Điểm du lịch kỳ bí ở Mỹ - nơi nước chảy ngược từ dưới lên trên
2016-08-04 15:33:10
0 Bình luận
Nếu theo quy luật vật lý thông thường thì nước sẽ phải chảy xuống chân đập, thế nhưng tại đây điều kỳ diệu đã xảy ra: nước chảy ngược và bay lên trên như kháng lại lực hấp dẫn của trái đất.
Đập Hoover nằm trên biên giới của bang Arizona và Nevada là một trong những điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách ở phía Đông nước Mỹ, được xếp hạng kỳ quan lịch sử quốc gia và là một trong 100 kỳ quan của thế giới ở thế kỷ 20. Mỗi năm có 8 đến 10 triệu khách du lịch tới đây để chiêm ngưỡng sức mạnh và sự vĩ đại của con đập. Công trình này lớn đến nỗi mà dường như tại đây định luật “vạn vật hấp dẫn” bị lu mờ.
Các du khách tới đây ai cũng cố gắng một lần được thử thí nghiệm như sau: đứng trên đỉnh đập đổ nước từ trong chai xuống. Nếu theo quy luật vật lý thông thường thì nước sẽ phải chảy xuống chân đập, thế nhưng tại đây điều kỳ diệu đã xảy ra: nước chảy ngược và bay lên trên như kháng lại lực hấp dẫn của trái đất.
Thoạt nhìn, điều này hoàn toàn đi ngược lại định luật hấp dẫn. Thế nhưng trên thực tế kích thước khổng lồ của con đập đã tạo nên những luồng gió cực mạnh theo hướng đi lên, làm các vật ở mép đập bị thổi tung. Nhờ hiện tượng này mà một công trình thủy điện độc đáo đã trở thành điểm đến hấp dẫn những du khách tò mò muốn ném các vật xuống con đập để xem nó bay lên “như có phép màu” ra sao.
Đập Hoover được xây dựng tại Black Canyon thuộc con sông Colorado. Với chiều cao 221,4 mét (suýt soát với độ cao của tòa nhà 70 tầng), Hoover là đập cao thứ nhì trên nước Mỹ và là 1 trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ. Đập có chiều dài 379.2 mét xây theo hình móng ngựa. Chân của đập dày 200 mét và đỉnh đập kết hợp dùng làm đường giao thông rộng 15 mét.
Đây cũng là đập cổ nhất trong số các đập cao trên 150m được xây dựng trên đất Mỹ. Đập mang tên của Tổng thống Herbert Hoover vì ông đóng vai trò chính trong việc hình thành công trình kiên cố này.
Đập Hoover được khởi công xây dựng ngày 20/4/1931 và kết thúc năm 1936, tất cả chỉ mất 5 năm. Phí tổn cho công trình này năm 1931 là 49 triệu USD, tương đương 777 triệu USD vào năm 2016. Để xây dựng đập nước này, người ta phải đào 8,2 triệu tấn nham thạch, với số lượng thép tương đương dùng để xây dựng Empire State Building.
Có tất cả 21.000 công nhân đã từng làm việc tại đây, trung bình mỗi ngày có 3,500 người làm việc và khi cao điểm (tháng 6, 1934) có đến 5.218 người. Hai mục tiêu chính của việc xây đập Hoover là để cung cấp nguồn nước và nguồn điện cho các tiểu bang lân cận. 17 máy phát điện của đập Hoover có thể sản xuất tối đa là 2.071 megawatts năng lượng thủy điện.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Genk