Gần 600 hộ dân sống tạm bợ gần nửa thế kỷ vì dự án "treo"

2015-12-09 15:33:22 0 Bình luận
Do dự án xây dựng Công viên Tuổi trẻ chậm triển khai nên hơn 40 năm qua, gần 600 hộ dân thuộc khu phố số 4, phường Thanh Nhàn, Hà Nội phải sống trong cảnh không sổ đỏ, không được sửa chữa nhà cửa, không được nhập hộ khẩu, bởi khu dân cư này nằm trong khu vực quy hoạch của công viên.
Nhiều hộ dân đã tháo dỡ, bàn giao mặt bằng từ năm 2010 nhưng đến nay dự án Công viên Tuổi trẻ vẫn chưa được triển khai xây dựng. (Ảnh: /TTXVN)
Người dân ở đây đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương và thậm chí là lên đến thành phố, nhưng vẫn không được giải quyết. 

Khu phố "3 không" 

Khu phố 4, phường Thanh Nhàn, chỉ toàn những ngôi nhà thấp tầng, lụp xụp, xuống cấp với mật độ dân khá đông đúc. Từ nhiều năm nay, các hộ dân ở khu phố này không được phép sửa chữa, xây dựng nhà cửa vì nằm trong quy hoạch dự án Công viên Tuổi trẻ. 

Gia đình ông Nguyễn Văn Xuân, ngõ 281, đường Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, là một trường hợp điển hình gánh chịu hệ lụy từ dự án "treo" Công viên Tuổi trẻ. 

Tám người trong gia đình ông sinh sống trong ngôi nhà có diện tích vỏn vẹn khoảng 12m2. Đã nhiều lần ông Xuân đã xin chính quyền địa phương cho xây thêm tầng để gia tăng diện tích sử dụng nhưng đều bị từ chối. Lý do mà chính quyền địa phương đưa ra là bởi gia đình ông Xuân nằm trong quy hoạch của Công viên Tuổi trẻ nên không được xây dựng. 

Ông Xuân rầu rĩ nói: “Ngôi nhà này được gia đình tôi xây bằng vữa vôi, ít ximăng từ mấy chục năm nay. Chúng tôi rất lo lắng bởi tường nhà có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào.”

Vì được xây dựng quá lâu với nguyên vật liệu sơ sài nên các bức tường nhà ông Xuân đều đã bong tróc, lộ gạch, ngấm nước mỗi khi mưa lớn. Để chống nước thấm, gia đình ông Xuân phải vá víu bức tường bằng những tấm nylon lớn.

Cũng chung nỗi bức xúc về chỗ ở, gia đình chị Trần Thị Vui, thuộc khu dân cư số 4, phường Thanh Nhàn, đã “vượt rào” xây thêm tầng 2, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của 9 người trong gia đình. Song, ngay sau khi căn nhà hoàn thành vào tháng Sáu vừa qua, Ủy ban Nhân dân phường Thanh Nhàn đã tiến hành lập biên bản xử phạt và ra quyết định cắt điện, tháo đồng hồ nước của gia đình. 

Kết cục là gần 4 tháng nay, gia đình chị Vui phải dùng điện nhờ của hàng xóm và tự khoan giếng để có nước sinh hoạt. 

“Thực tình cũng biết là khu vực này không được xây dựng, nhưng cực chẳng đã nên phải xây dựng để giải quyết chỗ ở trước mắt. Cứ chờ dự án 'treo' kiểu này, có lẽ gia đình chết vì chật trước khi bị nhà nước xử phạt,” chị Vui chua chát nói. 

"Treo" đến bao giờ? 


Theo đại diện tổ dân phố số 4, phường Thanh Nhàn, việc chịu cảnh sống chật chội hay cố tình vi phạm lệnh cấm chỉ là việc làm bất đắc dĩ của người dân nơi đây bởi chưa ở đâu, một dự án công viên đã có quy hoạch từ gần nửa thế kỷ mà đến nay vẫn chưa triển khai. 

Hiện, có khoảng gần 600 hộ dân với gần 1.800 nhân khẩu, thuộc tổ dân phố đang nằm trong quy hoạch của Công viên Tuổi trẻ từ năm 1970. Kèm theo đó là quyết định thu hồi đất từ năm 2001, nên không được phép sữa chữa hay xây mới quá 1 tầng và 1 tum. 

Ông Nguyễn Hữu Căn, khu phố số 4, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng cho biết, nếu thành phố cần đất để mở rộng công viên thì phải làm ngay chứ để đến tận 45 năm rồi chưa làm thì ảnh hưởng đến nhiều hộ dân. 

“Nhiều gia đình ở khu phố rất khó khăn về chỗ ở, trong khi đất của gia đình người ta chính chủ, rõ nguồn gốc cũng không được xây dựng. Hoặc nếu diện tích đất thuộc tổ dân phố số 4 không thực sự cần thiết để xây dựng Công viên Tuổi trẻ nữa, phải công bố ngay cho dân để được xây dựng theo quy định. Đằng này, đã 45 năm từ khi quy hoạch đến nay vẫn chưa xây dựng, dẫn đến đất có thể bị lấn chiếm, khó khăn trong giải tỏa,” ông Nguyễn Hữu Căn than phiền. 

Trao đổi với ông Triệu Như Long, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Thanh Nhàn được biết, dự án Công viên Tuổi trẻ thuộc thẩm quyền của thành phố, chính quyền địa phương chỉ biết thực thi, không biết cách nào để tháo gỡ khó khăn, bức xúc của người dân trong thời điểm hiện nay.

Dự án quy hoạch "treo" Công viên Tuổi trẻ chỉ là một trong nhiều dự án "treo" trên địa bàn thành phố gây ra những hệ lụy cho nhiều người dân. Sự tắc trách và bàng quan của chính quyền sở tại đã khiến nhiều người dân sống ở giữa Thủ đô lâm vào cảnh sống khổ sở, ngột ngạt ngay chính trên phần đất của mình

Nếu như đối chiếu với một số quy định của nhà nước, dự án Công viên Tuổi trẻ đã bị "treo" quá thời hạn quy định của luật, rất cần thành phố Hà Nội xem xét thu hồi, điều chỉnh để người dân khu vực này có được cuộc sống đúng nghĩa dưới mái nhà của mình./. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên: Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hòa chung không khí chào mừng năm học mới 2024 - 2025 và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường” trong cả nước, sáng 5/9, trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên (Lai Châu) tưng bừng tổ chức lễ khai giảng, đón các em học sinh vào lớp 1.
2024-09-07 20:37:29

Cấp căn cước cho người khuyết tật, cơ nhỡ ở TP.HCM

Công an TP.HCM phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức Chương trình cấp thẻ Căn cước cho nhân khẩu đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở bảo trợ xã hội người tàn tật Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP. HCM.
2024-09-07 15:22:12

Bão số 3 giật cấp 16, áp sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng

CẬP NHẬT TIN BÃO KHẨN CẤP (bão số 3 - YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão. Hồi 09 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão bão số 3 ở vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc; 107.8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.
2024-09-07 10:25:00

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do bão số 3

Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
2024-09-06 19:30:00

Bão Yagi mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông

Với cường độ cực mạnh, đạt cấp 16 và giật trên cấp 17, siêu bão Yagi (bão số 3) đã trở thành cơn bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương
2024-09-06 16:51:33

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp siêu bão số 3

Lúc 12h ngày 6/9, siêu bão Yagi mạnh cấp 16, cách Quảng Ninh khoảng 510km, dự báo trong 12 giờ tới, bão giảm xuống cấp 15.
2024-09-06 14:30:00
Đang tải...