Chuyện về những thương, bệnh binh làm kinh tế giỏi

2019-04-26 15:51:53 0 Bình luận
Trở về cuộc sống đời thường, phát huy phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, những người lính từng cống hiến máu xương để giành độc lập dân tộc, nay tiếp tục là những cựu chiến binh gương mẫu trên mặt trận phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội.

Khu vườn - ao - chuồng của gia đình thương binh Lương Xuân Nguyện ở huyện Mường Lát mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Sau khi học xong phổ thông trung học, chàng trai trẻ Phạm Văn Chiển (hiện ở khu phố 6, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn) lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 320 - Quân đoàn 3 bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế. Năm 1979 đơn vị lại hành quân ra biên giới phía Bắc để xây dựng lực lượng phục vụ chiến đấu. Sau đó được đơn vị điều về học tại Trường Sĩ quan pháo binh và vinh dự được kết nạp Đảng trong thời gian học. Ra trường, được phân công công tác tại Sư đoàn 390 – Quân đoàn I. 5 năm ở Sư đoàn 390, bác tình nguyện tham gia làm kinh tế cho đơn vị, sản xuất vật liệu, tăng gia sản xuất và làm các dịch vụ khác. Do điều kiện sức khỏe, thương tật thường xuyên tái phát, bác được đơn vị cho nghỉ chế độ bệnh binh.

Về với đời thường, bác mở cửa hàng kinh doanh buôn bán. Năm 1999 từ nguồn vốn tích lũy, thành lập doanh nghiệp lấy tên là doanh nghiệp tư nhân Phạm Văn Chiển, sau này đổi tên thành Công ty TNHH Mạnh Cường với ngành nghề chính là xây dựng công trình dân dụng. Ban đầu công ty chỉ có 10 công nhân lao động, đến nay công ty đã phát triển mạnh, vươn ra thị trường các huyện, thị trong, ngoài tỉnh với trên 120 công nhân và trên 300 lao động thời vụ, thu nhập bình quân từ 5-8 triệu đồng/người/tháng. Ngoài lương, thưởng, công ty luôn bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Doanh thu hằng năm của công ty luôn đạt từ 70 đến 90 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng.

Ngoài phát triển kinh tế, cựu chiến binh Chiển còn tích cực tham gia các phong trào hoạt động của khu phố, gương mẫu đóng góp ủng hộ khu phố, các cơ quan, ban, ngành đóng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn và thị xã Tam Điệp (Ninh Bình). Bên cạnh đó, bác còn vận động đồng đội đóng góp xây dựng 2 nhà tình nghĩa trị giá 185 triệu đồng cho 2 vợ liệt sĩ cùng nhiều hoạt động xã hội thiết thực khác bằng cả vật chất và tinh thần.

Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 18 tuổi Trương Ngọc Linh ở thôn Hành Chính, xã Yên Lâm (Yên Định) lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh và bị thương với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 65%. Năm 1998 bác xuất ngũ trở về địa phương. Nhìn cảnh vợ con làm lụng vất vả mà cái đói, cái nghèo luôn đeo bám, cùng suy nghĩ và ý chí quyết tâm thoát nghèo, bác đã mạnh dạn nhận thầu 50 ha mặt nước ao hồ để thả cá. Năm 2014, gia đình bác chuyển diện tích trồng mía sang trồng cây cam giống Malayxia, cam Canh Đường và trên 500 trụ thanh long ruột đỏ. Bác Linh chia sẻ: Qua tìm hiểu, các loại cây ăn quả này được thị trường rất ưa chuộng, giá cả ổn định, tốn ít công chăm sóc nhưng cho thu hoạch năng suất, chất lượng cao. Vì vậy bình quân mỗi năm gia đình thu nhập từ cam và thanh long khoảng 700 triệu đồng. Về chăn nuôi, bác Linh mạnh dạn chuyển từ nuôi lợn sang nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn với quy mô lớn. Mỗi năm xuất khoảng 4-5 lứa gà, mỗi lứa đạt 20 triệu đồng/1.000 con. Trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt, gia đình bác tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động với thu nhập bình quân từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. Kinh tế phát triển, bác luôn tạo điều kiện giúp đỡ những hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, bác Linh còn tích cực tham gia công tác xã hội, trải qua nhiều cương vị, trọng trách khác nhau ở địa phương như bí thư, trưởng thôn, xã đội trưởng và gần 10 năm trên cương vị bí thư đảng ủy xã. Dù ở cương vị nào bác cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Về gia đình, bác cùng các thành viên luôn mẫu mực xây dựng gia đình hạnh phúc, đoàn kết; thực hiện nghiêm mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Với thương binh 4/4 Lương Xuân Nguyện ở bản Tân Hương, xã Tam Chung (Mường Lát), tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam bộ và lập nhiều chiến công oanh liệt, được tặng thưởng nhiều huân, huy chương các loại; 3 lần được tặng danh hiệu dũng sĩ diệt xe cơ giới, 1 lần tặng danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, 2 lần tặng danh hiệu chiến sĩ quyết thắng, 3 lần tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp quân khu, cùng nhiều bằng khen, giấy khen khác. Trở về địa phương năm 1978, thương binh Lương Xuân Nguyện bước vào trận tuyến mới xây dựng quê hương mạnh giàu, được nhân dân tín nhiệm bầu giữ các chức vụ xã đội trưởng, phó chủ tịch UBND, bí thư đảng ủy xã. Đến cuối năm 1992 bác xin nghỉ chế độ vì lý do sức khỏe. Trước khi về phát triển kinh tế gia đình, bác còn giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mường Lát. Tham gia trồng rừng theo dự án, ngoài trồng 1,2 ha xoan, 400 gốc luồng, bác trồng xen các loại cây ăn quả khác và cây phèn thả cánh kiến đỏ. Đồng thời nhận khoanh nuôi bảo vệ 61,56 ha rừng. Hằng năm bán nông sản, gia súc, gia cầm, luồng... trừ các khoản chi phí, gia đình bác thu lãi gần 100 triệu đồng. Là người có uy tín, già làng, già bản, bác luôn gương mẫu đi đầu trong tuyên truyền, vận động nhân dân về bảo vệ đường biên mốc giới; giữ vững tình hữu nghị Việt – Lào; thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Truyền thống vẻ vang của quân đội đã giúp các cựu chiến binh tiếp tục đóng góp tham gia xây dựng quê hương no ấm, trở thành những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ra mắt Tour kết nối Phố cổ với không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân

Quận Hoàn Kiếm vừa ra mắt Tour du lịch hấp dẫn kết nối Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm với không gian cầu đi bộ Trần Nhật Duật và Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.
2024-05-04 11:35:45

Hải Phòng xây dựng nhà cho gia đình người bại liệt nghèo khó

Sáng 3/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Lê Chân phối hợp với phường Vĩnh Niệm tổ chức khởi công xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông Nguyễn Văn Nam, bị bại liệt nửa người, phải ngồi xe lăn.
2024-05-04 08:41:24

Hải Phòng: Bắn pháo hoa nổ tầm thấp các ngày cuối tuần tại đảo Vũ Yên

TP.Hải Phòng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đồng ý việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (Thủy Nguyên)
2024-05-04 08:03:06

Không khí Điện Biên Phủ trước Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng

Từ hơn 1 tuần nay, dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc đã kéo về Điện Biên Phủ để chào đón Lễ kỷ niệm 70 năm (7-5-1954) quân và dân Việt Nam lập nên kỳ tích lừng lẫy năm châu. Một số hình ảnh tại Điện Biên Phủ lúc này.
2024-05-04 06:10:00

Giới trẻ Hà Thành săn lùng 'Sứa đỏ': Trào lưu ẩm thực 2024?

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có vô vàn món ăn độc lạ và hấp dẫn gây “thương nhớ”. Nếu như trong năm 2023 món “gỏi măng cụt” nổi lên rầm rộ khắp các trang mạng xã hội thì trong đầu năm nay, món “Sứa đỏ” soán ngôi vị làm dân mạng đua nhau đi thưởng thức.
2024-05-04 06:10:00

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17
Đang tải...