Hà Giang: Bản Tày nhộn nhịp đổi công đụng lợn, bước vào tháng Tết

2021-02-11 09:00:00 0 Bình luận
Những ngày cuối năm khi mưa phùn toả trên những cành hoa đào, hoa mận, thì bản Tày ở Hà Giang lại bắt đầu nhộn nhịp đổi công đụng lợn, bước vào tháng Tết.

Lợn Tết được cân trước khi được mang đi đụng. Ảnh: Toan Nguyễn

Cũng như các dân tộc anh em khác, người Tày coi tết Nguyên Đán là lễ quan trọng nhất trong năm. Bởi đây là dịp tổng kết lại một năm, thờ cúng tạ ơn tổ tiên, trời, đất.

Người Tày bắt đầu đụng lợn từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết. Trong một tuần lễ này, từng nhà, từng xóm đổi công cho nhau đụng lợn để kịp có thịt treo trong nhà ăn Tết. Cũng như đổi công mùa cày cấy, làm nương, đổi công đụng lợn mang theo sự tương hỗ, gắn kết của cộng đồng, làng xóm và họ tộc.

Từ tờ mờ sớm, đàn ông trong xóm tụ về nhà đầu tiên đụng lợn. Trước đó, chủ nhà đã thức dậy đun nồi nước sôi sùng sục trên bếp lửa để chờ mọi người.

Còn đám thanh niên khỏe mạnh thì nhảy vào chuồng lùa con lợn to nhất đàn vào một góc, trói lại rồi khiêng ra khỏi chuồng. Tiếng lợn kêu được ví như tiếng pháo nổ, báo hiệu tháng “ăn chơi” của người miền rừng bắt đầu.

Ngày trước, chỉ nhà nào có lợn to nhất để mổ Tết mới được quyền nổ tiếng pháo đầu tiên, tức là mổ lợn trước nhất cả bản. Sau đó rềnh ràng dưới chân núi tiếng lợn kêu từ các xóm lần lượt vang khắp bản làng.

Ở bản Lúp thuộc xã Phương Độ, thành phố Hà Giang là nơi cư ngụ lâu đời của người dân tộc Tày, lịch sử truyền lại cũng ngót nghét 800 năm. Bản thuần người dân tộc Tày nên dù cách thành phố không xa nhưng vẫn giữ gần như nguyên vẹn các giá trị văn hóa dân tộc. Dưới những nếp nhà sàn mái cọ yên bình, các phong tục đón Tết mừng xuân truyền thống vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn.

Khi xưa, nơi đây giữ tục chọn đúng ngày 30 Tết để cùng nhau đụng lợn. Lợn sau chọc tiết, làm lông xong đều được khiêng ra suối để rửa sạch làm lòng, phần cho tiện nước, phần quan trọng nhất là để khoe, để đọ ngầm với nhau xem ai đụng lợn Tết to hơn.

Nếu có một nhà nào vì khó khăn, làm ăn thất bát không có lợn đụng Tết sẽ thực sự buồn và tủi hổ với xóm làng năm đó. Bởi trước đây không có nhiều chợ hay người buôn bán hằng ngày để chạy ra mua vài cân thịt, ít xương về được. Thế nên, khó khăn vất vả thế nào thì mỗi nhà cũng chuẩn bị cho mình một con lợn trong chuồng để đụng lấy thịt, làm lạp xưởng treo gác bếp trong những ngày Tết.

Người kém thì đụng lợn 30 – 50 kg, người khá hơn thì mổ lợn từ 80 kg đến 1 tạ. Còn không thể tự nuôi thì dạm trước chia phần với anh em họ hàng.

Ngày đụng lợn vui nhất là đám trẻ. Bọn ấy vốn vô lo, vô nghĩ như chim, như sóc trên rừng; vậy mà hôm ấy cũng không ngại cái lạnh cuối đông mà dậy thật sớm để xem người lớn đụng lợn.

Lạp xưởng - món đặc sản từ lòng và thịt lợn được treo gác bếp để hong khô. Ảnh: Toan Nguyễn

Bữa cơm ngày đụng lợn bao giờ cũng đông vui hơn cả. Các món ăn truyền thống của dân tộc với nguyên liệu chính là thịt lợn được bày trên mâm nóng hổi sau khi dâng cúng tổ tiên, con cháu bắt đầu cùng nhau quây quần thưởng thức. Có lẽ cũng bởi vậy mà mỗi nếp nhà sàn vào dịp này lại thơm lừng mùi vị của ấm no, của đoàn viên.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
2024-04-18 11:46:40

Lời chia buồn

Nhận được tin Cụ La Đức Đan là thân phụ ông La Đức Hùng- Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng đã tạ thế vào hồi 23h20’ ngày 17/04/2024 (tức ngày 9/3 năm Giáp Thìn), tại Lào Cai. Ban Biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hoà nhập gửi tới ông La Đức Hùng – Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2024-04-18 11:29:00

Chủ tịch HĐND Hải Phòng thăm cựu thanh niên xung phong Điện Biên Phủ

Chiều 17/4, Chủ tịch HĐND TP Phạm Văn Lập đi thăm, tặng quà thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người đã có nhiều cống hiến to lớn, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
2024-04-18 09:36:19

Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm chiến sĩ Điện Biên ở Hải An

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến hiện đang sinh sống tại địa bàn quận Hải An.
2024-04-18 09:28:29

Nam Định: Thành lập Hội Thương binh nặng tỉnh

Đồng chí Nguyễn Trung Sơn - Trưởng Ban vận động thành lập Hội được bầu làm Chủ tịch Hội Thương binh nặng tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2024-2029.
2024-04-17 18:18:05
Đang tải...