LienVietPostBank: Dòng tiền kinh doanh âm 8.500 tỷ đồng, được nới room dưới 1%

2022-08-28 11:46:41 0 Bình luận
Quý 2/2022 ngành ngân hàng nói chung được đánh giá có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - HOSE: LPB) lại có vẻ "ngược lối" khi ghi nhận nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn trên đà leo cao, dòng tiền kinh doanh âm tới hơn 8.500 tỷ đồng.

Minh họa (nguồn internet).

LienVietPostBank được nới room dưới 1%

Theo thông tin được công bố, hiện tại có khoảng 15 tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức tín dụng (room tín dụng) từ trên 0%, đến 4%. Trong số các nhà băng được Ngân hàng Nhà nước đồng ý nới room tín dụng đợt này có LienVietBank.

Tuy nhiên khác hẳn với những ngân hàng khác có cùng quy mô, LienVietPostBank lại được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm chưa đến 1% hạn mức tín dụng, nếu không muốn nói là nằm trong nhóm thấp nhất trong đợt nới room này. Đây là một tin vui cho LienVietBank vì đã được cấp thêm hạn mức tín dụng, nhưng đối với nhà đầu tư, về việc kỳ vọng LienVietBank sẽ được cấp hạn mức tin dụng cao hơn.

Điều này liệu có phải là chỉ dấu về hoạt động và sức khỏe tài chính của LienVietPostBank? Hay do thời gian qua, tăng trưởng tín dụng của LienVietPostBank đã đến điểm tới hạn của an toàn?

Kết quả kinh doanh của LienVietPostBank quý II/2022 có lợi nhuận trên 1.434 tỷ đồng. Nhưng khi xem xét “nội tình” có vẻ như là điều ngược lại, khi dòng tiền kinh doanh của nhà băng này âm tới trên 8.500 tỷ đồng, tức là đã gấp tới 6 lần nợi nhuận. 

Theo số liệu từ báo cáo tài chính, lũy kế 6 tháng đầu năm, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 3.589 tỷ đồng, tăng tới 76% so với cùng kỳ năm 2021 và lợi nhuận sau thuế là trên 1.434 tỷ đồng.

Các mảng kinh doanh của LienVietPostBank có dấu hiệu tăng trưởng tốt. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 5.921 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 33% lên 650 tỷ. Đặc biệt, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt 347 tỷ đồng và đóng góp gần 10% lợi nhuận sau thuế của ngân hàng trong nửa đầu năm 2022. So với cùng kỳ năm 2021, phát hành giấy tờ có giá,  cũng đã tăng quy mô lên thêm hơn 3.492 tỷ đồng , hiện đang ở con số gần 38.850 tỷ đồng.

Chứng khoán đầu tư theo quy định là các loại giấy tờ có giá bao gồm: trái phiếu, tín phiếu, giấy tờ có giá,….

Nếu đầu tư trái phiếu chính phủ và Tín phiếu sẽ có tính an toàn tương đối cao. Nhưng nếu là trái phiếu doanh nghiệp do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc các tổ chức tín dụng khác phát hành với lãi suất cố định ở mức cao hơn đáng kể so với lãi suất tiền gửi và có kỳ hạn, tuy nhiên loại hình này được các chuyên gia tài chính đánh giá sẽ chịu những rủi ro nhất định.

Số liệu từ báo cáo tài chính quý II/2022 của LienVietPostBank cho thấy, danh mục chứng khoán đầu tư chiếm 14% tổng tài sản của nhà băng này. Trong đó LienVietPostBank chủ yếu đầu tư vào Chứng khoán Chính Phủ (66%) và Chứng khoán nợ do các TCTD trong nước phát hành.

Thế nên dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính của nhà băng này đã dương 350 tỷ đồng.

Ông Huỳnh Ngọc Huy - Chủ tịch LienVietPostBank

Dòng tiền kinh doanh âm tới 8.500 tỷ đồng

Về dòng tiền kinh doanh của LienVietPostBank âm hơn tới 8.500 tỷ, vượt rất xa con số lợi nhuận mà LienVietPostBank ghi nhận. Bên cạnh đó, dòng tiền từ hoạt động đầu tư của nhà băng này cũng âm tới trên 25 tỷ đồng. Điều này đã thể hiện phần nào tiềm lực tài chính “thật” của LienVietPostBank ?

Đi sâu vào phân tích cho thấy, có khả năng cao dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư không đủ bù đắp cho dòng tiền chi, và lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh không đồng nghĩa với thặng dư hoặc thâm hụt dòng tiền. Ngoài ra lượng tiền thực tế thu được từ hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank mà mỗi chủ sở hữu có được là rất thấp ? và khả năng trang trải các khoản chi bằng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng này sẽ khá yếu ? điều này cũng được ghi nhận khi lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm trên 8.187 tỷ đồng.

Về nợ xấu, thực tế báo cáo tài chính của LienVietPostBank cho thấy so với đầu năm, tổng nợ xấu của ngân hàng tăng thêm 11,2% lên 3.182,8 tỉ đồng, trong đó nợ nhóm 3 tăng 67,5% lên 771 tỉ đồng, nợ nhóm 5 cũng ghi nhận tăng 37,8% lên 1.837,7 tỉ đồng (đóng góp cơ bản vào tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này), dẫn tới tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng theo đó tăng từ 1,37% lên 1,4%.

Thống kê cũng cho thấy, nợ xấu của LienVietPostBank tăng đều qua các quý, và nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lại chiếm tỷ lệ chủ yếu (57%) trong cơ cấu nợ xấu của LienVietPostBank.

Báo cáo tài chính quý II/2022 của LienVietPostBank, cũng cho thấy  mức trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý của LienVietPostBank tăng tới 57%, điều này là chỉ dấu cho thấy nhiều biến động trong chất lượng tín dụng của nhà băng này. Dự báo thời gian tới, nợ xấu có thể tiếp tục là gánh nặng đè lên lợi nhuận của LienVietPostBank ?

Về tài sản, báo cáo tài chính quý II/2022 cũng thể hiện rõ, vốn chủ sở hữu của LienVietPostBank đang ở 19.750 tỷ đồng (trong đó vốn điều lệ là 12.386 tỷ đồng) và nợ phải trả của LienVietPostBank đang ở con số 281.169 tỷ đồng, hiện đa gấp trên 14 lần vốn chủ sở hữu.

Vẫn biết, vốn chủ sở hữu ở trong các tổ chức tín dụng thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn, nhưng nếu tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu quá cao sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới việc quản trị hiệu quả của tổ chức tín dụng. Vì vốn chủ sử hữu có vai trò vô cùng quan trọng, được coi là tấm đệm chống đỡ những rủi ro. Vốn chủ sở hữu càng lớn, sức chịu đựng của ngân sẽ hàng càng cao, đặc biệt trong giai đoạn hoạt động kinh doanh khó khăn, khả năng tạo ra lợi nhuận càng nhiều vì có thể đa dạng hóa thu nhập từ các nghiệp vụ kinh doanh.

Ngoài ra vốn chủ sở hữu là yếu tố tài chính quan trọng nhất, vừa cho thấy quy mô của ngân hàng vừa phản ánh khả năng đảm bảo các khoản nợ của ngân hàng đối với khách hàng, là điều kiện cần và đủ để ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng nói riêng và an toàn toàn hệ thống tài chính nói chung. Ngoài ra nâng cao sức mạnh tài chính của ngân hàng còn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR).

Trước đó, trả lời báo chí TS. Nguyễn Tuấn Anh (nguyên Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước), hiện là Phó Trưởng ban Công tác Đại biểu Quốc hội thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội cho rằng, việc nới room tín dụng sẽ chỉ nên ưu tiên cho các ngân hàng tập trung cho vay 5 lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ”.

Một tin không vui khác nữa đối với các nhà đầu tư vào cổ phiếu LPB của LienVietBank là, thời gian qua cổ phiếu LPB liên tục đỏ sàn. Hiện cổ phiếu LPB đã mất 9.166đ/cổ phiếu, tương ứng giảm 39,144% so với thời điểm giá cao nhât và đang giao dịch ở mức 14,250đ/1 cổ phiếu (giảm 3,72% điểm so với ngày hôm qua 15/9).

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Công ty Khai thác thủy lợi Xuân Thủy: Khẩn trương tu bổ công trình đảm bảo dòng chảy phục vụ sản xuất vụ mùa Đông Xuân

Thực hiện Quyết định số 2700/QĐ - SNN về việc phê duyệt danh mục, kế hoạch sửa chữa công trình thủy lợi năm 2024 của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Xuân Thủy, Công ty đang triển khai thi công các hạng mục công trình trong danh mục đảm bảo dòng chảy dẫn nước phục vụ sản xuất và dân sinh kinh tế.
2023-11-29 13:18:33

An Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ phục hồi tăng trưởng khá

Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng đầu năm 2023 của tỉnh An Giang tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất ổn định và phát triển.
2023-11-29 11:32:52

Du lịch Sa Pa: Cuộc chuyển biến thần kỳ từ hệ thống cáp treo kỷ lục

Nếu muốn được tận mắt nhìn thấy phát triển du lịch có thể thay da đổi thịt một vùng đất ngoạn mục ra sao chỉ sau 10 năm, hãy đến Sa Pa.
2023-11-29 10:34:28

Quốc hội thông qua Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi

Sáng 28/11, qua kết quả biểu quyết cho thấy, có 465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,13 %). Quốc hội đã thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Luật gồm 10 chương, 83 điều.
2023-11-29 08:36:46

Ngày 29/11, bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 29/11 Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua một số nghị quyết quan trọng và tiến hành bế mạc Kỳ họp.
2023-11-29 08:23:43

TP Thủ Đức trồng cây, cải tạo một đoạn Công viên dọc bờ sông Sài Gòn

Chiều 28/11, UBND TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), tổ chức Lễ trồng cây tại công trình cải tạo, vận hành công viên bờ sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Ba Son đến đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức).
2023-11-28 18:05:00
Đang tải...