Kỳ diệu: Cô chủ nhỏ biến rác thải nhựa thành đồ dùng cuộc sống xanh

2022-09-19 08:00:00
Đổi rác thải nhựa lấy nông sản, tái chế rác thành những vật dụng tiêu dùng thân thiện với môi trường và bán lại chính là cách vận hành ở Limart – zero waste, một dự án bảo vệ môi trường và tạo thu nhập cho người khuyết tật tại TP.HCM.

Theo báo Tuổi trẻ , chị Phạm Thị Kim Hằng (26 tuổi) là người sáng lập chuỗi cửa hàng xanh Limart – zero waste.  Xin thành lập doanh nghiệp xã hội với khát khao lan tỏa lối sống xanh, tái chế rác chỉ để mong ngày càng có nhiều người chú ý hơn đến tạo dựng môi trường sống xanh, phát triển bền vững. 

Dự án kinh doanh các mặt hàng sống xanh đang là niềm hạnh phúc của Hằng mỗi ngày. Ảnh: báo Tuổi trẻ

Hằng "lỳ" là biệt danh thân quen mà nhiều người vẫn quen gọi Hằng, người thường vận vài bộ đồ cũ, tối giản, mái tóc thả dài quá vai và đặc biệt thích làm bạn với... rác thải. Hằng tốt nghiệp Học viện Hàng không và trước đó làm trợ lý giám đốc một công ty logistics với mức lương cao.

Ngô Thị Phương Linh (người khiếm thị, tốt nghiệp ngành tâm lý học, hiện là nhân viên Limart) chia sẻ với báo Tuổi trẻ, cho biết '' Làm ở Limart giúp tôi học được nhiều thứ lắm, tự tin hơn, nói cười nhiều hơn, đặc biệt được học thêm nghề bán hàng, quảng cáo sản phẩm trên mạng'' 

Đau đáu với môi trường

Gặp Hằng tại một "tiệm tạp hóa xanh" của Limart - Zero waste nằm trên đường Nguyễn Trãi (Q.1, TP.HCM). Chỉ kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng liên quan đến chăm sóc nhà cửa, chăm sóc cá nhân, quà tặng... xanh, thân thiện với môi trường nên Limart - Zero waste do Hằng thành lập được mọi người gọi vui là tiệm tạp hóa xanh.

Hôm đó, Limart đang đón hơn 20 bạn nhỏ một trường tiểu học ở quận Gò Vấp ghé thăm, dồn dập những câu hỏi: "Xà phòng thảo mộc là gì vậy cô? Xơ mướp để làm gì vậy cô?...". Lần đầu được "tay sờ mắt thấy" hơn 200 sản phẩm mới lạ tại Limart khiến cả nhóm nhốn nháo.

Mọi chuyện bắt đầu từ việc đáp ứng chính nhu cầu của mình là được dùng các sản phẩm thuần tự nhiên nhằm hạn chế thải rác ra môi trường. Thế nhưng Hằng nói đã "yêu" các sản phẩm xanh cũng như đau đáu với nạn ô nhiễm môi trường lúc nào chẳng hay.

"Càng dùng càng thấy yêu các dòng sản phẩm này nên tôi lấy về bán lại cho mọi người" - Hằng nói và cho biết khi mọi người mua các sản phẩm này ngày một nhiều, cô quyết định khởi nghiệp với chính sản phẩm này. Hằng thành lập Limart - Zero waste vào năm 2019, tự làm một mình.

Với mọi người, chuyện Hằng rời bỏ công việc mức lương trên dưới 20 triệu đồng/tháng thời điểm đó là điều "không thể chấp nhận". Nhưng đã là Hằng "lỳ", chuyện nghỉ làm rồi một mình đơn độc gầy dựng Limart với một ít bàn chải đánh răng làm bằng gỗ, vài ống hút tre, bình nước thủy tinh, vài bánh dầu gội dầu xả, tinh dầu... là bình thường!

"Chắc cũng như các start-up khác, con đường khởi nghiệp của mình đầy rẫy khó khăn. Nhưng khó khăn lớn nhất phải kể đến việc mình đơn độc thực hiện dự án bởi lúc đó hầu như mọi người thân quen hoàn toàn không ủng hộ", Hằng nhớ lại.

Theo thông tin từ báo Dân Việt, cha Hằng cũng là người khiếm thị. Sự tận tâm, yêu thương chăm sóc của cha là động lực khiến Hằng muốn khởi nghiệp với cửa hàng sống xanh, để có thể tiếp tục trao đi cơ hội cho những người khiếm thị như cha mình. 

Kim Hằng luôn tin tưởng bất cứ điều gì một người khỏe mạnh bình thường làm được, thì người khiếm thị cũng có thể làm, miễn là trao cho họ cơ hội, một môi trường bình đẳng và tôn trọng. 

Theo báo Tuổi trẻ, để đa dạng hóa sản phẩm cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường, Hằng phải liên tục tìm và đặt hàng các dòng sản phẩm sống xanh khác nhau, có sản phẩm được sản xuất tận châu Âu. Đặc biệt, cô cùng cộng sự tự nghiên cứu, chế tạo ra nhiều sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược như: xà phòng, son môi, nước hoa...

Những chiếc can nhựa được các bạn khuyết tật biến thành giỏ đi chợ và kệ đựng đồ. Ảnh: báo Dân Việt

Do vậy, tỉ lệ sản phẩm do Limart tự nghiên cứu, sản xuất với sản phẩm nhập từ bên ngoài hiện đang 50 - 50. Tuy nhiên, mục tiêu Hằng đặt ra phải là 70% sản phẩm tự sản xuất, 30% sản phẩm nhập sắp tới.

Vậy mà tưởng chừng Limart đã "chết" ngay thời điểm dịch bùng phát mạnh đầu năm 2020. Nhưng chính nhờ thay đổi hình thức kinh doanh kịp thời, từ việc kinh doanh độc lập thành cộng hưởng cùng các quán cà phê để tận dụng mặt bằng mà dự án mới có thể trụ vững.

Đến với Limart lúc này, mọi người sẽ cảm nhận được sự mới mẻ ở đây bởi ngoài lan tỏa lối sống xanh, Limart đang nỗ lực để đồng hành, trao quyền cho người yếu thế. Hiện tới hơn phân nửa trong 12 nhân sự làm việc tại Limart là người khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật. Các bạn được trả lương cơ bản từ 5 triệu đồng trở lên với người đang học việc, còn người khuyết tật làm việc chính thức hưởng lương 12 triệu đồng/tháng.

Ngay từ khâu đón khách, bán hàng, tính tiền, quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng... của Limart đều đang vận hành từ chính đội ngũ những bạn trẻ khuyết tật. "Thuở nhỏ, có lần tôi đã từng lờ đi chỗ khác chỉ vì không muốn bạn bè châm chọc mình có một người bố mù. Cho đến khi bố mất, tôi mãi ân hận vì điều đó và nó trở thành lý do thôi thúc tôi bằng mọi cách phải đồng hành cùng những người yếu thế, khuyết tật trong xã hội như cách giúp mình bớt ân hận", Hằng tâm sự cùng báo Tuổi trẻ.

Tuy vậy, để có thể tuyển dụng, đào tạo cho người khuyết tật làm việc cũng là cả hành trình gian nan. "Nhiều lúc khó trò chuyện được với người khuyết tật vì họ không dễ mở lòng, mở lời, lại hay tự ti và phòng thủ với mọi người. Tôi chọn cách thật từ tốn, chỉ từng cái nhỏ và thật nhẹ nhàng, họ mới chịu ở lại làm việc cùng mình", Hằng nói thêm.

MC Liêu Hà Trinh (áo tím) ghé ủng hộ Limart. Ảnh: báo Dân Việt

Từng bế tắc khi một mình chèo chống dự án trước dịch bệnh, khó khăn bủa vây nhưng Hằng tự nhủ "chính sự tử tế đã níu mình cùng dự án ở lại". Đó là khi trong đống rác Limart thu lại từ hoạt động đổi rác lấy quà có một tấm thiệp của một người không đề tên viết thế này: "Những điều bạn đang làm thật tuyệt vời. Cố lên và đừng bỏ cuộc nhé!".

Hay một ngày khác, khi đang chuẩn bị hoạt động đổi rác lấy nông sản bỗng nhận được chiếc cân hình trái tim do một người theo dõi Limart qua Facebook gửi tặng. Rồi hàng tấn rau củ quả từ bà con ở TP.HCM, Lâm Đồng gửi về góp với Hằng trong chiến dịch lan tỏa sống xanh này. "Dường như đây là điểm dừng chân của sự tử tế vậy! Bằng một vài hoạt động nhỏ lẻ của Limart nhưng cho tôi niềm tin rằng mọi người vẫn đang yêu thương nhau, mong mỏi có một môi trường sống trong sạch", Hằng chia sẻ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc.

Bỏ phiếu tín nhiệm: Giúp cán bộ 'tự soi', 'tự sửa' mình

Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức.
2023-05-30 17:36:48

Xây dựng lực lượng vũ trang trong tình hình mới

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng ta luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố.
2023-05-30 13:14:54

Điều kiện làm việc cho người khuyết tật: Vẫn còn mơ hồ

Trong những năm qua, vấn đề dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật có ý nghĩa quan trọng, giúp họ vươn lên và tự tin hòa nhập xã hội.
2023-05-30 09:00:00

SHB tích cực đồng hành cùng Bộ Công thương và World Bank thúc đẩy tiết kiệm năng lượng

Ngân hàng Sài Gòn–Hà Nội (SHB) tiếp tục cùng Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới (WB) thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp với việc tổ chức Hội nghị "Tập huấn kỹ thuật về xác định và thẩm định dự án đầu tư hiệu quả năng lượng và ESCO cho các ngân hàng thương mại”.
2023-05-30 08:46:50

Bật mí những chuyện ly kỳ về hầm rượu 100 tuổi của Bà Nà Hills

Debay là tên gọi của một hầm rượu được xây dựng sâu trong lòng núi, từ năm 1923 dưới thời Pháp thuộc trên đỉnh Bà Nà. Và nếu đến Bà Nà Hills mà chưa nghe những câu chuyện bí ẩn từ lòng núi, về nơi lưu giữ cả một quá khứ vàng son của giới quý tộc Pháp một thế kỷ trước, thì đó là cả một sự đáng tiếc.
2023-05-30 08:41:00

Hải Phòng: Mỗi gia đình có một người học nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy

Trước những diễn biến phức tạp về tình trạng cháy, nổ trên cả nước và địa bàn hiện nay, thành phố Hải Phòng vừa ban hành Văn bản 1150/UBND-NC&KTGS yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường thực hiện nghiêm túc chỉ đạo về công tác phòng cháy, chữa cháy.
2023-05-30 06:19:19
Đang tải...