Dự thảo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi): Đảm bảo tính khả thi của chính sách

2019-06-28 10:26:58 0 Bình luận
Nhằm lấy ý kiến đóng góp cho dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi)”, sáng nay (ngày 27/6), tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo “Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi)”. Tham dự Hội nghị có nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Huỳnh Văn Tí, cùng đại diện Cục Người có công, Vụ Pháp chế và đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH các tỉnh khu vực phía Bắc. Thứ trưởng Lê Tấn Dũng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai chủ trì hội nghị.

Sự cần thiết ban hành pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng (sửa đổi)

Ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sự tôn vinh và tri ân, đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với những cống hiến của người có công với cách mạng.

Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 29/8/1994 là cơ sở pháp lý vững chắc nhằm thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội trong việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần người có công và gia đình người có công. Từ đó đến nay, Pháp lệnh đã được sửa đổi qua các năm 1998, 2000, 2002, 2005, 2007, 2012 và được đổi tên thành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây gọi là Pháp lệnh) để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ.

Đến thời điểm hiện nay, công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tiếp tục đặt ra các yêu cầu mới, đòi hòi cần tiếp tục hoàn thiện. Thực tiễn thi hành Pháp lệnh đang bộc lộ một số vướng mắc, bất cập như:

Khái niệm về các diện đối tượng người có công chưa được làm rõ về điều kiện, tiêu chí mức độ cống hiến, đóng góp, hy sinh; chưa quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chưa có một khái niệm chung thế nào là “người có công với cách mạng”.

Chưa có quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: mới chỉ giới hạn trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chưa giải quyết chế độ đối với người bị địch bắt tù sau 30/4/1975 tại chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ...Quy định của Pháp lệnh về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong thời chiến quá hẹp và ngược lại điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận bệnh binh trong thời bình quá rộng, không còn phù hợp với thực tiễn.


Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nhấn mạnh về vai trò công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực NCC.


Một số quy định về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công chưa bảo đảm cân đối giữa các diện đối tượng. Vấn đề huy động nguồn lực thực hiện công tác chăm sóc người có công (tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội) và phong trào đền ơn đáp nghĩa những năm gần đây có xu hướng giảm; nhà nước chưa có chính sách ưu tiêu, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện huy động nguồn lực, phong trào đền ơn đáp nghĩa chưa thực sự phát triển.

Từ những lý do nêu trên, để khắc phục những vướng mắc, bất cập của Pháp lệnh hiện hành, việc xây dựng và ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) là cần thiết.

Đảm bảo công khai, minh bạch trong công nhận và tôn vinh

Phát biểu tại Hội nghị Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết, việc sửa đổi toàn diện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng lần này nhằm để thay thế Pháp lệnh hiện hành nhằm tháo gỡ các vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Pháp lệnh, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; Tiếp tục thể chế hóa đầy đủ, kịp thời quan điểm, chủ trương của Đảng, đồng thời tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, minh bạch, thống nhất, đảm bảo công bằng, hợp lý, tạo sự đồng thuận cao của xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân của họ; Huy động sự tham gia đóng góp tích cực hơn nữa của xã hội, của các tổ chức, cá nhân để cùng với nhà nước chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người có công với cách mạng và thân nhân của người có công; Xác định cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên Người có công với cách mạng và gia đình vươn lên phát triển kinh tế, gìn giữ và phát huy truyền thống cách mạng tại nơi cư trú, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vì vậy, các nội dung trong Pháp lệnh sửa đổi phải bảo đảm công khai, minh bạch trong công nhận và tôn vinh người có công với cách mạng, với đất nước. Chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người có công trong thời chiến và thời bình để đảm bảo xác định đúng đối tượng, không để sót đối tượng và khắc phục tình trạng lọt đối tượng và lợi dụng chính sách ưu đãi người có công để trục lợi; Bảo đảm nguyên tắc cống hiến và công bằng trong thực hiện chế độ ưu đãi người có công. Rà soát, tính toán và cân đối các mức trợ cấp, phụ cấp để đảm bảo tương quan với mức độ đóng góp, hy sinh của từng nhóm đối tượng; đồng thời bổ sung các chế độ chính sách còn chưa được ghi nhận trong Pháp lệnh hiện hành; Kế thừa và nâng tầm hiệu lực pháp lý các quy định của pháp luật ưu đãi người có công hiện hành vẫn còn phù hợp; Bảo đảm tính khả thi trong việc giải quyết hồ sơ xác định đối tượng người có công với cách mạng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử cách mạng, từng thời kỳ kháng chiến, từng vùng miền trong kháng chiến. Xác định quy trình, thủ tục khả thi công nhận đối tượng người có công thời chiến khi không còn giấy tờ gốc; Kết hợp việc bố trí tăng ngân sách nhà nước với đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội đối với công tác người có công với cách mạng; gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác chăm sóc người có công. Ðẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong thực hiện công tác người có công với cách mạng; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với người có công với cách mạng.


Toàn cảnh Hội thảo.


Thêm 2 chương và 11 điều mới

Dự thảo Pháp lệnh gồm 7 chương, 59 điều (tăng 2 Chương, 11 điều so với Pháp lệnh hiện hành), trong đó điểm mới được đưa vào là đặt tên điều và tên chương (pháp lệnh hiện hành không có); Dự thảo lần này cũng được thiết kế theo hướng quy định cụ thể điều kiện quy định từng diện đối tượng theo các chế độ chính sách. Trong đó, phạm vi điều chỉnh được tập trung vào 2 nhóm đó là: Thứ nhất quy định về đối tượng, điều chỉnh một số chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng; Thứ hai là trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.

Phát biểu tại Hội nghị đa số các đại biểu đồng tình đánh giá cao nội dung của dự thảo, ngắn gọn, dễ hiểu tuy nhiên bên cạnh đó nhiều đại biểu cũng đã chỉ ra những vấn đề bất cập trong thực tế triển khai chưa được làm rõ trong dự thảo như vấn đề thân nhân NCC; chế độ vợ, chồng liệt sĩ tái giá, chế độ người phục vụ, đảm bảo mức sống người có công…

Bày tỏ quan điểm về dự thảo Pháp lệnh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng Trần Văn Huy đề nghị, dự thảo cần làm rõ đối tượng là con của người có công trong đó cần cụ thể về con nuôi như thế nào; bổ sung thêm thuật ngữ họ tộc liệt sĩ, nội tộc liệt sĩ, ủy quyền thờ cúng, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí cho vợ, chồng liệt sĩ tái giá…

Còn bà Lê Minh Hương – Trưởng phòng người có công (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) đề xuất: Dự thảo cần thống nhất giải thích từ ngữ người thừa kế. Bổ sung chế độ người phục vụ vào khoản 1, điều 5 đối với các chế độ của người có công với cách mạng. Khoản 6 điều 14, cần giải thích rõ từ “đặc biệt” dũng cảm cứu người, tài sản, nhà nước và nhân dân. Nên bổ sung nội dung những trường hợp liệt sĩ đã được ghi danh trong nhà bia hoặc có mộ trong nghĩa trang liệt sĩ được cấp bằng Tổ quốc ghi công. “Trong điều 15, khoản 1, các chế độ liệt sĩ được báo tử, tổ chức truy điệu và an táng trong nghĩa trang liệt sĩ và ghi danh trên các công trình ghi công liệt sĩ điều này dẫn đến một số địa phương có thể tiếp tục đề nghị xây dựng nhà bia nhưng không phải xã phường nào cũng có điều kiện lập nhà bia…” – bà Hương nói.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các đại biểu. Thứ trưởng nhấn mạnh: “Các ý kiến sẽ được ban soan thảo tiếp thu, chỉnh sửa đưa vào dự thảo Pháp lệnh nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án Pháp lệnh khi đi vào cuộc sống”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ra mắt Tour kết nối Phố cổ với không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân

Quận Hoàn Kiếm vừa ra mắt Tour du lịch hấp dẫn kết nối Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm với không gian cầu đi bộ Trần Nhật Duật và Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.
2024-05-04 11:35:45

Hải Phòng xây dựng nhà cho gia đình người bại liệt nghèo khó

Sáng 3/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Lê Chân phối hợp với phường Vĩnh Niệm tổ chức khởi công xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông Nguyễn Văn Nam, bị bại liệt nửa người, phải ngồi xe lăn.
2024-05-04 08:41:24

Hải Phòng: Bắn pháo hoa nổ tầm thấp các ngày cuối tuần tại đảo Vũ Yên

TP.Hải Phòng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đồng ý việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (Thủy Nguyên)
2024-05-04 08:03:06

Không khí Điện Biên Phủ trước Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng

Từ hơn 1 tuần nay, dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc đã kéo về Điện Biên Phủ để chào đón Lễ kỷ niệm 70 năm (7-5-1954) quân và dân Việt Nam lập nên kỳ tích lừng lẫy năm châu. Một số hình ảnh tại Điện Biên Phủ lúc này.
2024-05-04 06:10:00

Giới trẻ Hà Thành săn lùng 'Sứa đỏ': Trào lưu ẩm thực 2024?

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có vô vàn món ăn độc lạ và hấp dẫn gây “thương nhớ”. Nếu như trong năm 2023 món “gỏi măng cụt” nổi lên rầm rộ khắp các trang mạng xã hội thì trong đầu năm nay, món “Sứa đỏ” soán ngôi vị làm dân mạng đua nhau đi thưởng thức.
2024-05-04 06:10:00

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17
Đang tải...