Chuyện “cổ tích” của hai cậu học trò xứ Quảng giàu nghị lực

2015-10-08 14:15:33 0 Bình luận
Đó là hai câu chuyện “cổ tích” thời hiện đại của cậu học trò “mù” Phạm Phú Thịnh (học sinh lớp 12/1, trường THPT Nguyễn Dục) và cậu bé “xương thủy tinh” Nguyễn Trọng Tín (học sinh lớp 10/2, trường THPT Trần Văn Dư, cùng huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam).
Kỳ tích 12 năm học giỏi của cậu học trò “ngửi chữ”

Về thôn Đức Thạnh, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, người dân cứ mãi trầm trồ khen ngợi về hình ảnh cậu học trò mù lòa đầy nghị lực Phạm Phú Thịnh vẫn hằng ngày cần mẫn dò dẫm đạp xe đến trường.

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, đôi mắt của Thịnh đã bị dị tật bẩm sinh nên dù cho có cố gắng cách mấy cũng chỉ mở được he hé, lòng đen bé xíu như hạt gạo. Tầm nhìn xa nhất đối với những vật to lớn chỉ vài chục cm là cùng.

Vì chỉ thấy lờ mờ nên khi ngồi vào học, Thịnh phải áp sát mặt hay kê sát mắt xuống bàn, từ từ dò từng dòng một từ trái qua phải, bởi mắt phải yếu hơn nhiều so với mắt trái. Tuy nhiên, suốt 12 năm qua, Thịnh chưa bao giờ để “tụt” khỏi tay danh hiệu học sinh giỏi. Năm nào cũng nằm trong đội tuyển dự thi học sinh giỏi huyện, tỉnh.

Hình ảnh Chuyện “cổ tích”  của hai cậu học trò xứ Quảng giàu nghị lực số 1

Đến giờ học Thịnh phải gục sát mặt xuống bàn lọ mọ dò chữ

“Nhiều thầy cô lần đầu mới dạy không biết nên đôi khi thấy Thịnh gục đầu nằm dài trên bàn thường la mắng “lớn đùng rồi mà ngồi học sai tư thế, học hành gì không thấy ngẩng mặt lên bao giờ”. Nhưng khi biết chuyện rồi, lúc nào cũng an ủi, động viên hết lời. Ngay cả chỗ ngồi, thầy cô cũng ưu tiên ngồi dãy bàn đầu trong lớp” - Thịnh kể lại.

Cho dù được “ưu ái” ngồi bàn đầu trong lớp, nhưng chữ viết trên bảng Thịnh hầu như không thấy  được. Thế nên, bài vở trên lớp cậu bạn chỉ tiếp thu qua nghe giảng và…. tưởng tượng trong đầu là chủ yếu, kể cả những môn đòi hỏi trực quan cao như hình học không gian.

Để giúp Thịnh theo dõi bài tốt hơn, cậu bạn thân ngồi cũng bàn Nguyễn Văn Thuận thường xuyên làm nhiệm vụ “phát thanh viên, biên dịch viên” nội dung trên bảng cho Thịnh ghi chép.

Hình ảnh Chuyện “cổ tích”  của hai cậu học trò xứ Quảng giàu nghị lực số 2

Hằng ngày, Nguyễn Văn Thuận phải vừa học vừa “phiên dịch, phát thanh viên” lại bài giảng của thầy cô cho Thịnh.

Nhìn vào thành tích học tập của Thịnh suốt 12 năm mới thấy nể phục. Riêng 2 năm THPT, mặc dù là học lớp chuyên của trường nhưng phẩy trung bình của Thịnh luôn đạt 8.0 trở lên và luôn đứng trong tóp 5 trong lớp.

Buổi tối mắt thường bị đau, nhìn không rõ nên Thịnh chỉ tranh thủ giải bài tập, còn  việc học bài thì nghe giảng trên lớp là đã nhớ. Bạn bè và thầy cô đều “nể” Thịnh bởi sức học cực “nhạy” và lanh lẹ khác người bình thường.

“Bài tập hình học không gian với học sinh bình thường đã khó, vậy mà vào tay Thịnh thì chỉ chút xíu đã xong, dựng hình cực chuẩn và nhanh” - Thầy Đức, giáo viên chủ nhiệm đồng thời là giáo viên dạy Toán của Thịnh nhận xét.

Ông Phạm Nhàn, ba Thịnh chia sẻ: “Từ ngày bác sĩ ở Bệnh viện Đà Nẵng nói hắn bị dị dạng giác mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh, vợ chồng tôi rất lo lắng cho số phận của hắn. Lo hắn sẽ thua thiệt hơn với bạn bè xung quanh khi đi học. Nhưng ai ngờ, suốt 12 năm đi học, hắn luôn là niềm tự hào cho gia đình ”.

Thương con bị di tật nên khi Thịnh biết bò, lết, đi, vợ chồng ông phải giữ con trong nhà, không dám cho ra đường, vì sợ xe cộ đụng hay trâu, bò dẫm phải.

Hình ảnh Chuyện “cổ tích”  của hai cậu học trò xứ Quảng giàu nghị lực số 3

Lên cấp 3, vì nhà cách trường hơn 3 cây số nên hằng ngày Thịnh vẫn tự tin lọ mọ “phi” xe đạp đến trường nhờ “bí kíp” dòm chừng cái lưng của những người bạn đạp xe phía trước và cũng không ít lần phóng thẳng xe xuống ruộng rồi loạng choạng vấp té trên đường đầy ổ gà.

“Giờ đi hoài nên Thịnh thuộc đường rồi, cứ theo quán tính mà đi, chỉ ngại trâu bò rồi mấy anh thanh niên phóng xe máy vù vù chóng mặt, mình không thấy kịp mà thôi” - Thịnh tâm sự.

Gia đình Thịnh có 3 chị em. Chị gái là Phạm Thị Thu Sen (hiện là sinh viên năm 3 Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) cũng bị cận, loạn thị trên 130. So với các gia đình khác của làng thì nhà Thịnh là nghèo nhất. Để nuôi 3 chị em ăn học, ba mẹ Thịnh phải thức khuya dạy sớm còng lưng ngoài đồng nhưng vẫn không đủ.

Thịnh đang bước vào năm cuối cấp. Mọi lo toan, vất vả đè nặng lên đôi vai gầy guộc của vợ chồng ông Nhàn. Rồi tiền trường, tiền học lại tăng dồn dập. Nhưng chuyện đó vợ chồng ông Nhàn không lo. Mà chỉ mong ước được mọi người giúp đỡ kinh phí để phẫu thuật, chữa trị bệnh mắt. Có được đôi mắt sáng, lành lặn như người bình thường khác là cơ hội để Thịnh tiếp tục theo đuổi ước mơ vào đại học thoát nghèo.

Cậu bé “xương thủy tinh” 10 năm đến trường trên lưng mẹ

Hình ảnh Chuyện “cổ tích”  của hai cậu học trò xứ Quảng giàu nghị lực số 4

Dù biết mình mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh nhưng Tín vẫn cố gắng vượt lên số phận

Kém may mắn hơn Nguyễn Phú Thịnh, tuổi thơ cậu bé Nguyễn Trọng Tín (học sinh lớp 10/2, trường THPT Trần Văn Dư, trú tại tổ 1, thôn Phú Mỹ, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) lớn lên với căn bệnh “xương thủy tinh” bẩm sinh. 

Y học cho rằng, Bệnh Xương thuỷ tinh (hay còn gọi là bệnh giòn xương, bệnh tạo xương bất toàn, tên khoa học của bệnh là Osteogenesis Imperfecta - OI), có đặc điểm di truyền. Người mắc bệnh này có thể bị gẫy tay, chân bất cứ lúc nào. Để duy trì sự sống phải tốn một khoản chi phí điều trị rất cao. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này.

Thân thể mỏng manh, yếu ớt của căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Ngày qua ngày, chân tay nhỏ bé ấy càng teo tóp, co quắp lại. Nặng 24kg, cao chưa đến 1,3m, hai chân nhỏ như ống thổi lửa

Lên 6 tháng tuổi, chú Nguyễn Hoàng (47 tuổi, ba Tín) phát hiện Tín bị mắc bệnh hội chứng “xương thủy tinh”. Từ đó, em vĩnh viễn bị tước cái “quyền” được lăn, bò, đi đứng sinh hoạt như bao đứa trẻ khác.

Để di chuyển, Tín chỉ có thể lết được nhờ những cây đinh cố định trong xương chân kèm với tấm nệm lót dưới đất.

Chân nhỏ như ống thổi lửa, dài leo ngheo, khẳng khiu. Sờ vào có cảm giác mềm nhũn.

Bệnh của Tín đã được ba mẹ đưa đi khám ở nhiều nơi nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu. Cứ hè đến, vợ chồng anh Hoàng lại đưa con ra Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng để luyện tập.

Đầu năm 2010, Tín được sang Hàn Quốc (miễn phí) để nghiên cứu chữa căn bệnh “xương thủy tinh” mà y học “bó tay”. 3 tháng ở đây, Tín đã bị mổ đến 4-5 lần để cố định, lắp ráp phần xương, nhưng vẫn không hề thuyên giảm là mấy.

Hình ảnh Chuyện “cổ tích”  của hai cậu học trò xứ Quảng giàu nghị lực số 5

Những nổ lực học tập của Tín được ghi nhận

Chị Võ Thị Thìn (45 tuổi) cho biết: “2 chân của hắn đã gãy trên 20 lần, chưa kể những lần bong gân nhẹ. Mỗi lần cụ cựa hay khua nhẹ cũng có cảm giác đau tái cả người. 16 tuổi đầu rồi nhưng hắn chỉ thấp bé như đứa trẻ học cấp một.”

Năm 2010, Hội đồng giám định y khoa tỉnh Quảng Nam đã chứng thực em Nguyễn Trọng Tín bị bệnh xương bất toàn, gãy xương nhiều lần, teo cơ 2 cánh tay, 2 đùi, liệt 2 chi dưới, tỉ lệ mất sức lao động là  81%.

Không gục ngã trước số phận, Tín vẫn đến trường bằng nghị lực của bản thân trên đôi vai gầy của mẹ.

10 năm nay, nắng hay mưa, đông hay hè, chị Thìn vẫn sáng trưa đều đặn cõng bộ con vượt chặng đường gần chục cây số đến trường, về nhà mỗi ngày.

“Năm lên 6, thấy bạn bè đi học, hắn ức lắm, cứ mãi giục tui cõng đi học. Thấy hắn ham học, tui cũng không quản khó nhọc ngày ngày đưa hắn đến trường. Nhiều lúc, nghe hắn nói, “giá như con cũng có đôi chân như chúng bạn” mà lòng tui đau quặn thắt.” – Nói xong chị Thìn khóc lịm đi.

“Đi học, em sợ nhất là mỗi khi đi vệ sinh. Khi đó không có ai dìu em ra nhà vệ sinh. Tín cũng rất ngại khi nhờ bạn bè, thầy cô vì nếu lỡ không cẩn thận rất có thể sẽ gãy xương. 10 năm đi học, Tín chỉ biết nín tiểu (cả đại tiện).” – Tín chia sẻ khó khăn khi đến lớp.

Biết hoàn cảnh của Tín nên thầy cô, bạn bè rất là ưu ái. Mỗi lần hỏi bài không yêu cầu Tín đứng lên trả lời. Chỗ ngồi cũng rất thoải mái, không chật chội.

Suốt những năm học phổ thông, Tín năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, từng nhận được nhiều giấy khen của huyện trao tặng. Năm học lớp 9 vừa qua, Tín đạt điểm trung bình 8,3 (riêng môn hóa là 9,2), đứng tốp 3 của lớp.

“Em chỉ mong sao cho mẹ có sức khỏe để đưa em đến trường. Ba không đau ốm làm lụng nuôi 2 anh em ăn học. Anh Hai học giỏi để về sau đỡ đần, nuôi ba mẹ… Còn em thì…không biết thế nào (?)” – Tín xịu mặt xuống như tự “phó thác” số phận cho trời.

“Từ khi đi học em đã chỉ có thể ước mơ sau này lớn lên theo đuổi ngành Công nghệ Thông tin mà thôi. Em biết mình tật nguyền, ốm yếu nên sau này không thể làm công việc gì nhẹ nhàng hơn bên bàn máy vi tính. Sau khi tốt nghiệp THPT em sẽ thi vào đại học ngành công nghệ thông tin…” - Nguyễn Trọng Tín đã chia sẻ

Hình ảnh Chuyện “cổ tích”  của hai cậu học trò xứ Quảng giàu nghị lực số 6

Tín mơ ước say này trở thành kỹ sư CNTT.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Vụ nhiều người nhập viện sau bữa ăn ở một hội nghị Hà Nội: Cảnh báo an toàn thực phẩm

Trong số 80 người dự tiệc tại Trung tâm Hội nghị đường Hoa Lan, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, 14 người nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, 2 người đã tử vong.
2024-12-21 22:15:00

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

Hải Phòng giao lưu nghệ thuật ‘Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ’

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Đài PT&TH Hải Phòng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố tổ chức giao lưu chương trình nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ” vào tối 20/12, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Tiệp.
2024-12-21 17:06:05

Sóc Sơn: Hơn 1.000 đặc sản vùng miền quy tụ tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024. Đây là chương trình kích cầu mua sắm, tiêu dùng lớn nhất trong năm tại huyện Sóc Sơn.
2024-12-21 15:05:14

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58
Đang tải...