Học đại học còn 3 năm: Giảm gánh nặng cho phụ huynh

2016-01-22 17:24:08 0 Bình luận
“Là một cô gái tỉnh lẻ lên Hà Nội, em biết bố mẹ đã rất vất vả khi nuôi em ăn học. Chúng em vô tình đã trở thành gánh nặng của bố mẹ suốt 4 năm. Vì thế, nếu thực sự giảm thời gian đào tạo sẽ giảm gánh nặng cho nhiều phụ huynh", một sinh viên chia sẻ.

Ngày 6/1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã kí tờ trình Thủ tướng Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp không thay đổi về tên nhưng có điều chỉnh về thời gian đào tạo. Trong đó, thời gian đào tạo bậc ĐH chỉ còn từ 3-4 năm. Trước đó, theo khoản 2, điều 38 Luật giáo dục thì đào tạo trình độ ĐH từ 4-6 năm.

Trước thông tin này, TS Phạm Thị Ly – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu, Viện đào tạo Quốc tế (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cho rằng: “Đây là đề xuất phù hợp với thực tiễn quốc tế. Thật ra khi đã tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ thay cho niên chế, thì số năm học không còn cố định mà có thể co giãn từ 2,5 năm đến 4-5 năm tùy người, tùy ngành.

Cứ tích lũy đủ số tín chỉ quy định thì cho sinh viên tốt nghiệp. Cách tổ chức này cho phép người học theo học với một nhịp điệu phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của mình. Hiện nay ngay ở Việt Nam cũng đã có một số trường đào tạo ĐH trong 2,5- 3 năm từ lâu như: Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam, Trường RMIT Việt Nam, Trường ĐH Việt Đức và Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội (USTH)”.

TS Phạm Thị Ly – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu, Viện đào tạo Quốc tế (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)

Cũng theo TS Phạm Thị Ly, thời gian đào tạo không quyết định chất lượng đào tạo. Nếu chương trình đào tạo không thiết thực, hữu ích, không trực tiếp nhắm tới kết quả đầu ra, thì học càng nhiều năm càng phí thời giờ. Cách nghĩ cho rằng học nhiều năm thì tốt hơn là cách nghĩ dựa trên quan niệm coi giáo dục là truyền đạt kiến thức, cho nên học càng lâu thì càng biết nhiều. Quan niệm này ngày nay đã lỗi thời, kể cả với giáo dục phổ thông.

 
 

 

Rất nhiều người lo lắng nếu đề xuất này được thông qua thì thời gian đào tạo ĐH và CĐ sẽ là ngang nhau sẽ ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của các trường CĐ. Trước vấn đề này, TS Phạm thị Ly cho rằng, ĐH và CĐ không phải chỉ khác nhau về số năm đào tạo, mà khác nhau về mục tiêu đào tạo và do đó, cũng khác nhau trong cách xây dựng và thực hiện chương trình.

Các trường CĐ thực hiện mục tiêu đào tạo kỹ năng nghề nghiệp do đó hướng tới việc đào tạo ra những người lao động có khả năng thực thi thành thạo một số công việc chuyên môn cụ thể sau khi tốt nghiệp. Trong khi đó mục tiêu đào tạo đại học đặt trọng tâm vào việc hình thành năng lực tư duy sáng tạo và khả năng tạo ra tri thức mới. Vì thế việc rút ngắn thời gian đào tạo ĐH không hề ảnh hưởng tới các trường CĐ.

Thế nhưng, trong thực tế nó có thể gây ra hiện tượng đổ xô vào học ĐH do tâm lý thích làm thầy hơn làm thợ, làm trầm trọng thêm hiện trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay. Tuy vậy, điều này xảy ra không phải do thời gian đào tạo bằng nhau, mà vì chúng ta chưa làm tốt việc truyền thông. Nếu học sinh có đủ thông tin và đứng trước sự lựa chọn giữa học cao đẳng và ra trường với một trình độ thành thạo trong việc thực thi một công việc chuyên môn và có thể dễ dàng tìm việc kiếm sống, với một bên là tốt nghiệp ĐH nhưng có thể khó tìm việc thì có thể họ sẽ chọn học cao đẳng.

Em Nguyễn Thị Vân Hằng, sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội

Trước đề xuất mới của Bộ GD&ĐT, em Nguyễn Thị Vân Hằng sinh viên khoa Tiếng Anh (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: “Em rất ủng hộ việc giảm thời gian đào tạo ĐH từ 4-6 năm xuống còn 3-4 năm. Bởi lẽ, bản thân đã trải qua thời sinh viên em thấy thời gian quá dài gây lãng phí nhiều mặt. Như chúng em học chuyên ngành Phiên dịch nhưng năm thứ nhất và thứ hai phải học rất nhiều môn mà em thấy “thừa”, không phục vụ gì cho chuyên ngành cũng như công việc của em sau này. Điển hình như em phải học môn Ngữ dụng học, cô chỉ phát cho một tập tài liệu toàn có lý thuyết, về có đọc và nghiên cứu, tới lớp cô có giảng nhưng chúng em vẫn không hiểu gì và không áp dụng được gì.

Hơn thế, bản thân là một cô gái tỉnh lẻ lên Hà Nội học, em cảm nhận được rằng bố mẹ đã rất vất vả khi mỗi tháng phải gửi tiền cho em trang trải và tiếp tục theo đuổi ước mơ. Nhất là khi ở mảnh đất phồn hoa đô hội này cái gì cũng đắt đỏ, chi phí sinh hoạt của chúng em mỗi tháng hết gần ba triệu. Như vậy, chúng em vô tình đã trở thành gánh nặng của bố mẹ suốt 4 năm. Vì thế, nếu thực sự giảm thời gian đào tạo xuống 3 năm em nghĩ sẽ giảm được áp lực và gánh nặng cho nhiều phụ huynh”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53

Hà Nội: Đảng ủy Khối DN quận Đống Đa trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng đợt 19/5

Sáng nay (15/5), Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa trao tặng Huy hiệu 55 - 45 - 30 tuổi Đảng cho đảng viên nhân dịp 19/5 (kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh).
2024-05-15 12:52:28

Quy định về cấp sổ đỏ cho hộ gia đình đang sử dụng đất không có giấy tờ

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền (Điều 138).
2024-05-15 12:04:12
Đang tải...