Đứa trẻ níu tay cầu xin được chữa bệnh và nước mắt bác sĩ
![]() |
Cháu Huy bị ung thư máu cùng bố mẹ và em gái cháu những ngày ở viện. |
Vào khoa Nhi của Bệnh viện K Trung ương, những tiếng khóc xé lòng của những em nhỏ, những bước chân vội vã của các bác sĩ, điều dưỡng dành giật lại sự sống cho các bệnh nhi khiến không ít người ám ảnh.
Căn bệnh ung thư đang ám ảnh con người trong xã hội hiện đại, tấn công cả những đứa trẻ vô tội, gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần cho người bệnh và người thân.
Khi nói đến ung thư, ngay cả người mạnh mẽ, quyết đoán nhất cũng gục ngã. Ung thư ở người lớn đã vậy, ung thư ở trẻ em còn ám ảnh, đau đớn hơn.
Chứng kiến những bệnh nhân ung thư dày vò trong đau đớn, làm việc ở khoa Nhi từ ngày đầu thành lập, thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Việt Hương chia sẻ: Trong nghề bác sĩ nói chung và bác sĩ ung thư nói riêng, các bác sĩ chứng kiến quá nhiều nỗi đau về thể xác và tinh thần của bệnh nhân. Một cháu bé bị ung thư sẽ kéo theo toàn bộ gia đình, ông bà nội ngoại, những người thân yêu trong gia đình, lớp học đều chịu nỗi đau ấy, đó là nỗi đau khó diễn tả thành lời.
Bác sĩ Hương kể lại: "Tôi từng điều trị cho bệnh nhân bị ung thư di căn phổi, khi chọc phổi hút dịch ra cả chậu, toàn máu. Nhiều lần tôi muốn trao đổi với bệnh nhân rằng bệnh của cháu không thể điều trị được nữa, thì cháu quỳ xuống, ánh mắt van lơn, nói “Cháu van bác hãy cứu cháu”. Lúc ấy, tôi đứng trân trân với một cảm giác bất lực”.
Trong khi chúng ta đi tìm một môi trường làm việc hạnh phúc, nhiều tiếng cười và sự ấm áp thì ở đây, những bác sĩ chữa ung thư, họ phải thường xuyên chứng kiến nước mắt, sự u buồn, ám ảnh, chia ly, sống chết. Vẫn biết nhiều khi, nghề chọn người, nhưng những tâm sự của bác sĩ Hương giúp chúng ta hiểu được phần nào công việc nhọc nhằn của các bác sĩ.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.