Dấu ấn tiền tệ 2022 vượt qua “cơn gió nghịch”

2022-12-29 09:25:21 0 Bình luận
Kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 là bài học kinh nghiệm quý báu đối với công tác quản lý, điều hành của Ngân hàng Nhà nước, cũng như vai trò trách nhiệm thực thi của các tổ chức tín dụng mỗi khi khó khăn thách thức xuất hiện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2023

Vượt qua “cơn gió nghịch”

Năm 2022 là năm ngành Ngân hàng (NH) tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép: Giữ ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước vừa bắt đầu phục hồi sau đại dịch lịch sử COVID-19, lại xuất hiện nhiều yếu tố tiềm ẩn rủi ro bất định và khó lường, xuất phát từ xung đột vũ trang Nga - Ukraine và lạm phát, suy giảm kinh tế tại một số quốc gia và khu vực, nhiều đồng tiền mạnh mất giá so với đồng USD, lãi suất các nước tăng cao… Tất cả các yếu tố đó có tác động ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế đất nước, đến thị trường tiền tệ, ngoại hối và hoạt động NH.

Bên cạnh đó, những vấn đề nội tại của thị trường tài chính phát sinh… hội tụ tác động đến tâm lý người dân và doanh nghiệp (DN). Điều này áp lực lớn đến việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu chính sách tiền tệ (CSTT), đến nhiệm vụ của ngành NH. Trong điều kiện đó, ngành NH vẫn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao – kết quả đó phản ánh và mang đậm dấu ấn chính sách và điều hành CSTT của NH Trung ương, thể hiện ở một số mặt sau:

Một là, hoàn thành nhiệm vụ kép. Chỉ tiêu về lạm phát về tăng trưởng kinh tế, mặc dù chưa có số liệu chính thức năm, song kết quả 11 tháng và dự báo, dự ước cả năm 2022 đều đạt, sẽ là chỉ tiêu định lượng nhất, phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành NH được Chính phủ giao, đồng thời đảm bảo hoàn thành mục tiêu CSTT: Giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm giữ lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Kết quả này, càng có ý nghĩa quan trọng khi trong năm 2022 xuất hiện nhiều khó khăn thách thức đối với nền kinh tế, khi giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu tăng; làm tăng chi phí DN và tác động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến tăng trưởng kinh tế.

Hai là, CSTT được điều hành linh hoạt, phù hợp và hiệu quả. Trong bối cảnh nhiều đồng tiền mạnh mất giá so với đồng USD; lãi suất của các nước tăng cao, do lạm phát; suy giảm kinh tế, ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu… thị trường vàng biến động mạnh và giá vàng thế giới tăng cao. Tất cả những diễn biến đó, trở thành yếu tố tiềm ẩn rủi ro đối với nền kinh tế, đối với thị trường tiền tệ, ngoại hối và hoạt động NH, đặc biệt là yêu cầu giữ ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, NH Trung ương đã điều chỉnh các mức lãi suất điều hành; điều chỉnh biên độ giao dịch tỷ giá, cũng như sử dụng phối hợp hiệu quả các công cụ CSTT (thị trường mở; chiết khấu, tái cấp vốn; mua bán ngoại tệ…) và biện pháp quản lý, điều hành khác, đã góp phần quan trọng trong việc ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm giữ lạm phát. Đây là kết quả quan trọng và ấn tượng khi đặt trong bối cảnh năm 2022 và diễn biến không tích cực của tình hình kinh tế và thị trường tài chính thế giới trong năm.

Ba là, CSTT hỗ trợ DN và góp phần cải thiện môi trường đầu tư. Đây cũng là kết quả quan trọng và ấn tượng của CSTT năm 2022, gắn liền với hiệu quả của các chính sách hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, như: Cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ; giảm lãi suất cho DN; cho vay mới với lãi suất thấp; chính sách cho vay 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên với lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng VND không quá 5,5%/năm; thực hiện cải cách hành chính và phát triển mạnh dịch vụ NH, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong sử dụng dịch vụ NH, giúp DN giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và củng cố niềm tin của DN, của người dân đối với ngành NH.

                                                Hàng hóa dồi dào phong phú phục vụ khách hàng. Ảnh Trọng Triết

Kết quả quan trọng trong điều hành CSTT năm 2022 không chỉ ở việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm, mà những kết quả đó còn là cơ sở nền tảng để thực hiện nhiệm vụ năm 2023, với dự báo còn nhiều khó khăn thách thức.

Đồng thời kết quả chính sách và điều hành CSTT năm 2022, còn là bài học kinh nghiệm quý báu đối với công tác quản lý, công tác điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cũng như vai trò trách nhiệm thực thi của các tổ chức tín dụng (TCTD) mỗi khi khó khăn thách thức xuất hiện, đó là bài học xuyên suốt về kiên định trong điều hành chính sách; bài học về sự linh hoạt, sáng tạo trong điều hành và vận dụng các công cụ quản lý; bài học về sự thống nhất, đồng thuận và trách nhiệm trong thực thi chính sách. Hội tụ tất cả các yếu tố đó, sẽ là cơ sở nền tảng để tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra trong giai đoạn 2020 - 2025.

Năm 2023 tiếp tục triển khai đồng bộ các CSTT để đạt được các mục tiêu đề ra

Dự báo năm 2023, kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế trong nước thời gian tới đối mặt với thuận lợi và thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, NHNN đã định hướng điều hành CSTT trong năm 2023 tiếp tục hướng đến nhiệm vụ chính trị lớn nhất là kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, NHNN tiếp tục bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành thận trọng, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống NH; điều tiết tiền tệ hợp lý, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu CSTT.

Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của ngành NH tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”. Trong đó, đẩy mạnh xử lý nợ xấu; tăng cường công tác thanh tra và nâng cao hiệu quả công tác giám sát an toàn vĩ mô và vi mô; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các TCTD...

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động NH, bảo đảm thị trường tiền tệ, NH hoạt động an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững.

Giám đốc Agribank An Giang Bùi Thanh Quang trao quà cho người nghèo. Ảnh Trọng Triết

Đồng thời, thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động NH để áp dụng các mô hình kinh doanh mới và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, DN; đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành NH, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.../.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nhân Việt Nam 'bắt kịp thế giới, đi cùng thời đại'

Các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã "dám chơi và biết chơi" hơn trong một sân chơi không chỉ trong lòng đất nước mà cả khu vực và thế giới. Chúng ta không chỉ bắt kịp mà có những bước quan trọng để đi cùng với thế giới, với thời đại.
2024-10-13 10:45:13

Tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu năm 2024 giảm còn 3,25% hộ nghèo

Hiện nay, tỉnh Quảng Bình có 3.647 hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở cần hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Tỉnh này sẽ huy động các nguồn lực hơn 292 tỷ đồng.
2024-10-13 08:00:00

Phá khối đá 300 tấn nguy cơ lăn xuống nhà dân ở Khu du lịch Phong Nha

Chiều 12/10, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền huyện Bố Trạch phá khối đá hơn 300 tấn tại tổ dân phố Xuân Tiến, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch.
2024-10-13 07:10:00

Đền Thánh mẫu Liễu Hạnh tại tỉnh Quảng Bình trở thành điểm du lịch

Tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định công nhận điểm du lịch đối với đền Thánh mẫu Liễu Hạnh tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch
2024-10-13 07:00:00

Thương binh Tạ Quang Uẩn - giỏi làm kinh tế, giàu lòng nhân ái

Vinh dự được gặp người thương binh Tạ Quang Uẩn - Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Phong Cảnh, tại Thành cổ Quảng Trị - nơi mà cách đây 52 năm đã diễn ra cuộc chiến biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Đứng trên mảnh đất đầy bi tráng ấy, những hình ảnh trong cuộc đời dường như lần nữa vụt qua ký ức ông...
2024-10-13 06:35:00

Doanh nhân thương binh Tạ Quang Uẩn: Hành trình vượt khó

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương ngày nào vẫn luôn hằn sâu trên thân thể thương binh Tạ Quang Uẩn. Vượt qua mọi nỗi đau đó, thương binh Tạ Quang Uẩn đã nỗ lực xây dựng một doanh nghiệp mang thương hiệu Phong Cảnh để tạo việc làm, thu nhập cho đồng đội và con em gia đình chính sách.
2024-10-12 13:45:00
Đang tải...