Cựu chiến binh trồng cây, nuôi cá trên đồi hoang, kiếm tiền tỷ mỗi năm

2022-04-21 14:31:26 0 Bình luận
Từ 5 ha đất ban đầu, cựu chiến binh Phan Công Thi ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã mở rộng ra 30 ha, kết hợp mô hình trồng cây, nuôi cá, ... cho mang thu nhập tốt.

Ông Phan Công Thi (64 tuổi), ở thôn Hoa Sơn, xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Ông tham gia chống Mỹ, hoà bình lập lại thì chuyển công tác đến trường Sỹ quan Lục quân 2. Năm 1984, ông trở về quê với vết thương ở tay, thương tật 41%, hạng 4/4, hưởng chế độ thương binh và chất độc da cam. 

Tận dụng 5 ha đất vườn đồi bố mẹ để lại, ông Thi đưa vợ con về đây khai hoang, lập nghiệp. Để đủ tiền lo cho 7 người con ăn học, vợ chồng ông làm ruộng, hết vụ mùa thì đi xây, phụ hồ.

Từ vùng đồi hoang, ông Thi mở rộng phát triển kinh tế nông lâm (Ảnh: VnExpress)

Đau đáu với việc trang trải thu nhập nuôi gia đình, ông Thi bàn với vợ trồng cây phát triển kinh tế. Song vợ ông từ chối, vì cho rẳng việc đó không khả thi. Dân làng cũng chế nhạo, cho rằng ông sẽ phải bỏ cuộc. Mặc kệ phản đối, khuyên ngăn, ông Thi vẫn cần mẫn một mình khẩn hoang trên đồi.

Từ 5 hecta đất, sau vài năm khai hoang, ông Thi mở rộng lên 30 hecta, được chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đủ tiêu chí làm mô hình nông lâm kết hợp. Giai đoạn đầu, ông trồng cây bạch đàn bán, sau thấy không hiệu quả chuyển sang trồng keo. Những đám cỏ tranh cao gần lút đầu người được cắt về lợp nhà, đem nhập cho bà con trong vùng để kiếm thêm thu nhập.

Đàn trâu trong trang trại của ông Thi (Ảnh: VnExpress)

"Cầm cuốc nhiều nên hai bàn tay tôi chai sạn, nhiều chỗ bầm dập", ông Thi kể. Thấy chồng vất vả, bà Thanh gác lại công việc bên ngoài, ở nhà phụ giúp trồng trọt, chăn nuôi  "Bà ấy phản đối suốt 5 năm, nhưng lâu dần thấy sự kiên trì của tôi nên cũng xuôi. Vợ ủng hộ, tôi như được tiếp thêm 200% sức lực, cày cuốc ngày đêm mà không biết mệt mỏi", cựu binh nhớ lại.

Tranh thủ những thời gian rảnh rỗi, ông Thi đi đến các huyện khác học mô hình trang trại nông lâm kết hợp, tích lũy thêm kiến thức. Ông mạnh dạn làm hồ sơ gửi lên chính quyền vay theo diện ưu đãi làm vườn đồi. Tối đa ông được cấp 100 triệu đồng, song vì chưa tin tưởng, cán bộ chỉ duyệt chi 50 triệu đồng. Cựu binh sau đó đành vay thêm họ hàng, bạn bè để "theo đến cùng".

Bên cạnh trồng keo, ông Thi đào ao  một hecta thả cá, nuôi hàng chục con trâu, trồng thêm cây cảnh bán để có tiền lấy ngắn nuôi dài. Cứ sau 5 năm, cây keo cho thu hoạch, bán luân phiên, mỗi vụ lời hàng trăm triệu đồng. Trâu nuôi 1,5 năm thì bán, giá trung bình 20 triệu đồng một con, lời 5 triệu đồng. Ao nuôi hơn một tấn cá leo, chép, trôi, rô phi... bán quanh năm, ngoài giao dịch tại chỗ thì còn tiêu thụ tại các chợ trên địa bàn thị xã Kỳ Anh.

Theo ông, cây keo cho thu nhập lớn nhất, do có nhiều nhà máy gỗ dăm trên địa bàn đặt mua. Mỗi vụ keo, chủ vườn thuê thêm 20 nhân công, trả 200.000-250.000 đồng một ngày. Trước kia có thuê thêm người chăn trâu, song bây giờ mở rộng thêm được diện tích nên hàng ngày ông Thi dậy sớm lùa 40 con trâu vào đồi sâu ăn cỏ, đến cuối chiều chúng tự về. 7 người con thì 6 người đã lập gia đình, sinh sống trên địa bàn, thỉnh thoảng đến hỗ trợ bố mẹ làm vườn.

"Từ năm 2003, trang trại bắt đầu sinh lời. Trung bình một năm, sau khi trừ chi phí, tôi lời khoảng một tỷ đồng từ tiền bán cây keo, trâu, cá, cây cảnh...", ông Thi nói. Hiện, những khoản nợ vay ngày xưa đã trả hết, vợ chồng ông cùng con trai út làm nhà ở tại trang trại. Có tiền tích lũy, ông sắm thêm ôtô đi lại, hỗ trợ các con mua thêm nhiều vật dụng đắt tiền trong nhà, phát triển mô hình kinh tế.

Hiện, ông Thi đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng vào 30 hecta trang trại. Ngoài đúc rút kinh nghiệm người đi trước, ông còn lên mạng nghiên cứu phương pháp khi trồng một loại cây mới, chẳng hạn mai cảnh. Đến nay, vườn mai có hơn 2.000 gốc, mỗi cây bán ra thị trường 30-40 triệu đồng. Mong muốn của ông là tạo thêm cảnh quan, biến nơi đây thành khu sinh thái để thu hút nhiều người tới tham quan, câu cá, nghỉ ngơi dịp cuối tuần. Khi sức khỏe yếu, các con sẽ thay ông phát triển trang trại.

Tương tự, ông Trương Văn Phấn (SN 1953), thôn Thôm Mò, xã Quân Hà, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) là cựu chiến binh, có tỷ lệ phơi nhiễm chất độc da cam 76%. Từ chiến trường trở về, cuộc sống của vợ chồng ông cùng 3 người con vô cùng gian nan, vất vả.

Vợ chồng cựu chiến binh Trương Văn Phấn thành công với sản phẩm cao Gấm, hỗ trợ sức khoẻ (Ảnh: VOV)

Để trang trải, vợ chồng ông Phấn bươn chải đủ thứ công việc từ trồng ngô, cấy lúa, nuôi lợn gà và cả buôn bán nhỏ lẻ.  Năm 2004, khi tuổi đã ngoại ngũ tuần, ông bà quyết định tham gia sáng lập một trong những Hợp tác xã đầu tiên tại huyện Bạch Thông, với ngành nghề chủ yếu là chăn nuôi lợn, buôn bán thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng. Đầu năm 2009, khi vợ ông nghỉ hưu, Hợp tác xã Đức Mai do 2 vợ chồng ông quản lý đã chính thức ra đời.

Từ 6 con lợn nái rồi gia đình cứ nhân dần lên, cao điểm lên đến 50 con nái, mỗi lứa đẻ ngót nghét 500 con lợn, có năm gia đình xuất chuồng đến hơn 1.000 con lợn. Có những năm, tinh riêng lãi từ chăn nuôi đã đạt 500 triệu đồng.

Đầu năm 2017, giá lợn hơi rớt xuống 15.000 đồng/kg, khiến gia đình cũng lao đao. Khi giá lợn mới tạm ổn, trang trại phục hồi thì dịch tả lợn châu phi lại bùng phát khiến hơn 20 tấn lợn của gia đình ông Phấn cũng buộc phải tiêu hủy. Tưởng chừng như Hợp tác xã Đức Mai sẽ phải đóng cửa, song với sự nhanh nhạy của mình, ông Phấn đã tìm ra hướng đi mới.

Hai vợ chồng chuyển sang sản xuất cao Gấm, là một loai cây leo, mọc phổ biến ở những cánh rừng tự nhiên và đồng bào vẫn lấy về nấu cao, chữa các bệnh xương khớp. Nhận thấy tác dụng cũng như tiềm năng của loại dược liệu này, ông Phấn mày mò tìm cách chế tạo hệ thống dây chuyền nấu cao công nghiệp hơn.  Năm 2018, sản phẩm Cao Gấm Bảo An của HTX Đức Mai được gắn thương hiệu OCOP 3 sao. Sản xuất hơn 1 tạ cao mỗi năm, sản phẩm của Hợp tác xã có mặt tại  các tỉnh như Thái Nguyên, Hà Nội, TP.HCM đến tận mũi Cà Mau. 

Thành công trong lĩnh vực cao gấm nhưng gia đình ông Phấn vẫn duy trì chăn nuôi và kinh doanh, quản lý chợ nông thôn, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương.

 
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00
Đang tải...