Hiệu quả vốn vay ưu đãi góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn An Giang

2023-02-02 08:57:03 0 Bình luận
Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng nông thôn ngày càng đổi mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Do đó, ngay sau khi có chủ trương, chính sánh của Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã khẩn trương triển khai công tác xây dựng Chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả vốn vay ưu đãi

Nguồn vốn tín dụng chính sách trong năm 2022 đã giúp cho 11.597 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh; đã giải quyết việc làm cho 7.452 lao động tại địa phương, trang trải chi phí xuất khẩu lao động của 139 đối tượng, giúp trang trải chi phí học tập cho 6.002 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trường nghề, giúp 63 hộ tiếp cận vốn vay ưu đãi để xây dựng nhà ở, đã giải ngân cho 12.343 hộ để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được cải thiện…. Qua đó, đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới, góp phần ngăn chặn tình trạng “tín dụng đen” trên địa bàn. Tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ngân hàng CSXH tỉnh An Giang tặng máy tính cho học sinh mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã “phủ sóng” tới 100% các khóm, ấp trong tỉnh, đã tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; hệ thống chính trị ngày càng được củng cố; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được tăng cao, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được cải thiện và ổn định, góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, ổn định tình hình an ninh chính trị tại địa phương.

Đáng chú ý, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kinh tế - xã hội được quan tâm; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng cường liên kết sản xuất hàng hoá, kết hợp với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp; tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; từ đó thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm bền vững qua từng năm.

Giải pháp đẩy mạnh vốn vay ưu đãi thời gian tới

Tiếp tục vận dụng linh hoạt và sáng tạo các giải pháp về nguồn vốn và thủ tục đầu tư để thực hiện hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn tạo sự đột phá cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội môi trường, an ninh trật tự của địa phương. Phát triển nông thôn mới phải gắn với việc khai thác triệt để thế mạnh của địa phương.

Đầu tư vốn tín dụng chính sách gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhân rộng mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả…

Đổi mới công tác tuyên truyền quán triệt Nghị quyết, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở được quan tâm. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, của cả hệ thống chính trị và của Nhân dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đã chuyển biến, có sức lan tỏa sâu rộng và rõ nét; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp tiền của, công sức, đất đai để cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.

Đảng bộ, chính quyền, đặc biệt là Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh, giảm nghèo bền vững đã có những đột phá trong công tác điều hành, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát từng công việc cụ thể, tăng cường kiểm tra, giám sát kịp thời cho ý kiến và chủ trương của từng ban ngành, từng xã để thực hiện các mục tiêu của chương trình.

Nhằm tiếp tục góp phần cải thiện điều kiện sống, sức khoẻ và môi trường, qua đó góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới khó khăn; đồng thời góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030; đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tăng mức cho vay tối đa đối với mỗi loại công trình lên 20 triệu đồng/công trình.

Các cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục nghiên cứu, đưa vào Nghị quyết Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2025 chuyển ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh khoảng 30 tỷ đồng để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp gia đình thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục quan tâm, cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tăng cường công tác giám sát và tuyên truyền để vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, người dân hiểu và chấp hành tốt nghĩa vụ khi vay vốn, bảo toàn nguồn vốn của Nhà nước./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và những ký ức về trận chiến tháng 4 lịch sử

Ký ức đầu tiên nhưng cũng là trận đánh làm ông nhớ mãi vào năm 1970. Đó là trận tiêu diệt cụm bộ binh cơ giới Mỹ ở Sáp Đá Mài – Tân Kim – Cam Lộ – Quảng Trị đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1970. “Lúc đó tôi là Đại đội trưởng Đại đội 2 của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 của mặt trận B5...
2024-10-24 16:02:56

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho người khuyết tật ở nước ta hiện nay

Người khuyết tật (NKT) thường đối mặt với vô vàn thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục - hai yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng nền tảng phát triển toàn diện và hội nhập xã hội cho mọi cá nhân. Việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ này khiến NKT bị hạn chế về cơ hội, cản trở quá trình hòa nhập cộng đồng và tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội.
2024-10-24 14:35:00

Nâng cao chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm: Thực tiễn và giải pháp từ Đảng bộ huyện Điện Biên

Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và phức tạp của cấp ủy và UBKT các cấp, đòi hỏi người cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn; khéo léo vận động, thuyết phục, kể cả đấu tranh làm cho đối tượng được kiểm tra khắc phục tâm lý lo sợ, tự ti, mặc cảm, định kiến, phản ứng, thiếu hợp tác trở nên tự giác, chủ động phối hợp trong quá trình kiểm tra. Trong những năm qua, đảng bộ huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm đã được xử lý kịp thời, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
2024-10-24 14:25:00

Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất: Bước tiến đáng tự hào trong thể thao người khuyết tật

Trong hai ngày 22 và 23/10/ 2024, tại Hội Người Mù tỉnh Ninh Bình, vòng chung kết Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất đã diễn ra với sự tham gia của 32 vận động viên.
2024-10-24 09:25:54

Quận Hoàn Kiếm: Tổ chức khóa học nghề thủ công cho người khuyết tật

Ngày 22/10/2024, tại quận Hoàn Kiếm, Hội Người Khuyết tật quận phối kết hợp với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật Sản phẩm Làng nghề Việt Nam tổ chức khóa học Nghề thủ công Hoa Vải tái chế & Khâu Chần Bông cho người khuyết tật (NKT) trên địa bàn.
2024-10-24 09:13:22

Chùa Phúc Khánh - Nguồn tâm huyết an vui, thịnh vượng

Từ thành phố Nam Định qua cầu Đò Quan, theo đường TL490C chúng tôi về thôn 6, xóm Xuân Dương, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định viếng thăm chùa Phúc Khánh - Ngôi chùa tình thương có kiến trúc đẹp mắt, trang nghiêm tại một vùng quê thanh bình đang từng ngày đổi mới.
2024-10-24 09:00:44
Đang tải...