Đưa du khách lặn ngắm san hô bằng thuyền thúng ở đảo Bé
2016-04-13 09:54:14
0 Bình luận
Đến với đảo Bé, An Bình của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi, nhiều du khách đã có trải nghiệm kì thú khi được ngư dân đưa đi “ngọa thủy” bằng thuyền thúng và lặn ngắm san hô gần bờ.
Khu vực bãi sau, đảo Bé từ lâu được biết đến với vẻ hoang sơ của trầm tích núi lửa, nước biển trong leo lẻo và những rạn san hô đẹp mắt gần bờ. Vài năm trở lại đây, vẻ đẹp ngủ quên như được đánh thức khi du khách tấp nập ghé thăm.
Trong khi một số du khách tắm biển hay chụp ảnh selfie, một số khác mặc áo phao bảo hộ trên hai chiếc thuyền thúng lênh đênh cùng ngư dân. Trên bãi, 5 chiếc thuyền thúng khác đang nằm bờ, có chủ thúng mướt mồ hôi nhẫn nại đợi khách, có người đon đả gọi mời.
Chị Dương Thị Xuân cho biết đã làm công việc này hơn một năm. Mỗi lượt thuyền thúng đưa khoảng 3-4 du khách, giá trọn gói gồm áo phao và kính lặn là 60 nghìn đồng/người. Ngoài ra, chị còn kết hợp dịch vụ đưa đón bằng xe tuk tuk và lưu trú lại nhà dân.
Khởi phát từ một số người như ông Nguyễn Ánh, ông Trần Ti… từ năm 2015 đến nay, dịch vụ này đã thu hút nhiều người tham gia. Anh Nguyễn Cổ, 49 tuổi vốn làm nghề đánh bắt gần bờ, nhưng 2 tháng trở lại đây, anh cũng mang chiếc thuyền thúng ra bãi sau để đưa khách đi ngắm san hô. Công việc này mang lại thu nhập từ vài trăm nghìn đến khoảng 1 triệu đồng/ngày trong những ngày biển lặng.
Sau khi lặn biển cùng bạn bè, bạn Nguyễn Thị Thúy Ly, sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng nói: “Đà Nẵng cũng có dịch vụ lặn ngắm san hô nhưng giá đắt hơn và thiên nhiên không được hoang sơ như ở đây”.
Một du khách khác so sánh: “Ở Nha Trang cũng có dịch vụ nhưng nước không trong. Ở đảo Bé, nước trong đến mức ngồi trên thuyền nhìn rõ san hô dưới nước”.
Mặc dù vừa đẹp lòng du khách, vừa mang lại thu nhập cho người dân, nhưng đây là dịch vụ tự phát khiến chính quyền lo ngại những rủi ro tiềm ẩn.
Ông Nguyễn Văn Lê-Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết đã họp với công an xã để tăng cường quản lý hoạt động của xe tuk tuk và hoạt động đưa du khách lặn ngắm san hô để đảm bảo an toàn cho du khách.
Trong khi một số du khách tắm biển hay chụp ảnh selfie, một số khác mặc áo phao bảo hộ trên hai chiếc thuyền thúng lênh đênh cùng ngư dân. Trên bãi, 5 chiếc thuyền thúng khác đang nằm bờ, có chủ thúng mướt mồ hôi nhẫn nại đợi khách, có người đon đả gọi mời.
Nhiều du khách thích thú khi được lênh đênh trên thuyền thúng cùng ngư dân |
Chị Dương Thị Xuân cho biết đã làm công việc này hơn một năm. Mỗi lượt thuyền thúng đưa khoảng 3-4 du khách, giá trọn gói gồm áo phao và kính lặn là 60 nghìn đồng/người. Ngoài ra, chị còn kết hợp dịch vụ đưa đón bằng xe tuk tuk và lưu trú lại nhà dân.
Khởi phát từ một số người như ông Nguyễn Ánh, ông Trần Ti… từ năm 2015 đến nay, dịch vụ này đã thu hút nhiều người tham gia. Anh Nguyễn Cổ, 49 tuổi vốn làm nghề đánh bắt gần bờ, nhưng 2 tháng trở lại đây, anh cũng mang chiếc thuyền thúng ra bãi sau để đưa khách đi ngắm san hô. Công việc này mang lại thu nhập từ vài trăm nghìn đến khoảng 1 triệu đồng/ngày trong những ngày biển lặng.
Dịch vụ du lịch thuyền thúng phát triển mạnh ở đảo Bé |
Sau khi lặn biển cùng bạn bè, bạn Nguyễn Thị Thúy Ly, sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng nói: “Đà Nẵng cũng có dịch vụ lặn ngắm san hô nhưng giá đắt hơn và thiên nhiên không được hoang sơ như ở đây”.
Một du khách khác so sánh: “Ở Nha Trang cũng có dịch vụ nhưng nước không trong. Ở đảo Bé, nước trong đến mức ngồi trên thuyền nhìn rõ san hô dưới nước”.
Mặc dù vừa đẹp lòng du khách, vừa mang lại thu nhập cho người dân, nhưng đây là dịch vụ tự phát khiến chính quyền lo ngại những rủi ro tiềm ẩn.
Ông Nguyễn Văn Lê-Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết đã họp với công an xã để tăng cường quản lý hoạt động của xe tuk tuk và hoạt động đưa du khách lặn ngắm san hô để đảm bảo an toàn cho du khách.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Infonet.vn