Khai mạc Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số vùng biên giới Việt Nam - Lào năm 2019
2019-05-19 18:46:48
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Tối 17/5, tại Quảng trường trung tâm huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã diễn ra lễ khai mạc “Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào khu vực miền Trung - Tây nguyên năm 2019” và Công bố nhãn hiệu tập thể Dệt Dèng A Lưới.
Đây là chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Đến dự có ông Bouangeun Xaphouvong, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Với chủ đề “Đoàn kết, hữu nghị và phát triển”, ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào khu vực miền Trung - Tây nguyên năm 2019 là hoạt động nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc; đồng thời tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác và giao lưu văn hóa giữa các tỉnh vùng biên giới của 2 nước Việt Nam - Lào trong công cuộc hội nhập và phát triển.
Vùng núi A Lưới không chỉ biết đến với vẻ đẹp hoang sơ mà còn được biết đến bởi nghề Dệt Dèng - một nghề truyền thống lâu đời của dân tộc Tà-Ôi. Đây là một sản phẩm văn hóa hết sức độc đáo từ xa xưa được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Tà-Ôi tạo nên những tấm vài Dèng vô cùng đặc sắc với nhiều hình ảnh hoa văn cách điệu. Vải Dèng được dệt từ sợi bông, đặc biệt màu sắc của Dèng được pha trộn từ các loại cây lá khác nhau trong tự nhiên. Không chỉ vậy, nét độc đáo riêng biệt của kỹ thuật dệt Dèng A Lưới là người thợ dệt đưa các hạt cườm trực tiếp vào sản phẩm để tạo nên hoa văn.
Chèn cườm là một công đoạn phức tạp đòi hỏi nghệ nhân có tay nghề cao mới thực hiện được. Người phụ nữ vừa dệt vừa phải xếp những hạt cườm vào những điểm cần tạo. Và việc làm xuất hiện cả hoa văn bằng sợi lẫn hoa văn bằng cườm là hết sức độc đáo. Trải qua thời gian, Dèng không còn đơn thuần là trang phục trong đời sống sinh hoạt nữa mà trở thành một sản phẩm văn hóa mang giá trị về nhiều mặt, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hóa dân tộc Tà Ôi.
Chính những tinh hoa mang đậm nét văn hóa và xu hướng phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là định hướng phát triển các nghề và làng nghề truyền thống của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhằm phát huy những giá trị quý giá của Dèng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành xây dựng, tạo lập, bảo hộ nghề truyền thống độc đáo này. Ngày 21 tháng 11 năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghề dệt Zèng A Lưới là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhằm phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa truyền thống của nghề dệt Zèng trong xu hướng hội nhập và phát triển hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ cho huyện A Lưới xây dựng dự án tạo lập và phát triển nhãn hiệu tập thể Dèng A Lưới. Đến nay, Dèng A Lưới đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể, cơ sở để tạo đà cho sự phát triển của nghề Dèng trong tương lai.
Đồng thời, để phát huy giá trị thương hiệu này góp phần vào việc nâng cao đời sống cho người dân cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa, Dèng A Lưới cần được định hướng thương mại, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng hơn nữa nhu cầu và thị hiếu của đông đảo người dân, hướng tới sự phát triển bền vững của Dèng A Lưới để nghề Dèng ở đây đóng góp hơn nữa vào sự phát triển bền vững của huyện A Lưới nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Các tiết mục biễu diễn văn nghệ đặc sắc tại lễ khai mạc |
Với chủ đề “Đoàn kết, hữu nghị và phát triển”, ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào khu vực miền Trung - Tây nguyên năm 2019 là hoạt động nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc; đồng thời tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác và giao lưu văn hóa giữa các tỉnh vùng biên giới của 2 nước Việt Nam - Lào trong công cuộc hội nhập và phát triển.
Ông Hồ Thắng - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế công bố Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
Vùng núi A Lưới không chỉ biết đến với vẻ đẹp hoang sơ mà còn được biết đến bởi nghề Dệt Dèng - một nghề truyền thống lâu đời của dân tộc Tà-Ôi. Đây là một sản phẩm văn hóa hết sức độc đáo từ xa xưa được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Tà-Ôi tạo nên những tấm vài Dèng vô cùng đặc sắc với nhiều hình ảnh hoa văn cách điệu. Vải Dèng được dệt từ sợi bông, đặc biệt màu sắc của Dèng được pha trộn từ các loại cây lá khác nhau trong tự nhiên. Không chỉ vậy, nét độc đáo riêng biệt của kỹ thuật dệt Dèng A Lưới là người thợ dệt đưa các hạt cườm trực tiếp vào sản phẩm để tạo nên hoa văn.
Chèn cườm là một công đoạn phức tạp đòi hỏi nghệ nhân có tay nghề cao mới thực hiện được. Người phụ nữ vừa dệt vừa phải xếp những hạt cườm vào những điểm cần tạo. Và việc làm xuất hiện cả hoa văn bằng sợi lẫn hoa văn bằng cườm là hết sức độc đáo. Trải qua thời gian, Dèng không còn đơn thuần là trang phục trong đời sống sinh hoạt nữa mà trở thành một sản phẩm văn hóa mang giá trị về nhiều mặt, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hóa dân tộc Tà Ôi.
Ông Phan Ngọc Thọ – Chủ tịch UBND tỉnh, Thừa Thiên Huế, trao Văn Bằng Bảo hộ và logo nhận diện Sản phẩm Dèng A Lưới |
Chính những tinh hoa mang đậm nét văn hóa và xu hướng phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là định hướng phát triển các nghề và làng nghề truyền thống của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhằm phát huy những giá trị quý giá của Dèng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành xây dựng, tạo lập, bảo hộ nghề truyền thống độc đáo này. Ngày 21 tháng 11 năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghề dệt Zèng A Lưới là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhằm phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa truyền thống của nghề dệt Zèng trong xu hướng hội nhập và phát triển hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ cho huyện A Lưới xây dựng dự án tạo lập và phát triển nhãn hiệu tập thể Dèng A Lưới. Đến nay, Dèng A Lưới đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể, cơ sở để tạo đà cho sự phát triển của nghề Dèng trong tương lai.
Đồng thời, để phát huy giá trị thương hiệu này góp phần vào việc nâng cao đời sống cho người dân cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa, Dèng A Lưới cần được định hướng thương mại, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng hơn nữa nhu cầu và thị hiếu của đông đảo người dân, hướng tới sự phát triển bền vững của Dèng A Lưới để nghề Dèng ở đây đóng góp hơn nữa vào sự phát triển bền vững của huyện A Lưới nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Đăng Nguyên – Duy Hinh