ĐBSCL: Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngành hàng chủ lực vùng

2022-12-27 08:47:58 0 Bình luận
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều lợi thế trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản, lúa gạo và rau quả lớn nhất của cả nước. Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã đồng hành cùng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đến cuối tháng 11/2022, hoạt động ngân hàng tại khu vực ĐBSCL đạt các chỉ tiêu tích cực: Huy động vốn đạt 718.905 tỉ đồng, tăng 8,68% so với cuối năm 2021; Dư nợ tín dụng đạt 955.451 tỉ đồng, tăng 13,53% so với cuối 2021; Tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng (TCTD) quan tâm đầu tư, với dư nợ tín dụng đạt gần 540.000 tỉ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2021.

Chế biến cá tra. Ảnh Trọng Triết

 

Một số mặt hàng nông sản chủ lực của vùng có mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng, như: Dư nợ tín dụng ngành thủy sản đạt 112.455 tỉ đồng, tăng 16% và chiếm gần 54% dư nợ tín dụng thủy sản toàn quốc. Trong đó, dư nợ tín dụng cá tra và tôm đạt 62.953 tỉ đồng, chiếm 56% dư nợ cho vay thủy sản của vùng. Dư nợ tín dụng ngành lúa gạo đạt 89.388 tỉ đồng, tăng gần 13% so với cuối năm 2021 và chiếm gần 55% dư nợ tín dụng lúa gạo toàn quốc; dư nợ tín dụng ngành rau quả đạt 19.441 tỉ đồng và chiếm khoảng 21% dư nợ tín dụng rau quả toàn quốc.

Kết quả trên cho thấy, dòng vốn tín dụng đã tập trung vào các lĩnh vực, ngành hàng là thế mạnh, chủ lực của khu vực ĐBSCL theo đúng định hướng chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương vùng ĐBSCL nói riêng và toàn quốc nói chung.

Với lợi thế có mạng lưới rộng lớn ở khu vực ĐBSCL (bao gồm 17 chi nhánh loại I, 145 chi nhánh loại II và 145 phòng giao dịch cùng hơn 5.200 cán bộ), Agribank không ngừng cung cấp những sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại; quy mô tín dụng có mức tăng trưởng khá tốt và ổn định trong 10 năm qua, Agribank luôn là điểm tựa kinh tế đáng tin cậy của doanh nghiệp và người nông dân trên từng chặng đường phát triển.

Chủ tịch HĐTV Agribank, Phạm Đức Ấn chia sẻ, Agribank luôn quan tâm và xác định ĐBSCL là một trong những khu vực chủ đạo để đầu tư cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 2022, Agribank đã ưu tiên giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho khu vực này là 11,6%, tương đương với mức tăng trưởng tín dụng khoảng 23.000 tỉ đồng, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng của toàn hệ thống.

Đến nay, Agribank đã đầu tư tín dụng cho khu vực ĐBSCL hơn 217.000 tỉ đồng, tăng 10,5% so với năm 2021, chiếm 15% tổng dư nợ của Agribank. Trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là 180.000 tỉ đồng với 670.000 khách hàng, chiếm 83% dư nợ cho vay của khu vực. Đáng chú ý, mặc dù thị phần tín dụng của Agribank tại khu vực ĐBSCL chỉ chiếm 22,6% nhưng thị phần tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tới 40%. Song song với tín dụng thương mại, Agribank đã triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất và chương trình giảm lãi suất cho khách hàng trong toàn hệ thống.

Trong giai đoạn 2021 - 2022, Agribank đã triển khai 9 chương trình tín dụng ưu đãi, 2 chương trình giảm trực tiếp lãi suất cho vay đối với khách hàng. Trong đó, có 2 chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và 7 chương trình ưu đãi dành cho các đối tượng là khách hàng lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng FDI, xuất nhập khẩu và khách hàng cá nhân vay tiêu dùng. Đặc biệt, vừa qua, Agribank đã triển khai chương trình giảm 20% lãi suất cho các khách hàng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP và các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung, khách hàng kinh doanh xăng dầu...

Agribank đã dành hơn 7.000 tỉ đồng để hỗ trợ lãi và phí cho khách hàng, trong đó riêng khu vực ĐBSCL được giảm hơn 900 tỉ đồng trong năm 2021. Dự kiến trong năm 2022, ngân hàng sẽ tiết giảm khoảng 2.000 tỉ đồng để hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, trong đó dự kiến khu vực ĐBSCL được giảm khoảng 300 tỉ đồng.

Agribank không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để mở rộng đầu tư tín dụng giúp khách hàng tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng. Đồng thời triển khai các giải pháp để rút gọn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình tiếp cận vốn vay.

Cùng với Agribank, Vietcombank là ngân hàng có thế mạnh cho vay và cung cấp các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Năm 2022 tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này đạt hơn 18% và một tỉ lệ không nhỏ trong số vốn tín dụng cung ra thị trường của ngân hàng dành cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ hải sản.

Ngoài ra, nhiều Ngân hàng TMCP khác, như: ACB, LienVietPostBank, SHB, BIDV, VietinBank... cũng tham gia rất mạnh vào lĩnh vực tài trợ thương mại cho ngành nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản.

Theo ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú, một doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam, cho biết cuối năm 2022, mặc dù lãi suất huy động trên thị trường tăng cao nhưng các ngân hàng vẫn duy trì lãi suất cho vay ở mức rất hợp lí. Ông Quang mong muốn ngành Ngân hàng tiếp tục giữ ổn định lãi vay để doanh nghiệp mua hết lượng tôm trong dân, do hiện nay lượng hàng tôm tồn kho ở các kho ở thị trường Mỹ, Úc, EU dự tính phải bán đến giữa năm 2023 mới hết.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó tổng giám đốc phụ trách ban điều hành VietinBank khẳng định, ngân hàng sẵn sàng cung cấp vốn phù hợp với nhu cầu thị trường và giữ ổn định lãi suất. Tuy nhiên, dự báo năm 2023 sẽ tiếp tục khó khăn. Vì vậy, ông Dũng đề nghị doanh nghiệp, đặc biệt là ngành thủy sản phải quản lý, kiểm soát tốt hàng tồn kho để ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điển hình như ngành tôm, hiện nay lượng tồn kho lớn, trong khi trên thị trường xuất khẩu lại do Ecuado và Ấn Độ định giá mặt hàng tôm chứ không phải Việt Nam.

Công ty XNK trái cây Chánh Thu được kết nối tiêu thụ Xoài cho tỉnh Anh Giang. Ảnh Trọng Triết

Với tinh thần đồng hành, chia sẻ cùng người dân, doanh nghiệp, ngành Ngân hàng sẵn sàng triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phát triển kinh tế trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng yêu cầu các đơn vị trong ngành Ngân hàng bám sát diễn biến của thị trường, điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu kiên định ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với thời hạn và lãi suất hợp lí theo Nghị định 55/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Chủ động tiếp cận người dân, doanh nghiệp thuộc ngành hàng thủy sản, lúa gạo, rau quả... để đánh giá về nhu cầu tín dụng nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn để doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của vùng ĐBSCL./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất, cơ hội cho chủ hộ kinh doanh vượt bão lạm phát

Nhằm tiếp sức nguồn vốn và tạo đà tăng trưởng bền vững cho hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn bậc nhất thị trường, với gói vay kinh doanh thế chấp chỉ từ 5,39%/năm, mang đến cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt và hiệu quả cho nhóm khách hàng đang phát triển bùng nổ này.
2025-04-10 12:35:14

Thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định 06/QĐ-TTg

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch 36/KH-BCĐĐA06 về việc “thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025”.
2025-04-10 11:20:44

Nam Định: Công bố quyết định sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh vào Báo Nam Định

Sáng 9/4/2025, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức hội nghị lần thứ 41 sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2025 và công bố các quyết định về công tác tổ chức và cán bộ.
2025-04-10 09:17:28

Nơi người khiếm thị ổn định cuộc sống nhờ nghề massage trị liệu

Nằm trong con ngõ nhỏ ở phố Trần Bình (Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy), tiệm Tẩm quất massage người mù Phương Phương đã và đang tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động là người mù và người khiếm thị.
2025-04-10 07:44:03

Tổng Bí thư Tô Lâm: "100% người có công và gia đình người có công sẽ được chăm lo toàn diện về vật chất và tinh thần"

"Đến năm 2030, 100% người có công và gia đình người có công sẽ có mức sống trung bình khá trở lên, được chăm lo toàn diện về vật chất và tinh thần", Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong cuộc gặp mặt ngày 9/4.
2025-04-09 18:55:26

Nghệ An: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Làng Sen năm 2025

Chiều 9/4, UBND tỉnh Nghệ An và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nghệ An tổ chức họp báo Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành tượng đài "Bác Hồ về thăm quê" chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
2025-04-09 18:00:00
Đang tải...