Giám đốc WB tại Việt Nam: Kỳ vọng Việt Nam tăng trưởng 6,8% năm 2021

2021-01-05 07:49:46 0 Bình luận
Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã xuất hiện ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, gây ra một cuộc khủng hoảng sâu rộng cả về y tế lẫn kinh tế toàn cầu. Giữa bối cảnh ấy, Việt Nam nổi lên như một hình mẫu trong công tác phòng, chống đại dịch cũng như giữ được mức tăng trưởng dương khi hầu hết các nền kinh tế khác đều tăng trưởng âm.

Bà Carolyn Turk – Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã có cuộc trò chuyện với bà Carolyn Turk – Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam về những triển vọng kinh tế ở Việt Nam trong năm 2021.

Bà đánh giá thế nào về công tác kiểm soát dịch COVID và điều hành kinh tế trong bối cảnh COVID của Việt Nam? Và bà có dự báo như thế nào về tốc độ tăng trưởng?

Bà Carolyn Turk: Ngân hàng Thế giới cho rằng Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát dịch COVID rất hiệu quả. Khi dịch bắt đầu xuất hiện, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp y tế theo tình hình thực tế, vốn là yếu tố quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của virus. Nhưng ngoài các biện pháp về y tế, Việt Nam cũng có những giải pháp quan trọng về kinh tế. Một trong số đó là việc Chính phủ sớm đưa ra các biện pháp để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Sau những hỗ trợ ban đầu như vậy, Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư công, thúc đẩy các chương trình đầu tư công, tập trung vào các dự án đầu tư tạo ra tăng trưởng, qua đó thúc đẩy phục hồi nền kinh tế.

Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh lớn khi sớm kiểm soát được dịch bệnh. Theo bà, Việt Nam sẽ đón bắt cơ hội thế nào khi các nước đang dần mở cửa trở lại các nền kinh tế?

Bà Carolyn Turk: Tôi nghĩ chúng ta có thể cho rằng khả năng cạnh tranh của Việt Nam đang được nâng lên. Vì vậy, hoàn toàn chính xác khi cho rằng những giải pháp y tế nhanh chóng trong bối cảnh đại dịch COVID đã giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngắn hạn, bởi mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường ở Việt Nam, trong khi nhiều quốc gia khác đóng cửa biên giới hoặc đang giãn cách xã hội. Nhưng chúng ta cũng phải đánh giá khả năng cạnh tranh trong tương lai và làm thế nào để duy trì mức độ cạnh tranh đó. Chúng tôi hy vọng vắc-xin phòng dịch sẽ sớm được phổ biến trên toàn cầu. Điều đó mang lại lợi ích cho nền kinh tế toàn cầu. Đó là cơ hội cho Việt Nam, nhưng cũng có nghĩa là các quốc gia khác sẽ mở cửa trở lại. Và câu hỏi đặt ra cho Việt Nam vào thời điểm đó là làm thế nào có thể duy trì lợi thế cạnh tranh đã có trong khoảng thời gian COVID diễn ra? Làm thế nào Việt Nam có thể duy trì lợi thế đó trong hiện tại và tương lai?

Bà có những gợi ý chính sách, hành động gì để Việt Nam vực dậy nền kinh tế sau những ảnh hưởng của COVID và đạt được mức tăng trưởng như kỳ vọng?

Bà Carolyn Turk: Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng 2,8% trong năm 2020 và trong một kịch bản lý tưởng, tăng lên 6,8% trong năm tài chính tiếp theo. Nhưng điều đó có nghĩa là Việt Nam phải tiếp tục phát triển cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi nghĩ rằng hiện nay chính là thời điểm phù hợp để thực hiện một số đổi mới mà Việt Nam chưa thực hiện trong thời gian qua. Điều này sẽ giúp Việt Nam duy trì khả năng cạnh tranh ở mức cao khi đại dịch COVID được kiểm soát hoàn toàn và vắc xin được phân phối trên thị trường. Ví dụ, Việt Nam có thể thực hiện các biện pháp thúc đẩy chuyển đổi số nhanh và mạnh hơn. Điều này có thể nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế tại Việt Nam trong tương lai. Tương tự như vậy, chúng ta có thể cân nhắc đầu tư vào nền kinh tế xanh, đảm bảo rằng quá trình phục hồi tại Việt Nam và định hướng tăng trưởng mà Việt Nam xây dựng cho tương lai sẽ thúc đẩy một nền kinh tế xanh và bền vững.

Một trong những vướng mắc của Việt Nam là tháo gỡ và đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn. Vấn đề này sẽ được giải quyết theo hướng nào và Ngân hàng Thế giới sẽ có những hỗ trợ gì đối với Việt Nam?

Bà Carolyn Turk: Chúng tôi xin được chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các biện pháp thúc đẩy các chương trình đầu tư công. Chúng tôi cho rằng đây là một hành động rất phù hợp. Chúng tôi mong muốn nhìn thầy nhiều giải pháp khác để đẩy nhanh tốc độ giải ngân hiệu quả vốn hỗ trợ phát triển, phần lớn trong số đó được đưa vào nguồn vốn chi đầu tư. Và chúng tôi cũng đã đề xuất với Chính phủ một số biện pháp có thể đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư từ Ngân hàng Thế giới và các tổ chức phát triển khác. Một số thủ tục cần được điều chỉnh. Một số quy trình có lẽ nên được thực hiện ủy quyền, nhằm đẩy nhanh tiến trình thực hiện hoạt động so với hiện tại.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...