chị cười, xua tay: “Mình làm được, công việc hàng ngày mà”.

Mở cánh cửa ngôi nhà vừa được sơn, chị Cậy vui vẻ kể, căn nhà này được xây năm 2017, nhưng mãi vừa rồi, bán được con bò con mới có tiền sơn. Căn nhà rộng chừng 40m2 nhưng được sắp xếp ngăn nắp. Chị Cậy cho biết, có căn nhà này, là nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ, cùng với sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm ở trong và ngoài huyện Sóc Sơn.

Bé Minh Khôi  là món quà lớn nhất mà ông trời dành tặng chị, dù vất vả song chị bảo sẽ cố gắng để lo cho con trai một tương lai tốt nhất.

Lúc này, bé Minh Khôi (con trai chị) chạy từ nhà hàng xóm về, sà vào lòng mẹ. Ôm con vào lòng, khuôn mặt chị Cậy ngập tràn niềm hạnh phúc.

Chị kể, bé Trần Minh Khôi là kết tinh của tình yêu giữa chị và một chàng trai cùng địa phương. Dù tình yêu không trọn vẹn, một mình phải nuôi con nhưng chị vẫn chấp nhận bởi “người khuyết tật như tôi, có đứa con là hạnh phúc rồi”. Giờ lại được cộng đồng quan tâm hỗ trợ, giúp xây nhà, tặng cặp bò để chăn nuôi, thì đúng là chị chẳng mong ước gì hơn.

Vượt khó nuôi con

Tháng 6/2015, bé Trần Minh Khôi chào đời khôi ngô, mạnh khỏe, khiến cuộc đời chị Cậy như bước sang một trang mới. Nhưng ở trang mới này, chị Cậy phải nỗ lực gấp nhiều lần khi chỉ sống một mình. Bởi người khỏe mạnh bình thường nuôi con một mình đã vất vả, chị lại không có đôi tay, cũng chỉ nuôi con một mình.

Cứ nghĩ về tương lai tôi lại thấy khó khăn bao trùm, nhưng sinh con ra nhìn khuôn mặt khôi ngô, hình hài lành lặn của bé thì tôi lại có động lực để phấn đấu, cố gắng nuôi dạy con nên người”, chị Cậy chia sẻ.

Thời điểm sinh bé Minh Khôi, chị Cậy đã được bố mẹ cho căn nhà riêng để ở. Gọi là nhà riêng nhưng chỉ hơn túp lều ọp ẹp chút xíu.

Chị Cậy vẫn nhớ những ngày mưa gió, trong căn nhà mái tranh với chiếc giường tre, chị phải xoay xở tứ bề để con không bị ướt nước mưa. Người thân đều nghèo khó, còn bận gánh nặng mưu sinh nên từ việc bế ẵm, cho bú mớm, nấu nướng, tắm giặt… cho con nhỏ, người mẹ khuyết tật ấy đều lăn thân mình ra thực hiện.

“Nhưng may mắn, cộng đồng bà con chòm xóm thân quý, người cho vài chục, người cho gạo cho trứng, nên những ngày tôi sinh cháu Khôi xong, vẫn còn có tiền để mà nuôi con. Rồi nhờ có mạng xã hội, báo chí, các mạnh thường quân biết hoàn cảnh của tôi, người gửi cho cái nồi, người giúp cái chậu, bếp gas, người thì sắm cho chiếc quạt điện… Và mừng nhất là với sự quan tâm của chính quyền địa phương, tôi đã có được căn nhà lợp mái tôn xây tường gạch như bây giờ”, chị Cậy kể.

Không những vậy, những tấm lòng hảo tâm còn quyên góp tiền mua cho chị Cậy một con bò giống với hy vọng đây là “kế sinh nhai” lâu dài của chị. Không phụ lòng những mạnh thường quân, hai mẹ con chị Cậy đã sống rất ổn.

Đôi bò của mẹ Cậy, bé Khôi nhờ được chăm sóc tốt, đến nay đã sinh được con bê thứ 2. “Con bê thứ nhất tôi vừa bán hồi đầu năm để lấy tiền sơn nhà. Con bê thứ hai sẽ bán lấy tiền để dành nuôi Khôi ăn học. Tôi không được học chữ, chỉ có nguyện vọng duy nhất là Khôi được ăn học thành người. Tấm lòng của bà con chòm xóm, cộng đồng, tôi tri ân nhiều lắm”, chị Cậy tâm sự.

Có lẽ trước hoàn cảnh của gia đình, cùng với đó là những lời căn dặn của người mẹ hết mình vì con mà Minh Khôi, cậu bé 5 tuổi dường như thấu hiểu.

Cháu bảo sau này con muốn làm công an để bảo vệ mẹ, giúp đỡ mọi người”, chị Cậy kể và cho biết, hiện tại dù nhỏ tuổi nhưng Minh Khôi đã biết lấy thóc cho gà ở vườn ăn giúp mẹ, giúp mẹ cắm cơm mỗi khi đi học về.

Hàng ngày chị tự lái xe điện đưa, đón Minh Khôi đi học.

Cho dù vẫn còn đó những nỗi về cơm áo, gạo tiền, nhưng căn nhà nhỏ được lợp bằng mái tôn đỏ thẫm của chị Cậy lúc nào cũng có tiếng cười hạnh phúc của người mẹ khuyết tật chứng kiến đứa con bé bỏng lớn khôn từng ngày. Ở đó cũng không bao giờ thiếu tiếng cười của cậu bé Minh Khôi với mơ ước trở thành công an, góp ích cho xã hội.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nam Định kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Người mù Việt Nam

Sáng 16/4, Hội Người mù tỉnh Nam Định đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Người mù Việt Nam (17/4/1969 - 17/4/2024) và kỷ niệm 44 năm thành lập Hội Người mù tỉnh Nam Định (1980-2024).
2024-04-16 14:34:00

HDBank hỗ trợ trả góp 100% tiền học phí với kỳ hạn đến 60 tháng

HDBank là ngân hàng duy nhất triển khai gói sản phẩm Đồng hành tri thức - ưu đãi thanh toán học phí và trả góp đến 60 tháng, giải quyết nỗi lo về tài chính cho các các bậc phụ huynh.
2024-04-16 14:22:33

Phó CT Hải Phòng thăm gia đình người có công dịp 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 16/4, ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đến thăm, tặng quà các gia đình người có công tại huyện An Lão nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-04-16 11:47:00

Hải Phòng: Thông qua 7 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố

Chiều 15/4, HĐND TP.Hải Phòng đã tổ chức kỳ họp 15 (chuyên đề) khóa XVI, thông qua 7 Nghị quyết và hoàn thành các nội dung chương trình đề ra.
2024-04-16 11:25:51

Cựu chiến binh xã tổ chức lớp học giáo dục truyền thống cho thanh niên

Sáng 16/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Tân tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024
2024-04-16 10:40:00

Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho giáo viên khuyết tật ở Bắc Kạn

Sáng 15/4, tại Trường TH&THCS Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã diễn ra Lễ trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cô giáo Đàm Thị Thanh Tâm- tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên trong giảng dạy và giáo dục.
2024-04-16 09:42:30
Đang tải...