Lỗ hổng quản lý tài nguyên: Đất hiếm bị khai thác trái phép và buôn lậu suốt nhiều năm

2025-02-05 13:22:00 0 Bình luận
Hành vi quản lý lỏng lẻo trong việc cấp giấy phép khai thác đất hiếm của các lãnh đạo, cán bộ phụ trách đã tạo điều kiện cho công ty Thái Dương cấu kết cùng các đối tượng Trung Quốc tiến hành buôn lậu trái phép đất hiếm sang Trung Quốc, thu lợi bất chính số tiền hơn 736 tỷ. 

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 27 bị can trong vụ án Công ty Thái Dương khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái. Trong đó, bên cạnh các bị can trực tiếp tham gia buôn lậu còn có các cựu lãnh đạo, cán bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái. 

Ông Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương bị đề nghị truy tố về 3 tội: Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Gây ô nhiễm môi trường.

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị truy tố tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Một số bị can khác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường bị đề nghị truy tố tội danh trên như: Nguyễn Văn Thuấn (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản), Hoàng Văn Khoa (cựu Vụ trưởng Vụ Khoáng sản)...

Cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái Hồ Đức Hợp cũng bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Ông Nguyễn Ngọc Linh

Năm 2013, một số lãnh đạo, cán bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã vi phạm trong việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty Thái Dương. Dù biết công ty này không đủ điều kiện nhưng vẫn cấp giấy phép hoạt động. 

Từ đó dẫn đến trong thời gian từ năm 2019 đến tháng 10/2023, Công ty Thái Dương khai thác trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ đất hiếm Yên Phú với tổng trị giá hơn 864 tỉ đồng. Trong đó, đã bán trái phép, thu lợi bất chính hơn 736 tỉ đồng.

Nhóm cán bộ thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ, đứng đầu là bị can Nguyễn Văn Thuấn dù biết Công ty Thái Dương không đủ điều kiện nhưng vẫn đề xuất lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép. Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc là người trực tiếp ký giấy phép hoạt động cho công ty Thái Dương. Ông Ngọc khẳng định mình không được hưởng lợi gì từ hành động này, dù thừa nhận hành vi của mình là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi khai thác đất hiếm trái phép của công ty Thái Dương.

Trong khi đó ông Nguyễn Văn Thuấn, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, khai rằng quá trình giúp công ty Thái Dương xin giấy phép, đã được Đoàn Văn Huấn là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đến phòng làm việc "cảm ơn" 500 triệu đồng. 

Ông Thuấn đã nộp khắc phục toàn bộ số tiền đã nhận cho cơ quan điều tra.

Đường dây buôn lậu đất hiếm tinh vi từ Việt Nam sang Trung Quốc

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã bị phát hiện khai thác trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ Yên Phú, tỉnh Yên Bái. Tổng giá trị tài nguyên bị khai thác trái phép ước tính hơn 864 tỷ đồng. Trong đó, công ty đã bán hơn 10 triệu kg tinh quặng đất hiếm và hơn 280 triệu kg tinh quặng sắt, thu lợi bất chính hơn 736 tỷ đồng.

Để che giấu hành vi buôn lậu, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi. Đất hiếm từ Yên Bái sau khi bị Công ty Thái Dương bán trái phép được đóng gói trong các bao có sẵn nhãn hiệu gạo "chuẩn cơm mẹ nấu, cơm dẻo mềm thơm đặc trưng"... để tuồn sang Trung Quốc.

Một trong số các khách hàng mua quặng đất hiếm của công ty là Lưu Đức Hoa,  mang quốc tịch Trung Quốc, là một người kinh doanh tự do, đã thuê đất, mở xưởng chế biến tinh quặng đất hiếm tại Hải Phòng. Từ tháng 10 - 11/2021, Lưu Đức Hoa đã mua hơn 2 triệu kg quặng đất hiếm, hàm lượng 14-17% (chưa được chế biến sâu) của Đoàn Văn Huấn.

Sau đó Lưu Đức Hoa chỉ đạo Nguyễn Thanh Đoàn, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần thương binh Trường Sơn ký hợp đồng gia công làm giàu tinh quặng đất hiếm với Huấn sử dụng để vận chuyển từ mỏ Yên Phú về các xưởng chế biến ở Hải Phòng.Từ đó chế biến, nâng hàm lượng đất hiếm lên 20-30%.

Nguồn gốc quặng đất hiếm của Đoàn Văn Huấn không hợp pháp và đất hiếm cũng chưa đạt hàm lượng để xuất khẩu, dù đã chế biến thêm. Do đó, Lưu Đức Hoa đã chỉ đạo nhân viên pha trộn thêm các hóa chất và phụ gia tạo thành hỗn hợp chất màu trắng đục, đóng gói trong các bao có sẵn với nhãn hiệu “Bảo Khang Rice, Chuẩn cơm mẹ nấu, cơm dẻo mềm thơm đặc trưng. Net Weight: 50kg” để ngụy trang, che giấu quặng đất hiếm.

Sau đó, Lưu Đức Hoa thuê Khâu Vỹ Bung, giám đốc Công ty GUANGZHOU, làm thủ tục xuất khẩu đất hiếm ngụy trang dưới dạng "hỗn hợp chất oxalate" từ Việt Nam sang Trung Quốc. Khâu Vỹ Bung sau đó thuê Trần Đức, giám đốc Công ty Dương Liễu, thực hiện các thủ tục xuất khẩu, sử dụng pháp nhân công ty này để hợp thức hóa nguồn gốc hàng hóa.

Từ tháng 5 đến tháng 9/2023, Trần Đức đã mở 8 tờ khai tại Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ (Hải Phòng), xuất khẩu 200,78 tấn hàng với trị giá 501.950 USD. Tuy nhiên, thực chất đây là đất hiếm đã được pha trộn để che giấu. Cơ quan điều tra xác định Lưu Đức Hoa đã buôn lậu số hàng trên với trị giá hơn 7,8 tỉ đồng.

 

Quá trình buôn lậu đất hiếm từ Việt Nam sang Trung Quốc được thực hiện một cách có tổ chức, với sự tham gia của nhiều cá nhân và doanh nghiệp (cả Việt Nam và Trung Quốc) nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của hàng hóa.

Sự lỏng lẻo trong công tác quản lý khai thác đất hiếm

Cơ quan điều tra nhận thấy có một số sơ hở, thiếu sót, để các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội. Cụ thể, có sự buông lỏng trong việc quản lý cấp phép thăm dò, khai thác và chế biến sâu đất hiếm; thiếu kiểm tra trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Các đối tượng đã lợi dụng giấy phép thăm dò, khai thác tài nguyên để khai thác số lượng đặc biệt lớn mà không báo cáo các cơ quan chức năng, tiêu thụ trái quy định nguồn tài nguyên khai thác được để hưởng lợi bất chính. Mặt khác, việc kiểm soát quá trình sử dụng nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất còn sơ hở, chủ yếu theo sự báo cáo của doanh nghiệp.

Lợi dụng điều này, các đối tượng đã mua nguyên liệu đất hiếm không có hóa đơn chứng từ được khai thác trái phép trong nước để sản xuất, chế biến thành "tổng ô xít đất hiếm" và khai báo với cơ quan hải quan khi thực hiện xuất khẩu là hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu sản xuất để xuất khẩu, trái với các quy định của Nhà nước về xuất khẩu đất hiếm, với thuế xuất 0%, qua đó xuất khẩu trái pháp luật đất hiếm với số lượng lớn.

Theo quy định hiện hành, đất hiếm được chế biến thành "tổng ô xít đất hiếm" có hàm lượng từ 95% trở lên mới được xuất khẩu. Để chế biến doanh nghiệp phải có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, hợp tác với các nước phát triển để chuyển giao công nghệ đạt chuẩn.

Nhưng trên thực tế, việc chuyển giao công nghệ chế biến đất hiếm với các nước phát triển là hết sức khó khăn, công nghệ trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu. Doanh nghiệp được cấp phép tự lắp đặt dây chuyền theo hình thức chắp vá, không đảm bảo chế biến được sản phẩm đạt chuẩn để xuất khẩu, dẫn đến khai thác, bán trái phép đất hiếm gây thất thoát tài nguyên khoáng sản.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến đất hiếm, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định cụ thể, chặt chẽ để quản lý việc cấp phép thăm dò, khai thác và đặc biệt là việc sử dụng nguồn đất hiếm khai thác được để chế biến sâu đất hiếm.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực cấp phép thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên…

Việc buôn lậu đất hiếm không chỉ gây thất thoát lớn về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến an ninh tài nguyên quốc gia. Do đó, việc tăng cường quản lý và kiểm soát trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky

Vào lúc 20h ngày 19/4/2025 tại Phòng Hòa nhạc Lớn - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, khán giả yêu nhạc cổ điển sẽ có dịp đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy cảm xúc của "Tchaikovsky Night" - đêm nhạc tôn vinh những kiệt tác vượt thời gian của thiên tài âm nhạc người Nga.
2025-04-16 11:44:23

Bánh đa vừng lạc- hương vị mộc mạc níu giữ tuổi thơ

Giản dị như chính tên gọi của nó, bánh đa vừng lạc là món quà quê gắn bó với biết bao thế hệ người Việt. Không cần nguyên liệu cầu kỳ, chỉ với bột gạo, vừng, lạc rang và một chút khéo léo người dân Thôn Gia Lộc, X.Việt Hùng, H.Đông Anh, TP. Hà Nội đã tạo nên chiếc bánh giòn rụm, thơm bùi - thứ hương vị khiến ai từng nếm thử đều khó có thể quên. Trong nhịp sống hiện đại, bánh đa vừng lạc vẫn giữ được nét mộc mạc, trở thành cầu nối đưa người ta trở về những ngày xưa thân thương bên bếp lửa rơm và tiếng cười rộn ràng nơi sân làng.
2025-04-15 15:44:15

Tôn vinh di sản văn hóa và lịch sử qua Cuộc thi Vẽ tranh cổ động dành cho học sinh THCS toàn quốc

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025) và Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2025), ngày 12/4/2025, tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, cuộc thi vẽ tranh cổ động dành cho học sinh THCS trên toàn quốc chính thức được phát động đã thu hút sự quan tâm của học sinh trên toàn quốc, trong đó có các học sinh khuyết tật.
2025-04-15 08:54:56

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2025

Vừa qua, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông Sở Du lịch Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2025.
2025-04-14 22:20:31

Tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ VHTTDL tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
2025-04-14 16:11:41

Chuồn chuồn tre Thạch Xá- nơi lưu giữ kí ức tuổi thơ

Nép mình dưới chân núi Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội), làng Thạch Xá từ bao đời nay nổi tiếng với nghề làm chuồn chuồn tre – những món đồ chơi mộc mạc, dân dã mà đầy mê hoặc. Từ đôi tay khéo léo và tâm hồn bay bổng của người thợ, những thanh tre vô tri hóa thân thành cánh chuồn chuồn chao liệng, mang theo ký ức tuổi thơ và cả niềm tự hào của một làng nghề đang miệt mài giữ gìn hồn xưa giữa guồng quay hiện đại.
2025-04-14 15:19:45
Đang tải...