Cựu chiến binh trồng cây, nuôi cá trên đồi hoang, kiếm tiền tỷ mỗi năm

2022-04-21 14:31:26 0 Bình luận
Từ 5 ha đất ban đầu, cựu chiến binh Phan Công Thi ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã mở rộng ra 30 ha, kết hợp mô hình trồng cây, nuôi cá, ... cho mang thu nhập tốt.

Ông Phan Công Thi (64 tuổi), ở thôn Hoa Sơn, xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Ông tham gia chống Mỹ, hoà bình lập lại thì chuyển công tác đến trường Sỹ quan Lục quân 2. Năm 1984, ông trở về quê với vết thương ở tay, thương tật 41%, hạng 4/4, hưởng chế độ thương binh và chất độc da cam. 

Tận dụng 5 ha đất vườn đồi bố mẹ để lại, ông Thi đưa vợ con về đây khai hoang, lập nghiệp. Để đủ tiền lo cho 7 người con ăn học, vợ chồng ông làm ruộng, hết vụ mùa thì đi xây, phụ hồ.

Từ vùng đồi hoang, ông Thi mở rộng phát triển kinh tế nông lâm (Ảnh: VnExpress)

Đau đáu với việc trang trải thu nhập nuôi gia đình, ông Thi bàn với vợ trồng cây phát triển kinh tế. Song vợ ông từ chối, vì cho rẳng việc đó không khả thi. Dân làng cũng chế nhạo, cho rằng ông sẽ phải bỏ cuộc. Mặc kệ phản đối, khuyên ngăn, ông Thi vẫn cần mẫn một mình khẩn hoang trên đồi.

Từ 5 hecta đất, sau vài năm khai hoang, ông Thi mở rộng lên 30 hecta, được chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đủ tiêu chí làm mô hình nông lâm kết hợp. Giai đoạn đầu, ông trồng cây bạch đàn bán, sau thấy không hiệu quả chuyển sang trồng keo. Những đám cỏ tranh cao gần lút đầu người được cắt về lợp nhà, đem nhập cho bà con trong vùng để kiếm thêm thu nhập.

Đàn trâu trong trang trại của ông Thi (Ảnh: VnExpress)

"Cầm cuốc nhiều nên hai bàn tay tôi chai sạn, nhiều chỗ bầm dập", ông Thi kể. Thấy chồng vất vả, bà Thanh gác lại công việc bên ngoài, ở nhà phụ giúp trồng trọt, chăn nuôi  "Bà ấy phản đối suốt 5 năm, nhưng lâu dần thấy sự kiên trì của tôi nên cũng xuôi. Vợ ủng hộ, tôi như được tiếp thêm 200% sức lực, cày cuốc ngày đêm mà không biết mệt mỏi", cựu binh nhớ lại.

Tranh thủ những thời gian rảnh rỗi, ông Thi đi đến các huyện khác học mô hình trang trại nông lâm kết hợp, tích lũy thêm kiến thức. Ông mạnh dạn làm hồ sơ gửi lên chính quyền vay theo diện ưu đãi làm vườn đồi. Tối đa ông được cấp 100 triệu đồng, song vì chưa tin tưởng, cán bộ chỉ duyệt chi 50 triệu đồng. Cựu binh sau đó đành vay thêm họ hàng, bạn bè để "theo đến cùng".

Bên cạnh trồng keo, ông Thi đào ao  một hecta thả cá, nuôi hàng chục con trâu, trồng thêm cây cảnh bán để có tiền lấy ngắn nuôi dài. Cứ sau 5 năm, cây keo cho thu hoạch, bán luân phiên, mỗi vụ lời hàng trăm triệu đồng. Trâu nuôi 1,5 năm thì bán, giá trung bình 20 triệu đồng một con, lời 5 triệu đồng. Ao nuôi hơn một tấn cá leo, chép, trôi, rô phi... bán quanh năm, ngoài giao dịch tại chỗ thì còn tiêu thụ tại các chợ trên địa bàn thị xã Kỳ Anh.

Theo ông, cây keo cho thu nhập lớn nhất, do có nhiều nhà máy gỗ dăm trên địa bàn đặt mua. Mỗi vụ keo, chủ vườn thuê thêm 20 nhân công, trả 200.000-250.000 đồng một ngày. Trước kia có thuê thêm người chăn trâu, song bây giờ mở rộng thêm được diện tích nên hàng ngày ông Thi dậy sớm lùa 40 con trâu vào đồi sâu ăn cỏ, đến cuối chiều chúng tự về. 7 người con thì 6 người đã lập gia đình, sinh sống trên địa bàn, thỉnh thoảng đến hỗ trợ bố mẹ làm vườn.

"Từ năm 2003, trang trại bắt đầu sinh lời. Trung bình một năm, sau khi trừ chi phí, tôi lời khoảng một tỷ đồng từ tiền bán cây keo, trâu, cá, cây cảnh...", ông Thi nói. Hiện, những khoản nợ vay ngày xưa đã trả hết, vợ chồng ông cùng con trai út làm nhà ở tại trang trại. Có tiền tích lũy, ông sắm thêm ôtô đi lại, hỗ trợ các con mua thêm nhiều vật dụng đắt tiền trong nhà, phát triển mô hình kinh tế.

Hiện, ông Thi đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng vào 30 hecta trang trại. Ngoài đúc rút kinh nghiệm người đi trước, ông còn lên mạng nghiên cứu phương pháp khi trồng một loại cây mới, chẳng hạn mai cảnh. Đến nay, vườn mai có hơn 2.000 gốc, mỗi cây bán ra thị trường 30-40 triệu đồng. Mong muốn của ông là tạo thêm cảnh quan, biến nơi đây thành khu sinh thái để thu hút nhiều người tới tham quan, câu cá, nghỉ ngơi dịp cuối tuần. Khi sức khỏe yếu, các con sẽ thay ông phát triển trang trại.

Tương tự, ông Trương Văn Phấn (SN 1953), thôn Thôm Mò, xã Quân Hà, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) là cựu chiến binh, có tỷ lệ phơi nhiễm chất độc da cam 76%. Từ chiến trường trở về, cuộc sống của vợ chồng ông cùng 3 người con vô cùng gian nan, vất vả.

Vợ chồng cựu chiến binh Trương Văn Phấn thành công với sản phẩm cao Gấm, hỗ trợ sức khoẻ (Ảnh: VOV)

Để trang trải, vợ chồng ông Phấn bươn chải đủ thứ công việc từ trồng ngô, cấy lúa, nuôi lợn gà và cả buôn bán nhỏ lẻ.  Năm 2004, khi tuổi đã ngoại ngũ tuần, ông bà quyết định tham gia sáng lập một trong những Hợp tác xã đầu tiên tại huyện Bạch Thông, với ngành nghề chủ yếu là chăn nuôi lợn, buôn bán thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng. Đầu năm 2009, khi vợ ông nghỉ hưu, Hợp tác xã Đức Mai do 2 vợ chồng ông quản lý đã chính thức ra đời.

Từ 6 con lợn nái rồi gia đình cứ nhân dần lên, cao điểm lên đến 50 con nái, mỗi lứa đẻ ngót nghét 500 con lợn, có năm gia đình xuất chuồng đến hơn 1.000 con lợn. Có những năm, tinh riêng lãi từ chăn nuôi đã đạt 500 triệu đồng.

Đầu năm 2017, giá lợn hơi rớt xuống 15.000 đồng/kg, khiến gia đình cũng lao đao. Khi giá lợn mới tạm ổn, trang trại phục hồi thì dịch tả lợn châu phi lại bùng phát khiến hơn 20 tấn lợn của gia đình ông Phấn cũng buộc phải tiêu hủy. Tưởng chừng như Hợp tác xã Đức Mai sẽ phải đóng cửa, song với sự nhanh nhạy của mình, ông Phấn đã tìm ra hướng đi mới.

Hai vợ chồng chuyển sang sản xuất cao Gấm, là một loai cây leo, mọc phổ biến ở những cánh rừng tự nhiên và đồng bào vẫn lấy về nấu cao, chữa các bệnh xương khớp. Nhận thấy tác dụng cũng như tiềm năng của loại dược liệu này, ông Phấn mày mò tìm cách chế tạo hệ thống dây chuyền nấu cao công nghiệp hơn.  Năm 2018, sản phẩm Cao Gấm Bảo An của HTX Đức Mai được gắn thương hiệu OCOP 3 sao. Sản xuất hơn 1 tạ cao mỗi năm, sản phẩm của Hợp tác xã có mặt tại  các tỉnh như Thái Nguyên, Hà Nội, TP.HCM đến tận mũi Cà Mau. 

Thành công trong lĩnh vực cao gấm nhưng gia đình ông Phấn vẫn duy trì chăn nuôi và kinh doanh, quản lý chợ nông thôn, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương.

 
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38

CSGT đưa người già, trẻ nhỏ thoát khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân

Tuần tra kiểm soát trên cao tốc, tổ công tác của đội Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3 (Cục CSGT) kịp thời giúp nhiều trẻ nhỏ, người già khỏi nắng nóng.
2024-04-29 09:00:00

Chổi đót phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn: Làng nghề độc đáo gần 100 năm tuổi

Được truyền từ đời này qua đời khác, làng nghề chổi đót phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn có bề dày gần 100 năm qua đang từng bước lớn mạnh bởi những bàn tay ngày đêm gìn giữ nét đẹp truyền thống.
2024-04-28 15:17:00
Đang tải...