Những người khuyết tật ghép hàng vạn mảnh vải vụn thành tác phẩm nghệ thuật

2021-01-18 13:43:34 0 Bình luận
Với quan niệm "người khuyết tật nhưng sản phẩm không được khuyết tật", anh Lê Việt Cường (sinh năm 1975) đã sáng lập hợp tác xã "Vụn Art"-một xưởng sản xuất đồ thủ công bằng những mảnh lụa của làng nghề Vạn Phúc, quận Hà Đông tạo việc làm cho nhiều phụ nữ khuyết tật có hoàn cảnh giống mình. Từ đó, họ cùng nhau viết nên câu chuyện đầy cảm hứng trong cuộc sống.

 Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art Lê Việt Cường giới thiệu sản phẩm được tạo nên từ bàn tay của những người khuyết tật.

Nỗ lực tạo việc làm cho người khuyết tật

Anh Lê Việt Cường vốn sinh ra là một cậu bé lành lặn nhưng năm 1 tuổi anh bị sốt cao, từ đó liệt nửa người bên trái. Phải trải qua đến 10 lần phẫu thuật nắn chỉnh thì 2 chân anh mới dài được bằng nhau. Dù cuộc sống gặp vô vàn khó khăn nhưng chưa bao giờ anh đầu hàng số phận. Nỗ lực tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, anh gắn bó với Bệnh viện Châm cứu T.Ư được 14 năm. Đây cũng là quãng thời gian giúp anh có kinh nghiệm, trước khi mở xưởng thú nhồi bông đầu tiên tạo việc làm cho người khuyết tật xung quanh khu anh sống vào năm 2013.

Nhận thấy hướng phát triển của thú nhồi bông có nhiều gian nan, 5 năm sau, vào năm 2018, anh Cường cho ra đời xưởng thứ 2 sản xuất đồ thủ công bằng những mảnh lụa của làng nghề Vạn Phúc. Đó là Hợp tác xã “Vụn Art”, với triết lý "Chúng tôi là người khuyết tật, nhưng sản phẩm không được phép khuyết tật". Thấy tôi tò mò với tên “Vụn Art”, anh Cường giải thích: “Tôi nghĩ rằng, mỗi người khuyết tật giống như một mảnh vụn nhỏ. Nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội như một "chất keo" kết dính chúng tôi thành một mảnh vải lớn và trên đó, chúng tôi có thể tự vẽ được ước mơ của chính mình”.

Anh Cường cho hay, Vụn Art là không gian tập hợp 20 người khuyết tật, chủ yếu là phụ nữ cùng làm ra những sản phẩm từ vụn lụa Vạn Phúc. Ban đầu, Vụn Art tập trung sản xuất tranh ghép vải, sau đó mở rộng sang túi vải, bộ kit tranh và áo phông. Để làm một bức tranh, cần phải chọn vải, lọc lại, là phẳng rồi ép, sau đó dán vào bìa. Trong quá trình đào tạo, Vụn Art sẽ sàng lọc, tùy vào khả năng của từng bạn khuyết tật để bố trí công việc phù hợp, tận dụng tối đa khả năng của họ. Vụn Art tận dụng những mảnh vải vụn bằng lụa Vạn Phúc tưởng như không còn giá trị sử dụng, qua bàn tay cần cù, tỉ mẩn và khéo léo của những người thợ để tạo nên sản phẩm độc đáo và đầy màu sắc, mang đậm tính nghệ thuật. Một miếng vải vụn bỏ đi, nếu biết tận dụng sẽ biến thành tác phẩm nghệ thuật. Người khuyết tật cũng vậy, nếu đặt họ đúng chỗ, phát huy hết khả năng bản thân, thì sẽ tạo nên giá trị tuyệt vời cho cuộc sống này.

“Những miếng lụa vụn không thể sử dụng vào các sản phẩm như may áo, khăn… trước đây sẽ là rác thải, phải bỏ đi. Nhưng Vụn đã khéo léo cắt, dán trên sản phẩm của mình, giúp lượng rác thải từ lụa giảm đi đáng kể, góp phần hạn chế rác thải vào môi trường. Sở dĩ chúng tôi dùng những miếng lụa vụn của Vạn Phúc cũng nhằm duy trì và phát triển làng nghề truyền thống này, giúp nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến làng lụa nổi tiếng của Việt Nam đã có từ rất lâu đời”- Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art chia sẻ.

 

Để những miếng lụa Vạn Phúc đính kết lên sản phẩm giữ được màu sắc tươi tắn vốn có, không bị bong tróc và có thể giặt được nhiều lần là cả một quá trình trải nghiệm và tìm kiếm. 

Theo anh Cường, tận dụng nguồn lụa vụn dồi dào trong làng, anh nảy ra ý tưởng ghép tranh lụa, hình mẫu là các bức tranh dân gian. Anh mong có thể tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho những người cùng cảnh, mong tôn lên được các giá trị truyền thống như lụa, tranh dân gian. Nhưng mọi chuyện chẳng dễ dàng, thị trường tranh ghép lụa theo anh đánh giá là rất nhỏ. Mặc dù xưởng của anh đã rất chú trọng chất lượng và giá cả nhưng lượng hàng xuất kho cũng không được là bao. Hoạt động của xưởng gặp nhiều khó khăn, gần như đình trệ, đầu ra của dòng sản phẩm này vô cùng hạn hẹp. Thế nhưng, anh vẫn không bỏ cuộc mà luôn đau đáu tìm hướng đi mới.

Thời gian sau đó, một người bạn khá thân đồng hành cùng anh từ mô hình đầu tiên, đã đưa ra định hướng mới về in tranh lên các sản phẩm khác như áo phông họa tiết ghép lụa, túi tote (một loại túi làm từ vải canvas thân thiện với môi trường), ví và kít ghép tranh cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, Vụn Art còn tổ chức dịch vụ trải nghiệm cho khách du lịch và học sinh. Du khách có thể tìm đến làng lụa Vạn Phúc vừa tham quan vừa học làm sản phẩm, để hiểu hơn về văn hoá Việt Nam, cũng như hồi sinh làng lụa đã bị lãng quên thời gian qua.

Sản phẩm của người khuyết tật phải sống được

Để những miếng lụa Vạn Phúc đính kết lên sản phẩm giữ được màu sắc tươi tắn vốn có, không bị bong tróc và có thể giặt được nhiều lần là cả một quá trình trải nghiệm và tìm kiếm. Mặc dù gặp nhiều thất bại nhưng qua sự giới thiệu cùng sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều người bạn, sau gần 1 năm, cuối tháng 9/2019, anh Cường đã tìm được chất keo dính đặc biệt, đáp ứng được tất cả những tiêu chí trên. “Nó là chất keo làm nên chất lượng của sản phẩm cũng là chất keo tạo sự gắn kết giữa Vụn Art và những người bạn”-anh Cường nói.

Ngoài dạy nghề, Vụn Art còn phải bỏ một khoản chi phí đáng kể để thuê giáo viên dạy các học viên ở đây ngôn ngữ ký hiệu, và cả dạy văn hóa cho những người chưa từng đi học.

Thật đặc biệt, khi năm 2019, sản phẩm của Vụn Art được TP Hà Nội thẩm định đánh giá OCOP 4 sao – hàng thủ công đạt chất lượng xuất khẩu, đại diện cho thương hiệu Quốc gia. Vụn được nhiều người biết đến hơn. “Giữa thời kỳ dịch bệnh Covid-19 khiến cả thị trường trở nên lao đao, Vụn Art vui mừng khi nhận được tin nhắn từ Đại sứ quán Mỹ, đặt đơn hàng thứ 4 gồm 400 túi vải ghép tranh bằng lụa vụn nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt-Mỹ. Chỉ một chút giúp đỡ đó, những đơn hàng này đã giúp Vụn Art có thêm tiền trả lương cho 20 người khuyết tật đang dựa vào Vụn Art sống”- anh Cường chia sẻ.

Nhắc tới những thành viên trong gia đình Vụn Art, anh Cường trải lòng, để quy tụ hơn 20 con người khuyết tật về với gia đình Vụn Art là điều không hề dễ dàng. Bản thân Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art không nề hà đi hết 17 phường của quận Hà Đông, đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà, vận động mỗi gia đình cho con em mình tham gia dự án. Ngoài dạy nghề, Vụn Art còn phải bỏ một khoản chi phí đáng kể để thuê giáo viên dạy các học viên ở đây ngôn ngữ ký hiệu, và cả dạy văn hóa cho những người chưa từng đi học.

Khi những người khuyết tật cùng chung mái nhà với Vụn Art, anh Cường mong muốn thay đổi nhận thức của người khuyết tật, giúp họ tạo ra giá trị của bản thân. Vì thế, anh đã yêu cầu tất cả đều phải làm ra sản phẩm tốt nhất trong khả năng. Nếu chưa thể đạt 100%, thì ít nhất cũng được 70-80% so với trên thị trường để khách hàng thực sự hài lòng. “Chúng tôi xác định làm kinh doanh, chứ không phải mở xưởng ra để "xin tiền tài trợ". Người khuyết tật nhưng sản phẩm không được khuyết tật, để họ có thể sống được bằng chính sản phẩm của mình. Tôi cũng muốn sản phẩm của mình phải sống được, chứ không muốn mọi người có quan điểm sản phẩm của người khuyết tật thì cộng đồng và xã hội phải ủng hộ, giúp đỡ. Như thế, chúng tôi sẽ không đi xa được”-anh Cường cho hay.

Sau 3 năm hoạt động, tuy Vụn Art chưa có lợi nhuận. Hàng tháng, vị Giám đốc ở tuổi  46 vẫn phải dùng một khoản tài chính cá nhân và quỹ cộng đồng hỗ trợ để trả lương cho nhân viên, giúp những người khuyết tật trang trải cuộc sống hàng ngày. Nhưng điều đó, không thể ngăn những bước đi tiếp theo của anh Cường. “Dự án này được lập ra để tạo được nhiều công việc nhất cho người khuyết tật, lợi nhuận là sau cùng. Tôi chấp nhận rủi ro, đầu tư vào người khuyết tật dù biết rằng nếu người ta bỏ đi thì coi như mất trắng khoản tiền đó. Tôi mong muốn các sản phẩm của Vụn Art được biết đến nhiều hơn nữa, từ đó chúng tôi có nguồn kinh phí tái đầu tư và xây dựng bộ máy hoàn chỉnh hơn, nhân rộng ra, tạo thêm nhiều việc làm cho người khuyết tật”-anh Cường tâm niệm.

Nhờ những việc làm thầm lặng luôn hướng tới cộng đồng, hướng tới những người phụ nữ khuyết tật, anh Lê Việt Cường- vinh dự là một trong 23 tác giả của Dự án là người khuyết tật được Hội LHPN Việt Nam trao tặng Giải Cánh én vàng và Giải Triển vọng tại cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp lần 3 năm 2020. Đặc biệt hơn khi đây là một trong những dự án khởi nghiệp nhận được hỗ trợ của TNI King Coffee.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...