Hạnh phúc đong đầy của người khiếm khuyết

2019-07-04 11:02:57 0 Bình luận
Như hai đôi đũa lệch cùng ghép lại với nhau, tình yêu thương của những người khuyết tật luôn gặp nhiều khó khăn và rào cản. Thế nhưng, bằng sự sẻ chia họ đã vượt qua tất cả để xây dựng những tổ ấm hạnh phúc giữa đời thường.
Dù khuyết tật, nhưng vợ chồng ông Rết và bà Nhàn, luôn cảm thấy hạnh phúc bởi hiện nay, ông bà đã có những đứa con khỏe mạnh và nên người.


Đong đầy hạnh phúc

Đến với nhau nhờ sự giới thiệu của bạn bè, từ hai con người khuyết tật xa lạ, anh Phạm Văn Đình, 38 tuổi, ở phường III, thành phố Vị Thanh và chị Bùi Bích Ngọc, 37 tuổi, ở xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy, đã cùng nhau xây dựng được một gia đình nhỏ. Anh Đình tâm sự: “Vợ chồng tôi đều bị mù do di chứng của căn bệnh sốt phát ban từ khi còn rất nhỏ, lớn lên cả hai cũng được địa phương tạo điều kiện để học chữ Braille, học nghề dành cho người khuyết tật. Cách đây 9 năm, nhờ sự giới thiệu của bạn bè, tôi và vợ mới quen biết nhau, rồi cưới nhau. Để có điều kiện trang trải cho cuộc sống, mấy năm qua, vợ chồng tôi bán vé số để sống qua ngày”.

Do cha mẹ hai bên đều nghèo, nên khi vợ chồng anh Đình cưới nhau cũng không được giúp đỡ gì nhiều, vì vậy, cuộc sống gia đình anh chị rất khó khăn, thu nhập chính của anh chị phụ thuộc chính vào công việc bán vé số dạo. Trung bình mỗi ngày từ 150 tờ vé số bán được, anh Đình và chị Ngọc cũng kiếm lời được hơn 150.000 đồng. Anh Đình cho biết: “Không may mắn như mọi người bình thường, nên đôi lúc chúng tôi cũng nản lòng trước cuộc sống, nhưng vì tương lai ở phía trước còn dài, vợ chồng tôi luôn tự nhủ phải cố gắng từng ngày để mong cuộc sống sẽ dần ổn định hơn”.

Luôn hy vọng về ngày mai

Nấu rượu, làm men, nuôi heo… đó là công việc mà những tưởng chỉ dành cho người sáng mắt, nhưng đây lại là công việc đã và đang gắn bó gần 30 năm qua với cặp vợ chồng mù là ông Lưu Sì Rết, 75 tuổi và bà Trương Thị Nhàn, 62 tuổi, ở ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ. Trong căn nhà vừa được sửa sang lại từ số tiền tích góp của gia đình và sự hỗ trợ từ địa phương, nhìn các vật dụng trong nhà được bố trí gọn gàng, ngăn nắp, ít ai biết rằng đây là mái ấm của một cặp vợ chồng mù. Ông Rết nói: “Chúng tôi cưới nhau cũng gần 30 năm rồi, ngày xưa do mấy đứa cháu mai mối, vợ chồng mới gặp, biết và gắn bó với nhau. Do cả hai đều bị mù bẩm sinh, nên khi quyết định lấy nhau, chúng tôi không nhận được sự ủng hộ của hai bên gia đình. Vì ai cũng sợ hai đứa bị mù thì làm sao lo được cho nhau, rồi lỡ con cái sinh ra biết đâu cũng bị mù giống cha mẹ. Nhiều ý kiến phản đối, nhưng có lẽ tìm được sự đồng cảm với nhau, chúng tôi đã vượt qua mọi rào cản để xây dựng một gia đình nhỏ cùng hai đứa con gái ngoan ngoãn, hiếu thảo đến hôm nay”.

Gần 30 năm gắn bó với nhau, vợ chồng ông Rết và bà Nhàn đã có được hai đứa con gái. Với mong muốn cho hai đứa con có một tương lai tươi sáng bằng con đường học vấn, dù bị mù nhưng mấy chục năm qua, vợ chồng ông bà luôn cố gắng tích góp từng đồng tiền lẻ từ công việc nấu rượu, làm men, nuôi heo để lo cho các con được đến trường. Không phụ sự kỳ vọng của cha mẹ, đứa con gái lớn 28 tuổi của ông bà đã có gia đình, đang học liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, còn người con gái nhỏ 24 tuổi đã học hết đại học, hiện đang công tác tại Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ.

Mặc dù khiếm khuyết đôi mắt, không được như người bình thường, nhưng vợ chồng ông Rết, bà Nhàn chưa bao giờ đầu hàng trước số phận. Khi mới lấy nhau về, ông bà được gia đình cho ra riêng với căn nhà lá nhỏ được cất sẵn và hơn 3 công đất ruộng. Để có chi phí trang trải cuộc sống mỗi ngày, bà Nhàn bắt tay vào công việc nấu rượu, làm men bỏ mối. Để đỡ đần cho vợ, mỗi ngày ông Rết cũng lội bộ đi bán men, đong rượu các quán cách nhà từ 3-4km. Bà Nhàn chia sẻ: “Vợ chồng đều mù, nên khó khăn rất nhiều, cũng vì vậy mà chúng tôi bảo nhau phải cố gắng nhiều hơn nữa. Cũng nhờ trời thương, niềm hy vọng duy nhất của vợ chồng là các con, khi hai đứa con gái đều được khỏe mạnh và học rất giỏi”.

Cái đẹp ở những cặp vợ chồng khuyết tật, không phải là những thứ lớn lao hay cao sang, mà nó đơn giản là sự đồng điệu về tâm hồn, sự cảm thông và sẻ chia mọi lúc, mọi nơi. Những người đàn ông khuyết tật ấy vẫn là trụ cột vững chắc của gia đình, còn với người phụ nữ khuyết tật, gánh trách nhiệm làm vợ, làm mẹ nặng nề trên vai, nhưng bằng tất cả sự nỗ lực, nhẫn nại và tình yêu của người bạn đời họ vẫn ngày ngày giữ lửa cho gia đình ấm êm, hạnh phúc.

Dẫu cuộc sống của những cặp vợ chồng khuyết tật còn khó khăn vất vả trăm bề, nhưng bằng ý chí và nghị lực, cùng sự đồng cảm dành cho nhau họ luôn có được một hạnh phúc tròn đầy.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nỗi trăn trở của thương binh Trương Văn Huấn khi Xuân về…

Câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Việt Nam từ bao đời nay. Song, câu tục ngữ này lại không phản ánh đúng với hoàn cảnh của gia đình thương binh Trương Văn Huấn quê ở xóm 7, thôn Chuế 1, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Để minh chứng cho lời nhận định trên, Tòa soạn xin trích đăng gần như nguyên văn Đơn kiến nghị, phản ánh ghi ngày 07/10/2024 của thương binh 4/4 Trương Văn Huấn gửi Tạp chí.
2025-01-26 19:43:03

SHB: Lãi trước thuế tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm

Kết thúc 2024 – năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế TOP 5 NHTM tư nhân lớn nhất Việt Nam và vươn tầm khu vực.
2025-01-25 10:26:17

Xuân yêu thương từ nhịp đập Sài Gòn

Cuối năm, ai cũng hối hả ngược xuôi "về nhà ăn Tết" thì ở giữa dòng người ấy, chị Bùi Kiều Ly vẫn miệt mài với tâm nguyện mong được cho đi, mong được làm những việc thiện nguyện.
2025-01-25 09:25:04

Vĩnh Bảo (Hải Phòng): Những tín hiệu mùa Xuân đến sớm

Phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa quê hương danh nhân văn hoá Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm, truyền thống anh hùng trong đấu tranh cách mạng, tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, bằng quyết tâm chính trị cao, hòa nhịp cùng đất nước và thành phố, năm 2024, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn, huyện Vĩnh Bảo đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp và đạt được nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực với nhiều điểm sáng nổi bật.
2025-01-24 14:01:58

Quảng Ninh - Khai mạc Hội sách, báo Xuân Ất Tỵ 2025

Vừa qua tại thư viện tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo và Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội sách, báo Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện mừng Đảng, mừng Xuân, hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925-2025).
2025-01-24 08:18:27

Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chúc tết Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam

Ngày 23/1, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam vinh dự được nhận quà và tiền chúc Tết của Quân ủy Trung Ương và thủ trưởng Bộ Quốc Phòng. Món quà rất ý nghĩa, là sự đánh giá kết quả hoạt động của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, sự đóng góp xứng đáng của hơn 10.000 hội viên trên cả nước.
2025-01-23 22:12:56
Đang tải...