Hiệu quả Nghị quyết số 42 của Quốc hội

2022-04-18 14:14:31 0 Bình luận
Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết số 42) ra đời đã tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và đồng bộ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu.

Việc xử lý “cục máu đông” nợ xấu không dễ nếu không nhận diện và có giải pháp ngăn chặn các yếu tố tác động đến nợ xấu. Để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu của các tố chức tín dụng (TCTD) trong giai đoạn 2016 - 2020, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 kèm theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”; Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 về việc thực hiện Nghị quyết số 42 để thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14/8/2017 về mua - bán và xử lý nợ xấu của VAMC để hướng dẫn Điều 6 Nghị quyết số 42.

 Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2016-2021

Trải qua gần 05 năm đi vào thực tiễn, các giải pháp nêu tại Nghị quyết số 42 đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc xử lý “cục máu đông” nợ xấu và góp phần quan trọng vào kết quả của việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ tạo niềm tin đối với hệ thống các TCTD nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung đối với việc xử lý nợ xấu trong nền kinh tế.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã tăng cường chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trên địa bàn trong việc xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, đặc biệt là hỗ trợ trong thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện để TCTD có thể xử lý nhanh tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu liên quan đến các vụ án đang được xử lý tại địa phương theo quy định của pháp luật.  

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các TCTD xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu bám sát các quy định của Nghị quyết số 42 và các giải pháp tại phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020. Đến nay, nợ xấu của hệ thống các TCTD đã bước đầu được xử lý và đạt được hiệu quả quan trọng.

Kết quả xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng thời gian vừa qua cho thấy: Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/12/2021 đạt trung bình khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình từ năm 2012 - 2017, hệ thống các TCTD xử lý được khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).

Trước khi có Nghị quyết số 42, nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm và khách hàng trả nợ còn chưa cao.

Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực, xử lý nợ xấu nội bảng thông qua hình thức khách hàng trả nợ tăng cao, từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết số 42 thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 148,0 nghìn tỷ đồng (chiếm 38,93% tổng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã xử lý), cao hơn nhiều so với tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng trả trung bình năm từ 2012 - 2017 nợ/tống nợ xấu là khoảng 22,8%).

Tại Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) Khóa XIV, UBTVQH đã tiến hành thảo luận, cho ý kiến đối với Báo cáo số 358/BC-CP ngày 5/8/2020 về kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số 42 và đã kết luận tại Thông báo số 3844/TB-TTKQH ngày 17/8/2020: “UBTVQH hoan nghênh sự chủ động của Chính phủ, NHNN trong việc đánh giá 03 năm thực hiện Nghị quyết số 42 bên cạnh việc đánh giá hằng năm theo quy định tại khoản 3 điều 19 của Nghị quyết này... UBTVQH đánh giá cao những cố gắng của Chính phủ, NHNN, các bộ, ngành trung ương và địa phương, đặc biệt là các TCTD trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 42 trong thời gian qua đã đạt những kết quả rất tích cực. Tỷ lệ nợ xấu giảm, chất lượng tín dụng được cải thiện chứng tỏ sự đủng đắn, hiệu quả của việc thực hiện Nghị quyết...”. Như vậy, Nghị quyết số 42 đã tạo cơ chế xử lý hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu của TCTD.

Sau thời gian gần 05 năm kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng triển khai nghiêm túc, nỗ lực đẩy mạnh xử lý nợ xấu đúng mục tiêu, định hướng việc xử lý nợ xấu và đạt được kết quả tích cực.

Về cơ bản, ý thức trả nợ của khách hàng được nâng cao, một số quy định tại Nghị quyết số 42 đã được các TCTD, VAMC áp dụng có hiệu quả trên thực tế. Trong đó, lũy kế từ 15/08/2017 đến 31/12/2021, các TCTD và VAMC: (1) Áp dụng hình thức “thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ)” (Điều 7 Nghị quyết số 42) để thu giữ thành công lũy kế được 4.684 tài sản; (2) Áp dụng hình thức “mua, bán khoản nợ xấu có TSBĐ là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai” (điều 9 Nghị quyết số 42) để thu hồi lũy kế được khoảng 3.555 khoản nợ với tổng trị giá khoảng 124.733,1 tỷ đồng; (3) Áp dụng hình thức “thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế, phí khi xử lý TSBĐ” (Điều 12 Nghị quyết số 42) để thu hồi nợ, lũy kế đạt được 17.031,1 tỷ đồng; (4) Áp dụng hình thức “bán khoản nợ xấu có TSBĐ đang bị kê biên cho tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh mua, bán nợ” (Điều 13 Nghị quyết số 42) để bán nợ xấu cho các tổ chức này, lũy kế bán được 1.586,8 tỷ đồng; (5) Áp dụng hình thức “bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng TSBĐ” (Điều 15 Nghị quyết số 42) và không phải thực hiện các nghĩa vụ này với số tiền lũy kế đạt 75,8 tỷ đồng; (6) Thực hiện phân bổ lãi dự thu đã ghi nhận của khoản nợ xấu với số tiền lũy kế là 12.044,9 tỷ đồng và khoản chênh lệch khi bán khoản nợ xấu đã phân bổ lũy kế là 1.025 tỷ đồng (Điều 16 Nghị quyết số 42).

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Khai mạc Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XIV

Ngày 5/12, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã khai mạc Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm) nhằm đánh giá kết quả phát triển KT-XH năm 2024; thảo luận phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH năm 2025; quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh.
2024-12-05 15:57:28

Quảng Ninh: Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh sẵn sàng biểu diễn chào mừng Giải Teakwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng năm 2024

Trong chương trình nghệ thuật chào mừng Giải Teakwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng năm 2024 sẽ được tổ chức tại Quảng trường 30/10 (TP Hạ Long) vào tối 7/12, một trong những nội dung được người dân háo hức, mong đợi nhất là màn biểu diễn của Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an. Từ sáng ngày 4/12, các CBCS Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh đã có mặt tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) và tích cực tập luyện, sẵn sàng biểu diễn chào mừng quan khách, các vị đại biểu, các đoàn VĐV và người dân.
2024-12-05 13:45:58

Đảng uỷ Khối DN quận Đống Đa tổ chức hội nghị giao ban Bí thư chi bộ

Ngày 5/12/2024, Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa đã tổ chức Hội nghị giao ban Bí thư chi bộ tháng 12/2024.
2024-12-05 09:26:15

Hải Phòng xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Hội nghị Thành ủy Hải Phòng lần thứ 18 xác định năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2025, tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Hội nghị đã đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể.
2024-12-05 07:05:48

Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp nông lâm thủy sản

“Phát triển bền vững đã trở thành một xu thế của thời đại, định hướng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, trong đó, phát triển bền vững về kinh tế được coi là trụ cột, nền tảng phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.”
2024-12-04 18:30:00

Hải Phòng khai mạc Kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố

Sáng 4/12, Hải Phòng tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là kỳ họp thường lệ cuối năm, vào thời điểm cả thành phố đang ra sức hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2024.
2024-12-04 12:10:13
Đang tải...