Huy động cộng đồng ngăn chặn các dịch bệnh nguy hiểm mới nổi
2015-12-14 17:34:34
0 Bình luận
Ngày 14/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức hội thảo liên ngành triển khai trương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp
Theo Bộ Y tế, trong năm 2014, dịch bệnh Ebola đã bùng phát mạnh tại các nước Tây Phi. Dịch cúm gia cầm lây sang người mà điển hình là cúm A(H5N1), cúm A(H1N1) vẫn tiếp tục ghi nhận các ca bệnh ở một số quốc gia.
Đặc biệt, cúm A(H7N9) phát hiện tại Trung Quốc từ tháng 3/2013 đến nay vẫn chưa khống chế được và nguy cơ lây lan ra một số quốc gia khác trong khu vực trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng vẫn lưu hành tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở châu Á mỗi năm ghi nhận hàng chục triệu trường hợp mắc và hàng nghìn trường hợp tử vong.
Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trương Đình Bắc cho biết những năm gần đây, Việt Nam đã chủ động triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh mới nổi nguy hiểm như Ebola, MERS-CoV, dịch hạch, cúm A(H7N9).
Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất cao.
Bên cạnh đó, các dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét, dại, viêm não, than và một số bệnh dịch khác vẫn ghi nhận số mắc và tử vong hàng năm.
Dịch cúm A(H5N1) đã được ngành y tế khống chế, không để lây sang người nhưng vẫn thường xuyên ghi nhận sự bùng phát các ổ dịch trên đàn gia cầm.
Bệnh sốt rét diễn biến phức tạp ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam; đặc biệt ghi nhận sự gia tăng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi sốt rét kháng hóa chất và nguy cơ cao bùng phát dịch tại một số tỉnh trọng điểm.
Ông Trương Đình Bắc cũng nhấn mạnh công tác phòng chống dịch bệnh ở nước ta hiện gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp.
Các dịch bệnh nguy hiểm mới phát sinh, mới nổi có thể xâm nhập vào Việt Nam do giao thương đi lại gia tăng, đồng thời, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành tại Việt Nam mặc dù đã giảm ca tử vong so với thời gian trước song vẫn ở mức cao; gia tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố.
Đặc biệt, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên các điều kiện về địa lý, kinh tế, xã hội và môi trường đều thuận lợi cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm phát triển.
Bên cạnh đó, nhận thức và thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chủ động phòng chống dịch bệnh của người dân chưa cao; tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, giết mổ, mua bán và sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ lây truyền các bệnh từ động vật sang người và bùng phát thành dịch lớn…
Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh
Theo Phó Cục trưởng Trương Đình Bắc, phòng chống dịch bệnh chủ động, hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào hành vi cụ thể của mỗi người dân và cộng đồng, sự quan tâm vào cuộc thực sự của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể.
Vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” giai đoạn 2015-2020.
Chương trình nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, từng gia đình và toàn xã hội chủ động tham gia có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.
Mục tiêu cụ thể của chương trình là 100% các xã, phường, khu dân cư có kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh;” 80% các hộ gia đình chủ động tham gia thực hiện tốt các khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng; trên 95% trường học thực hiện tốt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục; trên 90% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức trên địa bàn có kế hoạch, chủ động triển khai các hoạt động thuộc chương trình...
Chương trình tập trung vào các nội dung như lồng ghép có hiệu quả việc thực hiện chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tổ chức ngày vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh định kỳ hàng tuần; vận động các cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình ký cam kết không vận chuyển buôn bán gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc...
Tại hội thảo, đại diện Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết thời gian tới, để công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học đạt hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tăng cường phối hợp với ngành y tế trong hoạt động truyền thông các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng, khuyến cáo của Bộ Y tế trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế trường học về phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng trong trường học; giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý sớm dịch, bệnh và các hoạt động phối hợp triển khai công tác tiêm chủng trong trường học…
Đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu rõ các đơn vị sẽ đẩy mạnh truyền thông trong cộng đồng, tăng cường năng lực cán bộ phòng chống dịch từ trung ương đến địa phương, xây dựng các mô hình điểm về giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người; đồng thời có chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa…/.
Theo Bộ Y tế, trong năm 2014, dịch bệnh Ebola đã bùng phát mạnh tại các nước Tây Phi. Dịch cúm gia cầm lây sang người mà điển hình là cúm A(H5N1), cúm A(H1N1) vẫn tiếp tục ghi nhận các ca bệnh ở một số quốc gia.
Đặc biệt, cúm A(H7N9) phát hiện tại Trung Quốc từ tháng 3/2013 đến nay vẫn chưa khống chế được và nguy cơ lây lan ra một số quốc gia khác trong khu vực trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng vẫn lưu hành tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở châu Á mỗi năm ghi nhận hàng chục triệu trường hợp mắc và hàng nghìn trường hợp tử vong.
Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trương Đình Bắc cho biết những năm gần đây, Việt Nam đã chủ động triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh mới nổi nguy hiểm như Ebola, MERS-CoV, dịch hạch, cúm A(H7N9).
Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất cao.
Bên cạnh đó, các dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét, dại, viêm não, than và một số bệnh dịch khác vẫn ghi nhận số mắc và tử vong hàng năm.
Dịch cúm A(H5N1) đã được ngành y tế khống chế, không để lây sang người nhưng vẫn thường xuyên ghi nhận sự bùng phát các ổ dịch trên đàn gia cầm.
Bệnh sốt rét diễn biến phức tạp ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam; đặc biệt ghi nhận sự gia tăng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi sốt rét kháng hóa chất và nguy cơ cao bùng phát dịch tại một số tỉnh trọng điểm.
Ông Trương Đình Bắc cũng nhấn mạnh công tác phòng chống dịch bệnh ở nước ta hiện gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp.
Các dịch bệnh nguy hiểm mới phát sinh, mới nổi có thể xâm nhập vào Việt Nam do giao thương đi lại gia tăng, đồng thời, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành tại Việt Nam mặc dù đã giảm ca tử vong so với thời gian trước song vẫn ở mức cao; gia tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố.
Đặc biệt, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên các điều kiện về địa lý, kinh tế, xã hội và môi trường đều thuận lợi cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm phát triển.
Bên cạnh đó, nhận thức và thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chủ động phòng chống dịch bệnh của người dân chưa cao; tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, giết mổ, mua bán và sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ lây truyền các bệnh từ động vật sang người và bùng phát thành dịch lớn…
Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh
Theo Phó Cục trưởng Trương Đình Bắc, phòng chống dịch bệnh chủ động, hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào hành vi cụ thể của mỗi người dân và cộng đồng, sự quan tâm vào cuộc thực sự của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể.
Vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” giai đoạn 2015-2020.
Chương trình nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, từng gia đình và toàn xã hội chủ động tham gia có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.
Mục tiêu cụ thể của chương trình là 100% các xã, phường, khu dân cư có kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh;” 80% các hộ gia đình chủ động tham gia thực hiện tốt các khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng; trên 95% trường học thực hiện tốt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục; trên 90% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức trên địa bàn có kế hoạch, chủ động triển khai các hoạt động thuộc chương trình...
Chương trình tập trung vào các nội dung như lồng ghép có hiệu quả việc thực hiện chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tổ chức ngày vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh định kỳ hàng tuần; vận động các cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình ký cam kết không vận chuyển buôn bán gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc...
Tại hội thảo, đại diện Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết thời gian tới, để công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học đạt hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tăng cường phối hợp với ngành y tế trong hoạt động truyền thông các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng, khuyến cáo của Bộ Y tế trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế trường học về phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng trong trường học; giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý sớm dịch, bệnh và các hoạt động phối hợp triển khai công tác tiêm chủng trong trường học…
Đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu rõ các đơn vị sẽ đẩy mạnh truyền thông trong cộng đồng, tăng cường năng lực cán bộ phòng chống dịch từ trung ương đến địa phương, xây dựng các mô hình điểm về giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người; đồng thời có chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa…/.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vietnamplus