Độc đáo nghề lạ ăn cơm dưới đất làm việc trên .... trời

2020-04-21 09:06:51 0 Bình luận
Vùng Bảy Núi (An Giang) từ lâu nổi tiếng với những rừng thốt nốt bạt ngàn - loài cây kì lạ 20 năm mới ra trái đã vô tình sản sinh ra nghề trèo thốt nốt độc đáo. Những người “ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời” này thường làm việc một mình và luôn đối mặt với sự an nguy của tính mạng. Nhưng do cuộc mưu sinh, họ chấp nhận rủi ro để kiếm tiền lo cho gia đình.

Cây thốt nốt cho nước, trái ngọt nhưng cũng gắn liền với nghề lam lũ, hiểm nguy của những người trèo thốt nốt. Từ tờ mờ sáng, người theo nghề ở đây trèo lên những ngọn cây thốt nốt cao chót vót để lấy nước về nấu đường. Dù lắm gian nan và vất vả nhưng đó là nguồn sống của biết bao gia đình.

                                                            Trèo thốt nốt. Ảnh: Trọng Triết

Khác với trèo dừa ở miệt đồng bằng, những người trèo thốt nốt phải chuẩn bị những cây tre có mắt lớn cột chặt vào thân cây làm “cây đài” giống như cây thang để leo lên. Hành trang lên cây thốt nốt của mỗi người là dao bén dắt bên hông, chai, lọ cột quanh người... để lấy nước, bẻ trái trên cây mang xuống.

Một điều lạ là những người trèo cây thốt nốt thường không sở hữu cây thốt nốt nào. Thông thường, bà con sẽ liên hệ với những gia đình có cây thốt nốt để thuê với giá 150.000-200.000 đồng/cây/năm cho mỗi cây đực và cao hơn một chút đối với cây cái. Sở dĩ có sự chênh lệch này là vì cây đực chỉ cho nước về bán uống hoặc nấu đường, còn cây cái có thêm cả trái.

Nhiều người thợ trèo thốt nốt cho biết, tuy nghề khá nguy hiểm, cực khổ nhưng nếu chịu khó thì ngày nào cũng có thu nhập. Tuy nhiên, nghề trèo thốt nốt có tính thời vụ, chỉ làm từ đầu tháng 11 âm lịch cho đến tháng 5 năm sau. Đây là thời điểm nước thốt nốt ngọt, sản lượng đường thu được sau khi nấu cũng nhiều hơn.

Ở huyện Tri Tôn, những người mưu sinh bằng nghề trèo thốt nốt sinh sống thành một xóm biệt lập tại ấp An Lợi, xã Châu Lăng. Những bậc cao niên tại đây cho biết, nghề leo thốt nốt có tính “thời vụ”, chỉ làm từ đầu tháng 11 âm lịch cho đến tháng 5 năm sau. Đây là thời điểm nước thốt nốt ngọt, sản lượng đường thu được sau khi nấu cũng nhiều hơn.

Vậy là từ năm 16 tuổi, ông Võ Thái Hùng, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn đã bắt đầu đi leo thốt nốt thuê. Sau khi lập gia đình, ông đã thuê vườn thốt nốt rồi tự leo lấy nước nấu thành đường bán, đến nay ông cũng đã theo nghề hơn 30 năm. Ông Hùng vẫn hay nói vui, cái nghề này là “ăn cơm dưới đất mà làm việc trên trời”, mỗi ngày ông lại tất bật với công việc của mình từ sáng sớm cho đến tận chiều tối.

Thông thường, thốt nốt được người dân trồng ở các bờ ranh, vừa giữ đất lại cho thu nhập. Cây trồng từ 15 năm trở lên mới cho trái và nước đường. Để lấy được những lít nước thốt nốt ngọt mát, người thợ phải rất giỏi trèo cây, cây thấp nhất cũng 9-10m, có cây cao hơn 20m. Hoặc có khi người trèo chuyền từ cây này sang cây khác mà không phải tụt xuống đất, chỉ cần sơ suất nhỏ là có thể mất mạng như chơi.

Quá trình lấy nước thốt nốt cũng lắm công phu, tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Khi thốt nốt trổ buồng, người thợ cầm con dao bén, trèo lên cây cắt bỏ buồng. Từ chỗ cuống bị cắt, nước trong cây chảy vào một hũ nhựa đã đặt sẵn. Sau 8-10 tiếng người thợ sẽ đem xuống đất một lần. Trong mùa cao điểm từ tháng giêng đến tháng 7, mỗi ngày, người thu hoạch sẽ trèo cây từ 1-2 lần để hứng nước.

“Mình lựa cây cho nó sung, cái bẹ bự thiệt bự thì nước nó mới mạnh. Mới đầu tôi dọn bẹ, buột đài trước, róc gai, dọn xong rồi chọn cái bông nào vừa mình kẹp, còn cái nào không vừa thì chặt bỏ hết. Thường tôi đặt hũ đựng vào buổi sáng, canh 6 tiếng thì lấy 1 lần, còn nếu làm ban đêm thì nó phải lâu một chút” - ông Hùng cho biết.

Ông Chau Đốk (55 tuổi) cho biết: “Hầu hết những người leo thốt nốt đều thuê cây của người khác. Mỗi cây thuê với giá từ 100.000-200.000 đồng/năm tùy đực hay cái. Cây cái thường có giá cao hơn, vì ngoài lấy nước còn hái được trái”.

Anh Châu Xem (34 tuổi) hiện đang thuê 40 cây thốt nốt với giá 4.000.000 đồng/năm. Dừng lại trước một cây thốt nốt cao hơn 20m, dọc thân cây được cột sẵn cây tre nhiều mắt, anh Xem cứ bám theo mắt tre mà thoăn thoắt leo lên. Anh Xem dùng chiếc kẹp tre kẹp bông thốt nốt rồi dùng dao cắt gọt bông, dẫn nước từ bông thốt nốt chảy thẳng vào 2 chai nhựa được đặt sẵn. Và cũng nhanh như khi trèo lên, thoắt cái đã thấy anh Xem xuống đất.

Những ngày đầu mùa khô này đi khắp vùng Bảy Núi nơi nào cũng thấy các lò nấu đường thốt nốt đỏ lửa. Đi trên các con đường ở các phum, sóc của xã An Lợi, Châu Lăng, Văn Giáo, An Cư… dễ dàng ngửi được hương thơm ngào ngạt của đường thốt nốt. Năm nay, bà con phấn khởi vì giá đường bán tại lò cao hơn so với năm trước, cuộc mưu sinh cũng vì thế thêm phần náo nhiệt.

Nhờ nghề nấu đường thốt nốt mà gia đình anh Chau Sóc Dên, xã Châu Lăng có cuộc sống ổn định. Anh phấn khởi nói: “Từ khi được tham gia lớp tập huấn kĩ thuật khai thác và chế biến, đường do gia đình nấu có giá bán cao hơn. Hiện mỗi ngày gia đình cung cấp từ 25-30kg đường, với giá bán 35.000 đồng/kg. Trước đây có 10 nhà leo thốt nốt nay chỉ còn lại 2 - 3 nhà trong ấp, họ đã bỏ nghề vì ngại nguy hiểm hoặc đã kiếm nghề ổn định hơn”.

Theo thống kê của các ngành chức năng, thốt nốt tập trung ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với số lượng trên 60.000 cây, mỗi năm thu hoạch khoảng 6.000 tấn đường. Sản lượng đường hàng năm tăng khoảng 10% do tuổi thọ cây càng cao lượng đường nấu được càng nhiều. Đường thốt nốt có 2 loại là đựng trong keo và đường tán tròn, giá bán là 50.000 đồng/kg. Thời điểm này về vùng Bảy Núi không khó để thấy sản phẩm từ thốt nốt có mặt khắp nơi từ hàng quán, chợ hay chỉ là chòi nhỏ ven đường.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Một ngày tại Trung tâm Dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa

Được thành lập từ năm 2007, Trung tâm Dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa do cô Đoàn Thị Hoa sáng lập đã tiếp nhận, dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật đồng thời rèn luyện cho các bạn kỹ năng để hòa nhập cộng đồng, tự tin vươn lên trong cuộc sống.
2024-11-28 21:31:18

Người mẹ đặc biệt của trẻ khuyết tật

Hơn 17 năm duy trì Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, cô Đoàn Thị Hoa đã tạo cơ hội cho hàng trăm người khuyết tật được học nghề và tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân. Mái ấm Quỳnh Hoa đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm những mảnh đời thiệt thòi, giúp họ thêm tự tin vươn lên và hòa nhập với cộng đồng.
2024-11-28 21:17:10

Công tác phối hợp giữa Huyện ủy Điện Biên với Đảng ủy Công an tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật

Quyết định số 1556-QĐ/TU, ngày 06/12/2021 của Tỉnh ủy Điện Biên thể hiện rõ về Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Công an tỉnh với các huyện ủy, thị ủy, thành ủy trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với các tổ chức đảng, đảng viên thuộc Đảng bộ Công an các cấp.
2024-11-28 20:53:32

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng

Ngày 28/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức lễ trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII và các đồng chí nhận Huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng.
2024-11-28 16:22:08

Hội CCB huyện Trực Ninh xứng danh truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”

Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam (6-12-1989 – 6-12-2024) Hội CCB huyện Trực Ninh (Nam Định) tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB gương mẫu” gắn với phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2024, xứng danh truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.
2024-11-28 09:06:07

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49
Đang tải...