Giao thông cho người khuyết tật: Cần có sự công bằng từ Luật đến thực tiễn

2020-07-14 06:56:53 0 Bình luận
Pháp luật về giao thông cho người khuyết tật (NKT) không chỉ "khiếm khuyết" các quy tắc riêng để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi cho an toàn, mà còn thiếu chế tài để đảm bảo thực thi các quyền chính đáng của họ. Điều này khiến NKT vẫn gặp nhiều rào cản khi tiếp cận giao thông...

Từ tháng 6/2017, người khuyết tật có thể được cấp Giấy phép lái xe ô tô - đây như 1 tia sáng lóe lên niềm hi vọng để cải thiện đời sống của bản thân và gia đình.

Thực tế, với những gì đang diễn ra, thì quyền tiếp cận giao thông của NKT chủ yếu vẫn đang nằm trên giấy, và thậm chí còn chưa được trên giấy.

Chưa một dòng nào trong Luật Giao thông đường bộ ban hành cách đây hơn 10 năm có quy định riêng về quy tắc giao thông hay hạ tầng cho NKT. Dù khác biệt do khiếm khuyết cơ thể, NKT vẫn được “gom” vào để điều chỉnh bằng các quy định chung áp dụng cho tất cả.

Cũng trong 10 năm đó, chưa có thêm Nghị định nào bổ sung hướng dẫn, hay thúc đẩy thực thi các quyền tiếp cận giao thông cho NKT.

Tại Điểm d Khoản 1, điều 4 của Luật Người khuyết tật 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của NKT đã nêu rõ: NKT được “chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông…..”

Theo khoản 8 điều 2 Luật này, “Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông”….

Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT như một tia sáng lóe lên niềm hi vọng cho NKT, để họ được chủ động hơn về đi lại, có điều kiện cải thiện đời sống của bản thân và gia đình, khi từ tháng 6/2017, NKT có thể được cấp Giấy phép lái xe ô tô. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là “quyền trên giấy”. 

Bởi cho đến nay, số cơ sở đào tạo lái xe chấp nhận học viên NKT mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sự phức tạp trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đến giáo án giáo trình, nhân lực phục vụ cho nhóm đặc thù này, khiến cho các cơ sở xã hội hóa không mấy mặn mà. 

Lại có NKT được nhận đào tạo, nhưng đến khi đăng ký sát hạch thì bị từ chối, phải thắc mắc khiếu nại lên xuống, mướt mồ hôi. Đăng kiểm phương tiện cho NKT, dù về nguyên tắc là cho phép, nhưng nếu NKT nào đăng kiểm thành công, thì bỗng nổi lên như một “hiện tượng”, vì… quá hiếm hoi!

Và hơn 2 năm kể từ khi Thông tư 12 có hiệu lực đến nay, rất nhiều những kiến nghị khẩn thiết của các hội, nhóm, câu lạc bộ NKT về việc, bao giờ họ được cấp bằng lái, được điều khiển phương tiện của mình để chủ động đi lại, có nhiều cơ hội hơn trong công việc, trong cuộc sống, trong điều kiện giao thông công cộng còn nan giải với cả người lành, chứ đừng nói với người khiếm khuyết về sức khỏe?

Chủ trương chăm lo, hỗ trợ NKT của Đảng, Nhà nước hướng tới đảm bảo sự bình đẳng, nhân văn đối với mọi người trong xã hội, nhất là những người kém may mắn. Tuy nhiên, khi được thể chế hóa thành các quy định pháp luật, rất tiếc, nó lại đang được soạn thảo bằng tư duy của những người lành lặn. 

Điều đó dẫn đến tình trạng bản thân luật ra đời đã “khiếm khuyết”, rồi Luật lại “dài cổ” đợi chế tài, còn NKT thì mòn mỏi đợi các quy định được thực thi, để có thể đàng hoàng được hưởng các quyền bình đẳng của mình trong giao thông với sự tôn trọng của mọi người xung quanh, chứ không phải là sự thản nhiên phớt lờ, để mặc họ tự xoay sở, hay giúp đỡ chỉ vì lòng trắc ẩn, hoặc tệ hơn là thản nhiên chà đạp lên các hạ tầng giao thông dành cho họ.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép NKT ngày càng hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Nhưng nếu các quy phạm pháp luật để NKT có thể tiếp cận giao thông vẫn theo kiểu “khiếm khuyết” như trên, thì quyền tiếp cận giao thông nói riêng và tiếp cận hạ tầng công cộng hay các công trình phúc lợi xã hội khác của NKT về cơ bản sẽ vẫn chỉ là quy định.

Ông Phạm Hoài Chung, Giám đốc Trung tâm Phát triển giao thông đô thị và nông thôn (Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải) cho biết: “Để giúp NKT hòa nhập cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1019/QĐ-TTg, phê duyệt đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020, theo đó đặt mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 50% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT. Thế nhưng hiện nay, nhiều tòa nhà, trung tâm mua sắm không có lối lên xuống dành cho NKT. Để giúp NKT thuận tiện hơn trong việc đi lại, theo tôi, thời gian tới, chúng ta nên cải tạo một số công trình đã tồn tại, đặc biệt là những tuyến giao thông trọng điểm và những khu đô thị, khu đông dân cư phục vụ cho NKT. Đối với xe buýt cần lắp thêm tay vịn bám cửa xe cho NKT lên xuống dễ dàng, có chỗ ngồi riêng, có thiết bị nâng hạ bậc lên xuống, tín hiệu biển báo bằng âm thanh, bằng biển chữ sáng ở các điểm dừng và trên xe. Ngoài ra, khi thực hiện các công trình xã hội hóa, chúng ta cần đưa vào những tiêu chuẩn kỹ thuật và những khung bắt buộc phục vụ NKT để chủ đầu tư phải thực hiện”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sun Symphony Residence - mảnh ghép hoàn thiện “bản giao hưởng” bên Dòng sông Ánh sáng

Ngày 12/5, hơn 2000 nhà đầu tư đã thăng hoa cùng “nốt sol” Sun Symphony Residence của bản giao hưởng bên sông Hàn - Dòng sông Ánh sáng tại sự kiện do Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) tổ chức đồng thời ở Hà Nội và Đà Nẵng
2024-05-13 18:20:32

Quảng Ninh: Động thổ xây dựng lại ngôi chùa cổ gần 500 năm tuổi tại Thị xã quảng Yên

Vừa qua, tại xã Liên Vị, Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ động thổ xây dựng chùa Lái (hay còn gọi là Linh Ngai Tự).
2024-05-13 15:24:20

Bí quyết thành công của quán kem trái cây tươi “chốt đơn” hàng nghìn que mỗi ngày

Xưởng kem thủ công của anh Tô Tuấn Anh tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội sản xuất loại kem làm từ hoa quả tươi có xuất xứ từ Mexico. Thu hút thực khách nhờ hương vị trái cây “thật”, không sử dụng hương liệu, phẩm màu hay chất bảo quản, loại kem này nhanh chóng trở thành món ăn giải nhiệt được yêu thích vào mùa hè này.
2024-05-13 11:09:06

Hơn 12 năm hành trình ''Cơm 5.000 đồng Hà Nội''

Đều đặn mỗi sáng cuối tuần căn bếp ấm cúng tại căn nhà nhỏ trên phố Minh Khai lại lên lửa, hàng chục bạn trẻ nhóm Cơm 5000 Hà Nội cùng nhau xắn tay áo, chuẩn bị các xuất cơm đặc biệt lan tỏa đến các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện lớn.
2024-05-13 10:52:54

Hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công

Thực hiện việc hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo hướng là mức cao nhất trong các chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
2024-05-13 10:36:53

Giá nhà chung cư Hà Nội quay về giá trị thực?

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt với mức cao ngất thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh quay đầu, trở về với giá trị thực. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.
2024-05-13 09:26:56
Đang tải...