Có nên “luật hóa” việc tự chủ đại học?

2016-11-26 14:28:12 0 Bình luận
Giao quyền tự chủ cho các trường là một xu hướng tất yếu, tạo động lực cho sự phát triển của giáo dục đại học.
Nhiều trường sau khi thực hiện tự chủ đã đạt được những thành quả nhất định trong mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề được đặt ra xoay quanh câu chuyện tự chủ đại học và làm sao để tránh tình trạng tự chủ nửa vời.

Đại học Tôn Đức Thắng (TP HCM), từ một trường phải mượn chương trình để giảng dạy với nhân sự quá mỏng chỉ 9 người trong những năm đầu tiên, nhờ cơ chế tự chủ đến nay trường đã tự chọn hướng đi của mình, tự điều chỉnh chương trình đào tạo, tự chủ trong lựa chọn liên kết đào tạo, tự quy định học phí và nghiên cứu khoa học.

Có nên “luật hóa” việc tự chủ đại học?

Hiện trường có hơn 1.200 nhân sự, đứng top đầu trong cả nước về hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường; sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định đạt 98,25%. Đại học Tôn Đức Thắng cũng là trường công lập theo cơ chế tự chủ có quy mô lớn của Việt Nam.
Tuy vậy, để tránh tình trạng tự chủ nửa vời, Giáo sư Lê Vinh Danh, Hiệu trường nhà trường cho biết: điều kiện cần và đủ là sớm bãi bỏ cơ chế cơ quan chủ quản trường đại học công lập. Thay vào đó, nên xem Hội đồng trường chính là cơ quan chủ quản, chứ không phải là một cấp trung gian của cơ quan chủ quản như hiện nay.

Giáo sư Lê Vinh Danh nói: Nếu muốn các trường chấp nhận tự chủ chúng ta phải thay đổi cái khách quan trước, phải thay đổi quy định, nghị định của các bộ sao cho tương thích với tình hình tự chủ. Bản thân trường, cụ thể ở đây là hội đồng trường phải có thẩm quyền quyết định tất cả những vấn đề như tài sản, tài chính và nhân sự. Ngày nào tài sản, tài chính và nhân sự của trường không do hội đồng trường quyết định, thì không thể có khái niệm tự chủ được.

Còn trường Đại học Công nghiệp TP HCM, từ khi thực hiện thí điểm tự chủ, so với trước đây có sự khác biệt rõ rệt về quy mô cũng như chất lượng đào tạo. Chẳng hạn, tỷ lệ chi cho nghiên cứu khoa học học năm 2014 chỉ là 2%, đến năm 2015 đã lên tới hơn 5%; báo cáo khoa học tăng gần 24%, doanh thu nghiên cứu khoa học tăng hơn 25%. Sau khi thực hiện tự chủ, kinh phí chi học bổng năm 2015 đã đạt mức hơn 1,6 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần số tiền học bổng theo quy định cũ.

Trong năm 2015, trường tự đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập với kinh phí hơn 30.000 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2014... Rõ ràng, việc tự chủ đại học đã góp phần khẳng định thương hiệu và chất lượng đào tạo của các trường đại học.

Bên cạnh đó, việc triển khai tự chủ trong trường đại học đang và tiếp tục gặp khó khăn nếu nút thắt của các văn bản pháp lý chưa được gỡ bỏ.

Tiến sĩ Lê Văn Tán, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh lấy ví dụ: Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quy mô tối đa không được quá 15.000 sinh viên đối với các cơ sở giáo dục đại học đang gây khó cho các trường tiến tới tự chủ.

Hiện tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng một đội ngũ hùng hậu với gần 1.130 giảng viên. Nếu nhân con số này với 25 sinh viên/1 giảng viên sẽ vượt xa với con số mà Bộ quy định.

Tiến sĩ Lê Văn Tán cũng cho rằng, nên chăng kéo dài thời gian thí điểm tự chủ đến năm 2020 (tức là 5 năm) để có đủ thời gian đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về hiệu quả của việc đổi mới cơ chế hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập.

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm tự chủ còn do chưa có nghị định riêng về cơ chế tự chủ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đại diện một số trường còn cho biết, họ đang gặp lúng túng trong mở ngành đào tạo, phê duyệt đề án liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài, vấn đề tự chủ trong in ấn, cấp phát văn bằng, chứng chỉ. Một số trường còn chưa sẵn sàng thực hiện tự chủ vì lo ngại thay đổi và sợ nhà nước cắt hẳn nguồn ngân sách.

Bà Trương Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói: "Cơ chế chính sách hiện nay chưa có văn bản rõ ràng, trong khi trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật là trường chuyên dạy về thực hành, thí nghiệm, nên kinh phí đầu tư rất lớn, đặc biệt cơ sở vật chất dạng thực hành thí nghiệm. Nếu nhà nước vẫn cắt, việc xây dựng đề án tự chủ trong tương lai gần khi cơ sở vật chất đó xuống cấp sẽ không hiệu quả".

Những mâu thuẫn như đã nói ở trên đang làm hạn chế việc tự chủ trong các trường đại học. Giải quyết được những vướng mắc này, sẽ tránh được tình trạng tự chủ nửa vời, giúp cho các trường mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53

Hà Nội: Đảng ủy Khối DN quận Đống Đa trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng đợt 19/5

Sáng nay (15/5), Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa trao tặng Huy hiệu 55 - 45 - 30 tuổi Đảng cho đảng viên nhân dịp 19/5 (kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh).
2024-05-15 12:52:28
Đang tải...