Khó khăn vẫn còn đó...nỗi lòng mong chờ của thầy trò trường TH Kim Lâm

2020-05-04 09:18:21 0 Bình luận
Với đặc thù là trường được thành lập sau khi thực hiện khu tái định cư (TĐC) thủy điện Bản Vẽ tại 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đến nay, trường TH Kim Lâm xã Thanh Sơn đang nằm trong thực trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học và xuống cấp nghiêm trọng.

Mặc dù đã chuyển về nơi ở mới được hơn 10 năm nay để nhường đất cho dự án xây dựng thủy điện Bản Vẽ, nhưng đến nay đời sống người dân khu TĐC tại xã Thanh Sơn còn gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu đất sản xuất, thiếu cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại cùng với đó là nhiều công trình hạ tầng được xây dựng nhưng đã hư hỏng, xuống cấp.

Những khó khăn của nhà trường luôn là nỗi niềm trăn trở của cán bộ giáo viên - công nhân viên đang công tác tại đây

Tại trường Tiểu học Kim Lâm là một công trình nằm trong diện các công trình hạng mục cơ sở hạ tầng cần được quan tâm đến, được xây dựng từ trước năm 2005, sang năm 2006 nhà trường được đưa vào sử dụng và đây cũng là năm đầu tiên của trường đón các em bước vào năm học mới, năm học 2005 - 2006 tại khu tái định cư.

Trong những năm đi vào hoạt động dưới sự nỗ lực của Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh trường TH Kim Lâm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đến nay nhà trường có 40 cán bộ giáo viên - công nhân viên đang công tác, với 20 giáo viên nam và 20 giáo viên nữ có trình độ chuyên môn không đồng đều từ trung cấp cao đẳng đến đại học. Giáo viên chủ yếu là người các địa phương khác về đây công tác, hàng ngày phải thường xuyên bám lớp bám trường, cuộc sống gia đình chủ yếu nhờ vào đồng lương của vợ hoặc chồng nên đời sống của họ gặp không ít khó khăn.

Trong năm học 2019 - 2020 nhà trường đã đón nhận 491 em theo học với 27 lớp, trong tổng số 491 học sinh nói trên thì có 483 em học sinh thuộc dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 98,3%. Các em học sinh ở đây gồm ba dân tộc: Dân tộc Kinh 8 em chiếm 1,62%; dân tộc Thái 338 em chiếm 68,8%; dân tộc Khơ - mú  145 em chiếm 29,5% và  có 15 em thuộc diện học sinh sinh khuyết tật học hòa nhập, được phân chia thành 5 điểm trường để học tập theo số lớp tại mỗi điểm.

Với thực trạng hiện nay nhà trường có 5 điểm trường nói trên với 27 phòng học, điểm trường chính tại bản Thanh Dương có 10 phòng học 204 em; các điểm trường lẻ tại bản Thanh Lâm 124 em; bản Thanh Yên 48 em; bản Chà Coong 89 em, mỗi điểm được 5 phòng học; và điểm tại bản Thanh Bình (điểm trường Chà Coong 2) được 2 phòng học 26 em. Quãng đường đi đến điểm chính của mỗi điểm trường gần nhất là 3km và xa nhất lên tới 7km.

Giờ học ngoại khóa của các em học sinh

Trên cơ sở xét về tiêu chuẩn của phòng học cho các em học sinh, với số phòng học của nhà trường hiện nay, do cơ sở vật chất thiếu, không đủ cho các em học tập tại một số điểm trường, đã có tới 8 phòng học tạm bợ. Nhà trường đã vận dụng bằng cách sử dụng các phòng chờ, ngăn một số phòng học có diện tích lớn để làm thêm phòng cho các em học tập, vì thế mà các phòng học của nhà trường đều không đủ quy chuẩn diện tích theo quy định.

Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện nay của nhà trường đang xuống cấp và thiếu thốn nghiêm trọng. Ngoài việc thiếu phòng học thì tại các điểm trường đều nằm trong tình trạng hư hỏng, mái ngói bị dột, cánh cửa sổ hư hỏng, nền nhà bong tróc, các công trình vệ sinh không thể sử dụng được nên không đảm bảo an toàn cho học sinh ngồi học vào mùa mưa gió.

Từ lúc thành lập (2006) đến nay do không có phòng họp nên mỗi lần họp giao ban, nhà trường phải tranh thủ lúc các em nghỉ học để vận dụng phòng học làm phòng họp. Đặc biệt là tại điểm chính, hiện nay nhà trường không có khu nhà hiệu bộ, phòng làm việc chuyên môn, phòng kế toán, phòng đoàn đội, phòng thư viện thiết bị và không có phòng đa chức năng nào.  

Các thết bị dạy học của nhà trường chủ yếu do giáo viên tự làm để phục vụ dạy học, hàng năm nhà trường chỉ đủ điều kiện mua sắm thêm một số đồ dùng dạy học chủ yếu. Còn các bộ đồ dùng mà cấp trên đã cấp cho các khối lớp thì không có, vì trong quá trình chuyển trường từ huyện Tương Dương về khu TĐC, nhà trường không được phép chuyển các loại thiết bị, bộ đồ dùng dạy học về địa điểm mới. Do đó các bộ đồ dùng dạy học của các khối lớp, các thiết bị cần thiết để phục dạy học của nhà trường đều thiếu nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác dạy và học.

Do đặc thù là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, người dân ở đây chủ yếu là bà con dân tộc Thái và Khơ - mú, điều kiện kinh tế đời sống hết sức vất vả, đa số là hộ nghèo và cận nghèo. Bên cạnh đó ở địa phương vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng mà nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận người dân về việc học tập của con em còn hạn chế, chưa quan tâm tạo điều kiện để con em đi học. Các làng, bản đều xa trung tâm xã và trung tâm huyện, một số phong tục, tập quán của người dân còn lạc hậu ảnh hưởng đến việc học tập của các em.

Hình ảnh ghi nhận tại một trong các điểm lẽ của nhà trường

Trước những thực trạng về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học xuống cấp thiếu thốn như vậy, hàng năm nhà trường không tiến hành thu khoản nào về xây dựng cơ sở vật chất, mà chỉ nhờ vào nguồn ít ỏi của nhà nước cấp. Thiết nghĩ, nếu cứ tình trạng này kéo dài thì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập và an toàn cho các em học sinh mỗi lúc đến trường.

Với những chính sách của Đảng và nhà nước trong sự nghiệp giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Thời gian tới nhà trường mong muốn nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ UBND huyện Thanh Chương, UBND tỉnh Nghệ An, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An cũng như các cấp cấp các nghành, các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm. Để nhà trường có điều kiện trong việc tu sữa đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng dạy và học của thầy trò trường TH Kim Lâm trong tình hình mới.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thái Bình: Nỗ lực đền ơn đáp nghĩa và chăm lo người có công trong năm 2024

Năm 2024, công tác đền ơn đáp nghĩa và chăm lo đời sống cho người có công với cách mạng tại tỉnh Thái Bình tiếp tục được triển khai mạnh mẽ. Các hoạt động hỗ trợ về vật chất và tinh thần không ngừng được mở rộng, thể hiện sự quan tâm, tôn vinh đối với những cống hiến của các anh hùng liệt sĩ và người có công.
2025-01-09 10:32:56

Hà Nội triển khai công tác xác định thân nhân liệt sĩ qua ADN: Tri ân và ghi nhận những hy sinh cao cả

Công tác xác định thân nhân liệt sĩ qua xét nghiệm ADN đang được triển khai tại Hà Nội, nhằm làm rõ danh tính các anh hùng đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đây là một nỗ lực lớn để đảm bảo những hy sinh của các liệt sĩ được tri ân xứng đáng, đồng thời giúp các gia đình liệt sĩ nhận được quyền lợi hợp pháp.
2025-01-09 10:22:09

Tướng Nguyễn Huy Hiệu: Hành trình binh nghiệp qua 7 ký ức vàng son

Năm 2025 đánh dấu những cột mốc quan trọng trong cuộc đời của Tướng Nguyễn Huy Hiệu, người đã dẫn dắt nhiều chiến công vàng son trong lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ những chiến dịch thần tốc cho đến những lời dạy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bài viết này khám phá 7 ký ức đáng nhớ trong cuộc đời binh nghiệp lẫy lẫng của ông.
2025-01-08 13:27:14

Đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập; sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong các bộ ngành

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: Chúng ta cũng đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, cơ quan và phương án sắp xếp tổ chức, bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Chính phủ đã đề ra để trình cấp có thẩm quyền.
2025-01-08 10:45:54

Quảng Ninh: Gương sáng Người đứng đầu Khối các cơ quan tỉnh viết đơn đề xuất được nghỉ hưu trước tuổi

Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đã và đang được cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng đang được thực hiện khẩn trương. Đồng chí Nguyễn Thị Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã tình nguyện viết đơn đề xuất được nghỉ hưu trước tuổi, trong khi đồng chí còn 3 năm nữa mới hết tuổi công tác.
2025-01-08 08:43:09

Nghệ An ban hành Chỉ thị về tổ chức 'Tết trồng cây' Xuân Ất Tỵ 2025

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về tổ chức phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" nhân dịp Xuân Ất Tỵ nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2025.
2025-01-07 20:40:00
Đang tải...