Hà Nội: Phát triển công nghệ xử lý chất thải từ các lò giết mổ gia súc, gia cầm

2019-10-22 10:51:30 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Sở Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Osaka Prefecture - Nhật Bản đang chuẩn bị khởi động Dự án “Phát triển công nghệ xử lý chất thải và sản xuất nhiên liệu sinh học từ mỡ phế thải các lò giết mổ gia súc”. Dự án đã được sự chấp thuận của UBND TP Hà Nội bằng văn bản số 5482/UBND-ĐT.

Cuộc sống con người ngày càng phát triển, những nhu cầu cơ bản cũng từ đó mà ngày càng cao hơn. Đã qua lâu rồi cái thời “ăn chắc mặc bền” để chuyển sang giai đoạn “ăn ngon mặc đẹp”, chính vì thế mà nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi ngày càng cao. Thế nhưng, đi kèm theo đó là một hệ lụy không thể tránh khỏi, đó là môi trường đang phải gánh chịu một lượng lớn chất thải từ các trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, gia cầm. Dạng chất thải này nếu không được xử lý một cách triệt để sẽ là một mối nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.


Mỡ bẩn và các chất thải từ các lò giết mổ gia súc, gia cầm sẽ được thải ra môi trường bằng đường cống, là tác nhân gây ô nhiễm và lây truyền nhiều mầm bệnh nguy hiểm.


Chất thải từ các lò giết mổ - Tác nhân gây ô nhiễm môi trường

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có hơn 1000 cơ sở giết mổ gia súc, bao gồm các khu giết mổ tập trung và chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ phân bố tại các khu dân cư. Trong đó, chỉ có 125 cơ sở được kiểm soát xử lý ô nhiễm, tổng lượng thịt gia súc, gia cầm hàng ngày cung cấp từ các cơ sở được kiểm soát đạt khoảng trên 400 tấn, đáp ứng khoảng 59% nhu cầu tiêu thụ thịt của toàn Thành phố; các cơ sở khác điều kiện vật chất đều không được đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, không có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải gây ô nhiễm cho các thành phần môi trường, như đất, nước, không khí.

Trong quá trình giết mổ, chất thải rắn như lông, phân, da, mỡ vụn… của các loại gia súc, gia cầm hầu như không được thu gom và xử lý. Các cơ sở giết mổ thường xịt nước thật nhiều cho chúng trôi vào hố ga hoặc đường cống. Chính vì vậy, không những gây tắc cống thoát nước mà còn làm gia tăng lượng nước thải ra môi trường. Ngoài ra, phần chất thải rắn nếu không được người dân đem về ủ làm phân bón thì cũng sẽ được thải trực tiếp ra môi trường, đây chính là nguồn gây ô nhiễm và lây truyền các mầm bệnh nguy hiểm.


Trung bình mỗi con heo khi giết mổ sẽ thải ra gần 0,5 m3 nước thải.


Theo thống kê, trung bình cứ 1000 kg thịt thì có khoảng 300 kg chất thải thải ra môi trường. Những chất thải này trộn lẫn với rác thải sinh hoạt dẫn đến việc khó khăn trong thu gom xử lý chất thải lò mổ. Mỡ vụn từ các lò mổ còn được nhiều tiểu thương thu mua và bán cho các xưởng chế biến mỡ bẩn, lượng mỡ này sau đó được bán cho nhiều nhà hàng, quán ăn trên thị trường.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, với khoảng 10 triệu dân, nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm mỗi ngày ở Hà Nội là rất lớn. Trong đó, tổng lượng thịt gia súc, gia cầm, cung cấp từ các cơ sở được kiểm soát chỉ đạt khoảng trên 400 tấn/ngày, đáp ứng khoảng 59% nhu cầu tiêu thụ thịt của toàn Thành phố. Số còn lại được giết mổ từ các hộ, điểm nhỏ lẻ và nguồn thịt nhập vào từ khu vực ngoại thành cho nên việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do chính quyền vẫn chưa quyết liệt trong việc xử lý các điểm giết mổ tự phát, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe; chưa thật quan tâm và đẩy mạnh công tác quản lý giết mổ và triển khai thực hiện quy hoạch giết mổ trên địa bàn quản lý; chưa có cơ chế, chính sách phù hợp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, các hộ giết mổ, các tiểu thương chưa nhận thức đúng về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm mà chỉ chạy theo lợi ích trước mắt…

Các chất thải từ các lò giết mổ tràn lan ngoài môi trường và mỡ bẩn len lỏi vào các quán ăn, nhà hàng đang là vấn đề đáng lo ngại trong cuộc sống con người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, cần được kiểm soát và có biện pháp xử lý kịp thời.


Các cán bộ thuộc Dự án tại xưởng sản xuất thử của Đại học Quốc gia Hà Nội.


Giải pháp xử lý hiệu quả đến từ hợp tác Việt - Nhật

Sở Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Osaka Prefecture - Nhật Bản đang chuẩn bị khởi động Dự án “Phát triển công nghệ xử lý chất thải và sản xuất nhiên liệu sinh học từ mỡ phế thải các lò giết mổ gia súc”. Dự án đã được sự chấp thuận của UBND TP Hà Nội bằng văn bản số 5482/UBND-ĐT.

Dự án này có ý nghĩa rất quan trọng, nếu được triển khai sẽ góp phần không nhỏ trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm của TP Hà Nội. Khi Dự án được triển khai, chất thải của các lò giết mổ gia súc, gia cầm sẽ được trải qua một quá trình sàng lọc bằng công nghệ hiện đại, các chất thải như lông, da, xương, nội tạng… sẽ được xử lý bằng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.

Một điều mang ý nghĩa quan trọng nữa, là lượng mỡ vụn từ các lò giết mổ sẽ được thu gom để sản xuất diesel sinh học và một số sản phẩm có giá trị cao khác như: Chất hóa dẻo, chất ổn định nhiệt… từ đó cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho thị trường lao động.

Hiện nay trên thị trường phần lớn dầu diesel đang lưu hành đều được điều chế từ dầu mỏ, lượng khí thải ra khi đốt diesel dầu mỏ là một trong những thủ phạm gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên. Chính vì thế, dầu diesel sinh học là loại nhiên liệu sạch hơn, tái tạo được - một lựa chọn tốt để thay thế cho những nhiên liệu có nguồn từ dầu mỏ.


Cán bộ phòng thí nghiệm trọng điểm phát triển năng lượng sinh học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN đang lấy mẫu diesel sinh học với nguồn gốc từ mỡ thải tại các lò mổ.


Với những đặc tính ưu việt về chất lượng và sự thân thiện với môi trường (không gây hiệu ứng khí nhà kính, ít khí cacbon monoxit, cháy tốt, ít bụi…), dầu diesel sinh học có nguồn gốc từ dầu mỡ của thực vật và động vật đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, nhiều nhất là cho các phương tiện giao thông công cộng. Tại Việt Nam, sản phẩm diesel sinh học từ mỡ động vật đã được sử dụng thử nghiệm có hiệu quả cho các tàu du lịch tại Hạ Long.

Dự án “phát triển công nghệ xử lý chất thải và sản xuất nhiên liệu sinh học từ mỡ phế thải các lò giết mổ gia súc” của Sở Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Osaka Prefecture - Nhật Bản có thể sẽ được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và UBND TP Hà Nội hỗ trợ để triển khai vào cuối năm 2019 sắp tới đây, dự tính sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường Thủ đô.

Dự án cũng sẽ tạo ra được một lượng lớn các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là diesel sinh học dùng làm nguyên liệu phục vụ cho các phương tiện giao thông, nếu sử dụng cho hệ thống xe bus của TP Hà Nội sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường rất hiệu quả.

Dự án sẽ được triển khai xây dựng mô hình trên địa bàn Hà Nội và sau đó sẽ phát triển ra các địa phương khác, hy vọng sẽ đem tới một bước tiến mới, góp phần cải thiện môi trường Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nhà nói chung.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10
Đang tải...