Lễ hội Pồn Pôông

2019-09-19 09:06:04 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Từ Bắc vào Nam, đi dọc chiều dài đất nước, có thể nói mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có những Lễ hội , làn điệu dân ca hoặc điệu nhảy, điệu múa mang bản sắc riêng. Đối với đồng bào Mường huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hóa, Pồn Pôông được xem là loại hình văn hóa rất riêng, ẩn chứa nhiều điều thú vị và gắn liền với cuộc sống lao động, sản xuất bao đời nay của đồng bào nơi đây.

Pồn Pôông là lễ hội có từ rất xa xưa, hỏi những người cao tuổi có người nói nó bắt nguồn từ Sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”, có người nói không biết lễ hội này có từ bao giờ. Trong tiếng Mường, “Pồn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có nghĩa là bông, bông hoa; “Pồn Pôông” có nghĩa là nhảy múa bên hoa. Tổ chức Lễ hội này, người Mường mong muốn cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, nhà nhà hạnh phúc. Lễ hội vừa mang tính nghi lễ cầu phúc, cầu an vừa mang tính chất giao duyên nam nữ.



Chủ của lễ hội là Ậu máy (còn gọi là bà máy). Ậu máy phải phải là người có uy tín trong làng, được truyền nghề từ một Ậu máy đi trước, phải biết cúng bái, biết bốc thuốc chữa bệnh, và phải biết múa đẹp, hát hay. Ngoài Ậu máy ra trong lễ hội luôn cần ít nhất 6 người nữa cùng diễn trò múa hát xung quanh cây Bông.

Vật trung tâm trong lễ hội là cây Bông. Cây Bông là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người, dựng cây Bông đồng nghĩa với việc trả ơn cho thần linh và mời thần linh về chung vui cùng người trần gian. Cây Bông được đẽo bằng thân tre, trên cây được treo 5 hoặc 7 tầng những chùm hoa được làm từ gỗ của cây Chạng bạng nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng cùng các mô hình muông thú, nông cụ sản xuất… (tùy theo tài năng, thâm niên của Ậu máy mà mà cây bông có thể có 5;7;9 hoặc cao nhất là 12 tầng cũng vì thế mà chiều cao của cây bông cũng khác nhau) Để làm được cây Bông này cần có những người thật sự khéo tay của bản Mường, làm mất nhiều thời gian và đòi hỏi phải công phu. Bên cạnh cây Bông là bàn bầy rượu cần và các mâm cỗ lễ với các món ăn truyền thống của người Mường trong dịp lễ như xôi ngũ sắc, canh Loóng, canh Môn…)



Lễ hội Pồn Pôông gồm có hai phần, phần lễ và phần hội (diễn trò). Trong đó Ậu máy có vai trò như một người thầy cúng, là người dùng văn vần kể lại giai thoại sinh ra trời đất, thông báo với thần linh năm nay mùa màng bội thu, dân làng mở hội để tỏ lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, người người hạnh phúc và mời thần tổ, vua cha về vui chơi…

Sau phần lễ của Ậu máy là phần hội. Tất cả các trò diễn đều xoay quanh cây Bông, mô phỏng lại các phong tục, tập quán của người Mường, phản ánh đời sống tâm linh văn hóa của người Mường. Các nhân vật tham gia lễ hội mặc trang phục dân tộc Mường, trên vai thường vắt một dải khăn để điệu nhảy thêm uyển chuyển. Họ múa những điệu múa mô phỏng lại các động tác trong quá trình lao động, sản xuất vui chơi hàng ngày như chia đất, chia nước, dựng nhà, đuổi thú dữ, trồng trọt, làm cơm mời Mường…, sau đó mọi người tiếp tục nhảy múa quanh cây Bông, họ cất lên những khúc hát giao duyên, lời ca hẹn ước trong tiếng cồng chiêng nhịp nhàng vang lên rộn rã khắp bản làng.



Trước đây, Lễ hội Pồn Pôông thường được tổ chức vào tháng 3 âm lịch, đó là mùa hoa Bông Trăng ( một loài hoa có nhiều ở Ngọc Lặc) nở. Lễ hội cuốn hút người xem ở sự khéo léo của người làm ra cây Bông với những chùm hoa gỗ lung linh sắc màu và hình những muông thú, nông cụ sản xuất… cuốn hút người xem ở tài nghệ diễn xuất của các Ậu máy, ở men rượu cần dịu ngọt, món xôi ngũ sắc bắt mắt ( màu sắc được lấy từ lá cây) những món ăn mang đậm hương vị núi rừng và đặc biệt cuốn hút người xem ở những điệu múa uyển chuyển mềm mại của những cô gái Mường Ngọc Lặc xinh xắn, dễ thương trong trang phục áo Khóm và váy thổ cẩm. Tiếng trống, tiếng chiêng của Lễ hội vang lên gọi du khách gần xa, gọi người làng trên, bản dưới về vui ngày hội, gọi trai tài gái đảm nên đôi, gọi người con đất Mường xa xứ một lòng nhớ về nguồn cội. Đến với Lễ hội Pồn Pôông, lâng lâng trong men rượu cần, cùng mọi người di chuyển nhịp nhàng xung quanh cây Bông trong nhịp cồng chiêng rộn rã, ta sẽ tạm quên đi những âu lo tật bật thường ngày để thấy yêu thêm con người và cuộc sống nơi đây.

Ngày nay, mặc dù rất nhiều loại hình văn hóa đang len lỏi vào đời sống văn hóa của đồng bào Mường nói chung và đồng bào Mường Ngọc Lặc nói riêng nhưng với đồng bào Mường nơi đây, Pồn Pôông không chỉ được tổ chức rộng rãi trong các Lễ hội của người Mường mà còn được tổ chức cả trong các dịp lễ tết của đất nước như Quốc khánh 2/9, tết âm lịch… các trò diễn Pồn Pôông cũng được đưa vào các hoạt động ngoại khóa trong một số trường học trên địa bàn Ngọc Lặc. Lễ hội và các trò diễn Pồn Pôông ngày càng có sức sống mãnh liệt, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào Mường trên mảnh đất Ngọc Lặc, Thanh Hóa hôm nay.ú vị và gắn liền với cuộc sống lao động, sản xuất bao đời nay của đồng bào nơi đây.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tinh gọn bộ máy, hệ thống chính trị: cần phải quyết tâm cao, hành động quyết liệt

Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Tổng bí thư Tô Lâm yêu cầu phải thực hiện đồng bộ tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ.
2024-11-29 17:15:36

Quảng Ninh: Khôi phục tuyến vận tải hành khách quốc tế khu vực biên giới Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) - Tiên Yên (Việt Nam)

Sáng nay 29/11, tại cửa khẩu Cầu Bắc Luân II, tuyến vận tải hành khách quốc tế khu vực biên giới Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) - Tiên Yên (Việt Nam) đoạn tuyến Đông Hưng - Móng Cái được chính thức khôi phục lại hoạt động.
2024-11-29 15:27:19

Khai giảng khóa đào tạo thương mại điện tử cho thanh niên khiếm thị

Sáng ngày 28/11/2024, tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp Hội người mù thành phố Hà Nội đã diễn ra lễ khai giảng khóa đào tạo thương mại điện tử dành cho thanh niên khiếm thị. Đây là một sự kiện quan trọng nằm trong khuôn khổ dự án “Dạy nghề và Cải thiện môi trường làm việc hòa nhập cho thanh thiếu niên khuyết tật (TVET)” do Quỹ Liliane Fonds (Hà Lan) tài trợ. Khóa học hứa hẹn mang đến cơ hội việc làm mới, giúp thanh niên khiếm thị phát triển kỹ năng kinh doanh trực tuyến và hòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế số.
2024-11-29 10:35:22

Vai trò của phụ nữ trong việc thúc đẩy các mô hình kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ và phát triển bền vững

Những nỗ lực bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hiệu quả và duy trì sự cân bằng sinh thái không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ và các doanh nghiệp lớn, mà còn là sự đóng góp của từng cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ.
2024-11-29 09:15:09

Một ngày tại Trung tâm Dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa

Được thành lập từ năm 2007, Trung tâm Dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa do cô Đoàn Thị Hoa sáng lập đã tiếp nhận, dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật đồng thời rèn luyện cho các bạn kỹ năng để hòa nhập cộng đồng, tự tin vươn lên trong cuộc sống.
2024-11-28 21:31:18

Người mẹ đặc biệt của trẻ khuyết tật

Hơn 17 năm duy trì Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, cô Đoàn Thị Hoa đã tạo cơ hội cho hàng trăm người khuyết tật được học nghề và tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân. Mái ấm Quỳnh Hoa đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm những mảnh đời thiệt thòi, giúp họ thêm tự tin vươn lên và hòa nhập với cộng đồng.
2024-11-28 21:17:10
Đang tải...