Độ tuổi nào phù hợp nhất để học ngoại ngữ?
2016-10-11 09:43:12
0 Bình luận
Dựa trên một nghiên cứu gần đây thực hiện ở trẻ em gốc Ba Lan và Đức, người ta cho rằng việc học ngoại ngữ thuận lợi nhất trong giai đoạn đầu đời.
Nếu bạn muốn học ngoại ngữ, có nên bắt đầu ở một độ tuổi nhất định? Quan điểm phổ biến cho rằng trẻ nhỏ học dễ dàng hơn người lớn.
Rất khó khăn để chứng minh điều này, nhưng một nghiên cứu mới đây được thực hiện bằng cách sử dụng hình ảnh quét não và phương pháp thống kê tiên tiến bởi Monika Schmid, giáo sư ngôn ngữ học Đại học Essex và đồng nghiệp, thực sự cho thấy khả năng học ngôn ngữ của chúng ta giảm dần theo tuổi tác.
Câu thần chú quen thuộc “thấm hút bọt biển” - hàm ý việc học ngôn ngữ có hiệu quả cao với trẻ em và hiệu quả thấp với người lớn - minh chứng tầm quan trọng của thời điểm học. Trẻ em sẽ nhanh chóng và dễ dàng học ngôn ngữ thứ hai khi được nghe, giao tiếp cùng mọi người xung quanh bằng ngôn ngữ này.
Trẻ có thể dành nhiều thời gian và công sức vào việc học hơn người lớn - những người có nhiều việc phải làm. Với động lực học lớn hơn rất nhiều, thói quen phát âm và ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ chưa ăn sâu và dễ thay đổi, trẻ em là “thiên tài” học ngôn ngữ thứ hai so với người lớn.
Có một sự khác biệt, kể cả người lớn tuổi giỏi ngoại ngữ cũng có cách sử dụng ngữ pháp kém hơn so với trẻ em. Trong các bài kiểm tra do cô giáo Monika chấm, sinh viên trưởng thành xuất thân trong môi trường không nói tiếng Anh - cho dù học rất giỏi cách sử dụng từ vựng, cách diễn đạt và cấu trúc câu phức tạp - vẫn thường mắc những lỗi ngữ pháp cơ bản.
Ví dụ, nhiều học viên không bao giờ phân biệt đúng giữa “he walks” và “they walk”. Họ thường không hiểu đúng rằng “I have lived in Colchester for two years” có nghĩa là tôi vẫn sống ở đó, trong khi “I lived in Colchester for two years” có nghĩa là tôi không còn sống ở đó nữa. Tại sao họ không thể thành thạo những quy tắc đơn giản và sử dụng nhiều trong khi lại sử dụng dễ dàng những từ chỉ nhìn thấy vài lần?
Có vẻ như có một số “túi” ngữ pháp mà ngay cả người học lớn tuổi ở trình độ cao cũng liên tục sử dụng sai, trong khi trẻ em đã làm chủ một cách dễ dàng từ sớm. Quan sát này là trung tâm của ý tưởng về “giai đoạn quan trọng”, một “hạn chót” về thời gian, thường được cho là kéo dài đến tuổi dậy thì, khi bộ não con người đặc biệt nhạy cảm với đầu vào ngôn ngữ, bao gồm cả ngữ pháp. Sau khi cửa sổ này đóng lại, các quy tắc ngữ pháp trở nên khó hiểu và khó ghi nhớ hơn.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế, đó là tất cả những người được nghiên cứu đều nói tiếng Ba Lan hoặc tiếng Nga như ngôn ngữ mẹ đẻ, và cả hai ngôn ngữ này đều có giới tính trong ngữ pháp, giống tiếng Đức. Việc học các quy tắc trong ngôn ngữ mẹ đẻ có thể đã kích hoạt điều này cho ngôn ngữ thứ hai.
Thứ hai, những người trẻ nhất được nghiên cứu là những người đến Đức khi 7 tuổi. Theo các quan điểm truyền thống, giai đoạn quan trọng để học ngôn ngữ là giai đoạn dậy thì. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng đó có thể là lứa tuổi lên 5. Vì vậy, có thể nghiên cứu không thể phát hiện ra giai đoạn quan trọng bởi ngay cả những người trẻ nhất tham gia cũng đã quá 5 tuổi khi bắt đầu học tiếng Đức.
Cần thêm bằng chứng cũng như các phương pháp thống kê mới lạ để trả lời câu hỏi liệu có một độ tuổi phù hợp nhất để học ngoại ngữ hay không.
Rất khó khăn để chứng minh điều này, nhưng một nghiên cứu mới đây được thực hiện bằng cách sử dụng hình ảnh quét não và phương pháp thống kê tiên tiến bởi Monika Schmid, giáo sư ngôn ngữ học Đại học Essex và đồng nghiệp, thực sự cho thấy khả năng học ngôn ngữ của chúng ta giảm dần theo tuổi tác.
![]() |
Câu thần chú quen thuộc “thấm hút bọt biển” - hàm ý việc học ngôn ngữ có hiệu quả cao với trẻ em và hiệu quả thấp với người lớn - minh chứng tầm quan trọng của thời điểm học. Trẻ em sẽ nhanh chóng và dễ dàng học ngôn ngữ thứ hai khi được nghe, giao tiếp cùng mọi người xung quanh bằng ngôn ngữ này.
Trẻ có thể dành nhiều thời gian và công sức vào việc học hơn người lớn - những người có nhiều việc phải làm. Với động lực học lớn hơn rất nhiều, thói quen phát âm và ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ chưa ăn sâu và dễ thay đổi, trẻ em là “thiên tài” học ngôn ngữ thứ hai so với người lớn.
Có một sự khác biệt, kể cả người lớn tuổi giỏi ngoại ngữ cũng có cách sử dụng ngữ pháp kém hơn so với trẻ em. Trong các bài kiểm tra do cô giáo Monika chấm, sinh viên trưởng thành xuất thân trong môi trường không nói tiếng Anh - cho dù học rất giỏi cách sử dụng từ vựng, cách diễn đạt và cấu trúc câu phức tạp - vẫn thường mắc những lỗi ngữ pháp cơ bản.
Ví dụ, nhiều học viên không bao giờ phân biệt đúng giữa “he walks” và “they walk”. Họ thường không hiểu đúng rằng “I have lived in Colchester for two years” có nghĩa là tôi vẫn sống ở đó, trong khi “I lived in Colchester for two years” có nghĩa là tôi không còn sống ở đó nữa. Tại sao họ không thể thành thạo những quy tắc đơn giản và sử dụng nhiều trong khi lại sử dụng dễ dàng những từ chỉ nhìn thấy vài lần?
Có vẻ như có một số “túi” ngữ pháp mà ngay cả người học lớn tuổi ở trình độ cao cũng liên tục sử dụng sai, trong khi trẻ em đã làm chủ một cách dễ dàng từ sớm. Quan sát này là trung tâm của ý tưởng về “giai đoạn quan trọng”, một “hạn chót” về thời gian, thường được cho là kéo dài đến tuổi dậy thì, khi bộ não con người đặc biệt nhạy cảm với đầu vào ngôn ngữ, bao gồm cả ngữ pháp. Sau khi cửa sổ này đóng lại, các quy tắc ngữ pháp trở nên khó hiểu và khó ghi nhớ hơn.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế, đó là tất cả những người được nghiên cứu đều nói tiếng Ba Lan hoặc tiếng Nga như ngôn ngữ mẹ đẻ, và cả hai ngôn ngữ này đều có giới tính trong ngữ pháp, giống tiếng Đức. Việc học các quy tắc trong ngôn ngữ mẹ đẻ có thể đã kích hoạt điều này cho ngôn ngữ thứ hai.
Thứ hai, những người trẻ nhất được nghiên cứu là những người đến Đức khi 7 tuổi. Theo các quan điểm truyền thống, giai đoạn quan trọng để học ngôn ngữ là giai đoạn dậy thì. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng đó có thể là lứa tuổi lên 5. Vì vậy, có thể nghiên cứu không thể phát hiện ra giai đoạn quan trọng bởi ngay cả những người trẻ nhất tham gia cũng đã quá 5 tuổi khi bắt đầu học tiếng Đức.
Cần thêm bằng chứng cũng như các phương pháp thống kê mới lạ để trả lời câu hỏi liệu có một độ tuổi phù hợp nhất để học ngoại ngữ hay không.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Infonet.vn
Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự tin trong cuộc sống
Một công ty robot đến từ Anh quốc đã phát triển cánh tay giả có khả năng cử động ngay cả khi tháo rời khỏi cơ thể. Các chi tiết của cánh tay được tạo ra bằng công nghệ in 3D có trọng lượng nhẹ và khả năng chống nước.
2025-04-23 18:30:00
ROX Key dồn lực khai phá 'mỏ vàng' dữ liệu, bứt phá doanh thu
Tại Đại hội đồng cổ đông ngày 17/4/2025, ROX Key đã thông qua chiến lược tăng trưởng đầy tham vọng, lấy dữ liệu làm động lực đột phá doanh thu trong giai đoạn 2025-2027.
2025-04-23 15:25:57
Sân bay Vân Đồn mở đường bay Hàn Quốc
Chiều ngày 23/4, Đoàn công tác của Hiệp hội Du lịch tỉnh Cheongju (Hàn Quốc) đã họp bàn với lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch Quảng Ninh do Thường trực Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh chủ trì, về việc xúc tiến đường bay giữa sân bay quốc tế charter Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Vân Đồn.
2025-04-23 13:42:00
Phường La Khê cần tích cực thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1601/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính. Tuy nhiên gần đây Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được kiến nghị của một số cán bộ hưu trí, thương bệnh binh trên địa bàn quận Hà Đông về việc nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phường La Khê
2025-04-23 10:00:00
Đại hội đồng cổ đông SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%
Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
2025-04-23 09:59:04
VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025
PBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng và huy động đồng bộ ở mức cao, vượt trội so với bình quân toàn ngành. Những kết quả này bám sát kế hoạch tham vọng mà VPBank sẽ trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
2025-04-23 09:44:46