Có nên “luật hóa” việc tự chủ đại học?

2016-11-26 14:28:12 0 Bình luận
Giao quyền tự chủ cho các trường là một xu hướng tất yếu, tạo động lực cho sự phát triển của giáo dục đại học.
Nhiều trường sau khi thực hiện tự chủ đã đạt được những thành quả nhất định trong mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề được đặt ra xoay quanh câu chuyện tự chủ đại học và làm sao để tránh tình trạng tự chủ nửa vời.

Đại học Tôn Đức Thắng (TP HCM), từ một trường phải mượn chương trình để giảng dạy với nhân sự quá mỏng chỉ 9 người trong những năm đầu tiên, nhờ cơ chế tự chủ đến nay trường đã tự chọn hướng đi của mình, tự điều chỉnh chương trình đào tạo, tự chủ trong lựa chọn liên kết đào tạo, tự quy định học phí và nghiên cứu khoa học.

Có nên “luật hóa” việc tự chủ đại học?

Hiện trường có hơn 1.200 nhân sự, đứng top đầu trong cả nước về hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường; sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định đạt 98,25%. Đại học Tôn Đức Thắng cũng là trường công lập theo cơ chế tự chủ có quy mô lớn của Việt Nam.
Tuy vậy, để tránh tình trạng tự chủ nửa vời, Giáo sư Lê Vinh Danh, Hiệu trường nhà trường cho biết: điều kiện cần và đủ là sớm bãi bỏ cơ chế cơ quan chủ quản trường đại học công lập. Thay vào đó, nên xem Hội đồng trường chính là cơ quan chủ quản, chứ không phải là một cấp trung gian của cơ quan chủ quản như hiện nay.

Giáo sư Lê Vinh Danh nói: Nếu muốn các trường chấp nhận tự chủ chúng ta phải thay đổi cái khách quan trước, phải thay đổi quy định, nghị định của các bộ sao cho tương thích với tình hình tự chủ. Bản thân trường, cụ thể ở đây là hội đồng trường phải có thẩm quyền quyết định tất cả những vấn đề như tài sản, tài chính và nhân sự. Ngày nào tài sản, tài chính và nhân sự của trường không do hội đồng trường quyết định, thì không thể có khái niệm tự chủ được.

Còn trường Đại học Công nghiệp TP HCM, từ khi thực hiện thí điểm tự chủ, so với trước đây có sự khác biệt rõ rệt về quy mô cũng như chất lượng đào tạo. Chẳng hạn, tỷ lệ chi cho nghiên cứu khoa học học năm 2014 chỉ là 2%, đến năm 2015 đã lên tới hơn 5%; báo cáo khoa học tăng gần 24%, doanh thu nghiên cứu khoa học tăng hơn 25%. Sau khi thực hiện tự chủ, kinh phí chi học bổng năm 2015 đã đạt mức hơn 1,6 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần số tiền học bổng theo quy định cũ.

Trong năm 2015, trường tự đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập với kinh phí hơn 30.000 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2014... Rõ ràng, việc tự chủ đại học đã góp phần khẳng định thương hiệu và chất lượng đào tạo của các trường đại học.

Bên cạnh đó, việc triển khai tự chủ trong trường đại học đang và tiếp tục gặp khó khăn nếu nút thắt của các văn bản pháp lý chưa được gỡ bỏ.

Tiến sĩ Lê Văn Tán, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh lấy ví dụ: Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quy mô tối đa không được quá 15.000 sinh viên đối với các cơ sở giáo dục đại học đang gây khó cho các trường tiến tới tự chủ.

Hiện tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng một đội ngũ hùng hậu với gần 1.130 giảng viên. Nếu nhân con số này với 25 sinh viên/1 giảng viên sẽ vượt xa với con số mà Bộ quy định.

Tiến sĩ Lê Văn Tán cũng cho rằng, nên chăng kéo dài thời gian thí điểm tự chủ đến năm 2020 (tức là 5 năm) để có đủ thời gian đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về hiệu quả của việc đổi mới cơ chế hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập.

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm tự chủ còn do chưa có nghị định riêng về cơ chế tự chủ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đại diện một số trường còn cho biết, họ đang gặp lúng túng trong mở ngành đào tạo, phê duyệt đề án liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài, vấn đề tự chủ trong in ấn, cấp phát văn bằng, chứng chỉ. Một số trường còn chưa sẵn sàng thực hiện tự chủ vì lo ngại thay đổi và sợ nhà nước cắt hẳn nguồn ngân sách.

Bà Trương Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói: "Cơ chế chính sách hiện nay chưa có văn bản rõ ràng, trong khi trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật là trường chuyên dạy về thực hành, thí nghiệm, nên kinh phí đầu tư rất lớn, đặc biệt cơ sở vật chất dạng thực hành thí nghiệm. Nếu nhà nước vẫn cắt, việc xây dựng đề án tự chủ trong tương lai gần khi cơ sở vật chất đó xuống cấp sẽ không hiệu quả".

Những mâu thuẫn như đã nói ở trên đang làm hạn chế việc tự chủ trong các trường đại học. Giải quyết được những vướng mắc này, sẽ tránh được tình trạng tự chủ nửa vời, giúp cho các trường mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ và phát biểu nhậm chức

Chiều 20/5, Quốc hội đã bầu đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2024-05-21 08:51:47

Khai mạc Giải cờ vua người khuyết tật khu vực phía bắc 2024

Ngày 20/5 tại TP Thái Nguyên, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Ủy ban Paralympic Việt Nam tổ chức Giải cờ vua người khuyết tật khu vực phía Bắc 2024.
2024-05-20 21:56:00

Nữ doanh nhân và giải pháp công nghệ lướt web cho người khuyết tật.

Nữ doanh nhân trẻ Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết cho dự án khởi nghiệp với mục tiêu cải thiện trải nghiệm duyệt website cho người khuyết tật.
2024-05-20 07:10:00

Bác Hồ với quê hương xứ Nghệ

Làng Sen trời tháng 5 trong vắt, dòng người trong nước và quốc tế đổ về Kim Liên dự Lễ hội Làng Sen năm 2024 nhân dịp Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong không khí này, gợi nhớ những câu chuyện xúc động hai lần Bác Hồ về thăm quê hương.
2024-05-19 14:40:00

Hiệp hội Thông tin người khuyết tật Hàn Quốc làm việc tại Nghệ An

Vừa qua, Hiệp hội Thông tin người khuyết tật Hàn Quốc do ông Jang Hee Deok - Chủ tịch Hiệp hội làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với các tổ chức liên quan tại Nghệ An.
2024-05-19 12:48:00

Nghệ An: Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
2024-05-19 11:44:00
Đang tải...