Kỳ vọng gì vào tân Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong?
2015-12-13 10:52:30
0 Bình luận
Người đứng đầu có tâm và tài, có tầm, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ lớn, đặc biệt nhìn ra cái mới, tìm ra những đột phá để đưa thành phố phát triển lên.
Ba đại biểu HĐND TP.HCM ở 3 lĩnh vực khác nhau bày tỏ kỳ vọng về ông Nguyễn Thành Phong, tân Chủ tịch UBND TP.HCM và các lãnh đạo mới trong cơ quan hành chính nhà nước thành phố.
Tiến sĩ kinh tế, tân Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong - Ảnh: Diệp Đức Minh
“Kỳ này sẽ rất hay”
Phó giáo sư - Tiến sĩ (PGS - TS) Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội - nhân văn TP.HCM, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM, chia sẻ: “Những đồng chí mới được bầu có thử thách trong thực tiễn rất nhiều. Thí dụ như đồng chí Nguyễn Thành Phong đã được lựa chọn làm chủ tịch. Ngày xưa đồng chí Phong cũng hoạt động đoàn với mình. Anh làm Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế, tôi làm Bí thư Đoàn trường Đại học Tổng hợp. Đồng chí Phong từng trải thực tiễn, qua nhiều nhiệm vụ, từng giảng dạy đại học, công tác Đoàn, công tác Đảng, có học vấn, là tiến sĩ kinh tế. Tôi nghĩ đây là một thắng lợi trong công tác đào tạo cán bộ”.
Phó giáo sư - Tiến sĩ Võ Văn Sen - Ảnh: Tân Phú
“Một thành phố năng động, chiếm 1/3 GDP của cả nước như TP.HCM, một thành phố được coi là động lực hết sức quan trọng của đất nước, chắc chắn cần những người đứng đầu, trong đó có bí thư, chủ tịch ủy ban là hai đồng chí cực kỳ quan trọng, quyết định sự phát triển của địa phương”, PGS - TS Võ Văn Sen nói thêm.
Phó giáo sư - Tiến sĩ Võ Văn Sen - Ảnh: Tân Phú
“Một thành phố năng động, chiếm 1/3 GDP của cả nước như TP.HCM, một thành phố được coi là động lực hết sức quan trọng của đất nước, chắc chắn cần những người đứng đầu, trong đó có bí thư, chủ tịch ủy ban là hai đồng chí cực kỳ quan trọng, quyết định sự phát triển của địa phương”, PGS - TS Võ Văn Sen nói thêm.
"Chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm quan trọng rồi, khi mọi cơ cấu đã năng động nhưng người đứng đầu không đủ sức, không có tầm nhìn, không có tâm và tài sẽ gây ra hậu quả lớn. Người đứng đầu có tâm và tài, dĩ nhiên là có tầm nữa, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ lớn, đặc biệt nhìn ra những cái mới để ủng hộ nó, tìm ra những đột phá để đưa thành phố phát triển lên. Tôi nghĩ kỳ này sẽ rất hay", PGS - TS Võ Văn Sen chia sẻ.
“Lãnh đạo từ thành phố đến quận, huyện, ban ngành mà tương xứng với nhiệm vụ của mình thì chắc chắn thành phố sẽ đi lên, bởi con người là khâu quan trọng, quyết định nhất”, ông Võ Văn Sen hy vọng.
Kỳ vọng có sự đột phá
Theo tiến sĩ Đinh Phương Duy, Phó giám đốc Học viện cán bộ TP.HCM, các lãnh đạo tiền nhiệm đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển của thành phố. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố cả năm 2015 ước đạt 961.960 tỉ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng của 3 năm liên tiếp gần đây (năm 2012 tăng 9,2%; năm 2013 tăng 9,3%; năm 2014 tăng 9,6%), tăng 1,5 lần so với cả nước (GDP cả nước ước đạt 6,5%), nâng GDP bình quân đầu người ước đạt 5.538 USD.
Tiến sĩ Đinh Phương Duy, Phó giám đốc Học viện cán bộ TP.HCM - Ảnh: Tân Phú
“Để tiếp nối sự thành công này, tôi kỳ vọng vào sự trẻ trung, có nhiều đột phá trong việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra, trách nhiệm, thiện chí trong xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội vì người dân thành phố, vì cả nước”, tiến sĩ Đinh Phương Duy nói và cho rằng lãnh đạo thành phố cần luôn kịp thời trong việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc mà người dân rất mong đợi như kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường, quá tải bệnh viện, hành chính rườm rà…
Đừng quên nỗi khổ của dân
Đại biểu Phạm Văn Đông, Trưởng ban Kinh tế - ngân sách HĐND thành phố cho biết những năm 2010 - 2012 nổi lên bức xúc của người dân về quy hoạch “treo” kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống người dân. Sau đó hội đồng có nghị quyết số 16 yêu cầu chấn chỉnh.
Đại biểu Phạm Văn Đông, Trưởng ban Kinh tế - ngân sách HĐND thành phố - Ảnh: Tân Phú
Thực tế là đã có một chuyển động lớn trong nhận thức từ cấp phường, xã, quận, huyện, sở ngành và thành phố. Các cơ quan chức năng làm ngày làm đêm để tiến tới việc điều chỉnh, thu hồi chủ trương đầu tư gần 600 dự án với diện tích hàng ngàn ha. Đây là một kết quả lớn, Trưởng ban Kinh tế - ngân sách HĐND TP.HCM nói thêm.
“Nhưng mà bây giờ mà nói dự án treo không còn nữa là không hợp lý. Vì mới đây hội đồng tái giám sát nhận thấy thực tế vẫn còn, người dân vẫn chịu nhiều khó khăn. Có nhiều dự án đền bù kiểu “da beo” vài ba phần trăm đến vài chục phần trăm, rồi đình trệ việc đền bù, khiến cho khó khăn của người dân vẫn chưa hết”, đại biểu Phạm Văn Đông nói, và cho rằng lãnh đạo thành phố phải tiếp tục chỉ đạo rà soát, giải quyết, đừng nghĩ rằng đã hết “treo” mà quên nỗi khổ có thật của người dân./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vov.vn