Đừng đưa nghi lễ Hầu đồng ra đường, chợ biểu diễn

2019-10-25 09:36:43 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Mẫu là một trong những di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận. Thế nhưng dạo gần đây nghi lễ hầu đồng của văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu lại được biểu diễn ngoài đường phố/ khu chợ gây bất bình cho rất nhiều người dân.

Thời gian gần đây, Tạp chí Điện tử Hòa Nhập có nhận được đơn thư của bạn đọc trên địa bàn quận Hoàn Kiếm phản ánh về sự việc: Vào những buổi tối ngày cuối tuần thường là vào tối thứ 7 (nếu như có ảnh hưởng thời tiết hay trùng vào các ngày Lễ lớn của nước ta thì sẽ diễn lại vào tối thứ 6, chủ nhật) thường xuyên có đội hát văn hóa nghệ thuật dân gian, trong đó có biểu diễn văn hóa dân gian về thờ Mẫu.

Theo ý kiến của các hộ dân, điều này vi phạm Công văn số: 618/BVHTTDL-DSVH Ngày 12/02/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; V/v “chấn chỉnh hoạt động Hầu đồng trong thực hành di sản Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” cụ thể: "Chỉ tổ chức hầu đồng ở những nơi có điện thờ Mẫu hoặc di tích thờ Mẫu; không tổ chức nghi lễ hầu đồng ở khu vực công cộng với tính chất một loại hình dịch vụ du lịch hay ca nhạc đường phố".


Thủ nhang Phủ Dầy (Nam Định): Trần Thị Kim Huệ thực hiện nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu - Ảnh: Internet


Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng về sức khỏe, tài lộc, may mắn… là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội.

Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ), Tứ phủ (ba phủ trên có thêm Địa phủ). Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật Chầu văn hay còn gọi là Hát văn - một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Sau khi tín ngưỡng văn hóa thờ Mẫu đã được nhà nước ta công nhận là Văn hóa phi vật thể của Quốc Gia. Vào hồi 17h15 giờ địa phương (21h15 giờ Việt Nam) ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Chính vì những lẽ trên, khi xảy ra sự việc trên những người dân theo đạo Mẫu nói riêng và người dân nói chung đều rất bất bình khi Hầu đồng - một nghi thức trong Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được đưa ra tượng đài “Mùa đông năm 1946” (Bên phải chợ đêm Đồng Xuân) để trình diễn trước toàn bộ người dân xung quanh.

Sau khi nhận được phản ánh của người dân, PV đã có buổi làm việc và phỏng vấn với ông Vũ Hà Thanh - Phó TGĐ Công ty Cổ phần Đồng Xuân để làm rõ vụ việc. Công ty Cổ phần Đồng Xuân là đơn vị đã thuê đoàn biểu diễn nghệ thuật về trình diễn tại chợ đêm phố đi bộ mỗi tối thứ 7 (hai buổi diễn trong một tháng). Ông Thanh đã ghi nhận và sẽ có những điều chỉnh, sửa đổi lại trong các buổi trình diễn.

Ông Thanh cho biết: “Công ty Cổ phần Đồng Xuân có ký hợp đồng với một đơn vị biểu diễn nghệ thuật. Theo trong hợp đồng, đơn vị biểu diễn nghệ thuật này sẽ trình diễn các tiết mục âm nhạc dân gian, hát xẩm, ca trù, ca khúc cách mạng liên quan đến thủ đô, đất nước; chứ không có văn hóa hầu đồng. Chúng tôi cũng hiểu theo công văn số 618/BVHTTDL-DSVH thì hành vi không được phép và sẽ liên lạc với bên đơn vị biểu diễn nghệ thuật để dừng hành động vi phạm này lại. Cũng như chấn chỉnh lại mọi hoạt động biểu diễn theo đúng như nội dung mà hợp đồng hai bên đã ký kết.”

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt  Nam. Trong đó, các thanh đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc nắm giữ, bảo tồn  và phát huy văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, có gắn bó chặt chẽ và trở thành một thành tố không thể thiếu trong nghi lễ. Văn hóa hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu giờ đây không còn thuộc một đơn vị hay tổ chức nào cả. Bởi lẽ giờ đây khi đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới thì văn hóa này trực thuộc trực tiếp của bộ văn hóa của nước ta. Chính vì vậy, mọi việc liên quan đến văn hóa hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu đều phải theo sự chỉ đạo của bộ cũng như theo công văn số 618/BVHTTDL-DSVH mà bộ văn hóa đã đề ra.


Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng – Chi hội phó Chi hội Di sản Văn hóa Hoàn Kiếm Hà Nội


Trao đổi với PV chúng tôi, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng – Chi hội phó Chi hội Di sản Văn hóa Hoàn Kiếm Hà Nội chia sẻ:
“Sau khi biết chuyện nghi lễ Hầu đồng được mang ra biểu diễn trước cửa chợ Đồng Xuân, tôi đã rất bất bình. Điều đó thể hiện sự thiếu tôn nghiêm vào một tín ngưỡng văn hóa. Nghi lễ Hầu đồng chỉ được làm ở những nơi trang nghiêm có đền, chùa thờ cúng. Tôi cũng mong muốn các cơ quan chủ quản, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xem xét và giải quyết triệt để để bảo tồn cho tín ngưỡng văn hóa thờ Mẫu.”

Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu đã và đang là một tín ngưỡng của người dân, thể hiện niềm tôn kính, khát vọng của nhân dân với niềm tin về đạo Mẫu. Không chỉ nên gìn giữ và bảo tồn cũng như có sự tôn nghiêm trong đó. Chúng ta cần phải có cái nhìn đúng đắn để phát triển đối với một di sản văn hóa phi vật thể của toàn nhân loại. Đưa văn hóa tâm linh Hầu đồng về đúng vị trí và tầm quan trọng của nó trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Mẫu.


Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nhóm doanh nghiệp nào được đề xuất giảm tiền thuê đất?

Ngày 14/5, Chính phủ đã trình Quốc hội Tờ trình số 427 kèm theo Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đây là một bước đi cụ thể và mang tính chiến lược nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị – văn kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế tư nhân là một “động lực quan trọng của nền kinh tế”.
2025-05-16 11:50:00

ROX Group nhận giải thưởng quốc tế cho đổi mới quản trị và CSR

Trong năm thứ 3 được vinh danh tại Stevie Awards, ROX Group đã nhận Giải Vàng cho hạng mục “Đổi mới sáng tạo về quản trị doanh nghiệp” và Giải Đồng cho “Thành tựu đổi mới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
2025-05-16 09:33:22

HNM thành phố Huế tổ chức hội thi kỹ năng nghề năm 2025

Nhằm giúp cho hội viên các cấp hội được củng cố, nâng cao kiến thức, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, những cách làm hay qua đó tăng thu nhập để cải thiện cuộc sống, hòa nhập với xu thế phát triển chung của xã hội, ngày 09,10, 12 & 13/5/2025, Hội người mù (HNM) thành phố Huế đã tổ chức hội thi kỹ năng nghề năm 2025.
2025-05-16 08:58:33

Những khoảnh khắc của thời gian

Những khoảnh khắc của thời gian” không chỉ là tên một tập sách ảnh, mà còn là một hành trình ký ức – hành trình khắc họa chân dung Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
2025-05-16 08:07:26

Nghệ An: Khai mạc Lễ hội Làng Sen và khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Tối 15/5/2025, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An chính thức khai mạc Lễ hội Làng Sen 2025 và khánh thành tượng “Bác Hồ về thăm quê”. Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).
2025-05-16 04:30:00

Quảng Ninh: Tàu du lịch thành lập tổ cứu hỏa

Ngày 14/5, Chi hội tàu Du lịch Hạ Long, thuộc hiệp Hội du lịch Quảng Ninh đã ra mắt “Tổ chữa cháy tình nguyện tàu du lịch”; theo đó, Phòng Cảnh sát phòng chống chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH), Công an tỉnh Quảng Ninh đã hướng dẫn Tổ này thực nghiệm hội thi PCCC và CNCH.
2025-05-15 22:58:00
Đang tải...