Lương y của thương bệnh binh

2025-01-24 16:49:35 0 Bình luận
Là con trai của một cặp vợ chồng thương binh bị mù cả hai mắt, anh đã trải qua bao gian khó để trở thành một bác sĩ tận tình chăm sóc thương bệnh binh.

Đó là câu chuyện của anh Đào Đình Quân (44 tuổi) – vị bác sĩ duy nhất của Khu điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An.

Mẹ của bác sĩ Quân là bà Cao Thị Hải. Bà là nữ chiến sĩ thanh niên xung phong bị thương năm 1971 tại mặt trận Quảng Trị do bom Mỹ rải xuống khi đang lấp hố bom trên đường 9. Trận bom khiến nữ chiến sĩ Cao Thị Hải bị vỡ cổ họng, mất ba ngón tay, bốn cái răng và mù cả hai mắt. Năm đó, mẹ anh 19 tuổi.

Cha anh là ông Đào Xuân Tình. Ông bị thương năm 1978 khi đang hành quân lên một đài quan sát để chuẩn bị cho một trận đánh Pol Pot của Quân đoàn 4 tại chiến trường Campuchia. Tại đây, ông và đồng đội bị một trận bom quái ác của địch dội xuống, khiến ông mù cả hai mắt và mất đi cánh tay trái.

Bác sĩ Quân chăm sóc cha (Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống)

“Tỉ lệ thương tật của mẹ tôi là 100%, cha tôi là 96%. Cả hai bố mẹ đều là thương binh nặng (1/4)”, bác sĩ Quân chia sẻ.

Không phụ lòng bố mẹ, tốt nghiệp THPT, anh Quân thi vào Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An, chuyên ngành điều dưỡng. Sau khi tốt nghiệp vào năm 2004, anh xin về Khu điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An, đến năm 2010 thì thi vào Đại học Y khoa Vinh, học lớp trung cấp y sĩ. Sau bảy năm phục vụ tại Khu điều dưỡng, năm 2017, cũng tại Đại học Y khoa Vinh, anh học lớp bác sĩ Đa khoa. Năm 2022 tốt nghiệp và trở về đây, đúng như nguyện vọng ban đầu.

Trong Khu điều dưỡng, phía trước câu khẩu hiệu "Chăm sóc, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh là tình thương và trách nhiệm" nổi lên bức tranh bộ đội hành quân được vẽ trên bức tường còn sáng màu vôi vàng, đề hàng chữ "Bác cũng chúng cháu hành quân". Phía sau câu khẩu hiệu là một số bệnh nhân đang chơi đùa, xem ti vi hoặc đi lại cười hát. Với cử chỉ ân cần, bác sĩ Quân thăm hỏi, trò chuyện với một số bệnh nhân. "Thời điểm này là yên bình nhất trong ngày. Nhiều lúc các bác không làm chủ được hành vi thì xảy chuyện đập đánh, ném đá. Nhân viên y tế nhiều phen phải đi viện là chuyện bình thường", anh kể.

Bàn sâu thêm về thực trạng bệnh lý tâm thần diễn ra hằng ngày tại đây, bác sĩ Quân lộ vẻ trầm ngâm: "Mỗi người một mã bệnh. Người hoang tưởng, hoang tưởng ảo giác, kích động, lo âu, trầm cảm rối loạn hành vi tâm thần... Khi lên cơn, có người chửi bới, la hét, có người không để lộ biểu hiện gì nhưng bất thình lình lao tới đập người và phá không có nguyên nhân".

Gặp tình cảnh này, bác sĩ Quân phải thường xuyên thay đổi phác đồ điều trị. Nếu thuốc không đáp ứng, anh kiên trì thay đổi phác đồ tiếp. Để có những phác đồ thích hợp, đêm đêm anh phải thức khuya để tranh thủ đọc sách, tham khảo nhiều tư liệu trong, ngoài nước, kể cả việc nhờ các bác sĩ chuyên khoa có trình độ cao hơn mình tư vấn, đưa đến cho bệnh nhân phương án điều trị tốt nhất, bởi "việc kết hợp thuốc trong điều trị để cắt cơn cho bệnh nhân đã nhờn thuốc không phải dễ. Bây giờ xuất hiện nhiều loại thuốc mới, nếu mình vô tâm thì cứ dùng thuốc cũ hoặc bị "lạc" thuốc. Khi đó, bệnh nhân hứng chịu mà không một ai hay".

Riêng nhân viên y tế ở đây đã quen cách đề phòng những sự cố xảy ra từ phía bệnh nhân tâm thần nhưng những sự cố bất ngờ vẫn không thể tránh được. "Hồi tháng 6/2024, nữ y sĩ Lê Thị Mai đang chia các khẩu phần cơm trưa thì bất ngờ bị bệnh nhân đứng cạnh đánh, phải đi bệnh viện Quân y 4 khâu sáu mũi. Tương tự, anh Nguyễn Đình Hoan - cán bộ phục vụ của Khu điều dưỡng - đang rửa bát bị bệnh nhân ném đá vào đầu, cũng phải đi bệnh viện điều trị".

Anh nói thêm, trước khi rời trung tâm điều trị, phải khóa cổng, bởi thi thoảng bệnh nhân đồng loạt lên cơn kích động, họ phá phách rồi vượt tường, bỏ trốn, khiến toàn thể cán bộ, nhân viên chia nhau các ngả đi tìm, người ra ga tàu, cổng chợ, người đến nhà người quen của bệnh nhân… “Tìm được bệnh nhân là may mắn, không thì căng lắm, tội lắm”.

Ông Nguyễn Thiếu Lâm - Giám đốc Khu điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An - cho biết, bác sĩ Đào Đình Quân là bác sĩ đầu tiên của đơn vị, đang phục vụ cho những thương binh nặng. Khu điều dưỡng có 74 bệnh nhân, trong đó có 36 thương bệnh binh, bốn bệnh nhân con liệt sĩ, chín bệnh nhân con cựu binh bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh, 20 đối tượng bảo trợ xã hội và năm đối tượng hưu trí, mất sức.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Mừng thọ - nét đẹp văn hóa dân tộc ngày đầu xuân

Hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, các địa phương trên địa bàn Hà Nội lại long trọng tổ chức Lễ chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi. Nét đẹp được gìn giữ qua nhiều thế hệ nhằm thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Kính lão đắc thọ”.
2025-02-02 10:30:00

Sẵn sàng khai hội Gióng đền Sóc - Xuân Ất Tỵ 2025

Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là một trong những sự kiện văn hoá, tín ngưỡng lớn của Hà Nội. Lễ hội Gióng đền Sóc hàng năm thu hút hàng triệu du khách thập phương đến tham quan, vui chơi, làm lễ cầu may đầu Xuân. Chính vì vậy, công tác chuẩn bị được huyện Sóc Sơn đặc biệt quan tâm.
2025-02-02 09:08:18

Lễ hội giỗ Thành Hoàng làng Đình Đa Phúc

Theo thông lệ truyền thống chiều ngày 2/1/2025 ( Tức ngày 4 tháng giêng/ Ất Tỵ ) ban Lễ hội Đình làng Đa phúc long trọng tổ chức lễ dâng hương lên Thành Hoàng làng cầu một năm mới mưa thuận, gió hoà, cho toàn thể nhân dân thôn Đa phúc ấm lo, hạnh phúc. Đại biểu gồm các đại diện các dòng họ thuộc khu vực Sài Sơn, con em xa quê và khách thập phương và nhân dân làng Đa phúc.
2025-02-01 17:40:00

Tưởng nhớ Anh hùng Vũ Văn Hiếu – "Chết còn trút áo cho nhau"

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), trong không khí mùa Xuân Ất Tỵ, chúng tôi – nhóm đồng chí từng vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng trong thời kỳ kháng chiến thống nhất đất nước – đã có dịp trở về thăm chiến trường xưa. Chúng tôi đến viếng mộ đồng chí Vũ Văn Hiếu tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo, tưởng nhớ người Bí thư đầu tiên của Đặc khu ủy khu mỏ Hòn Gai (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Đồng chí Vũ Văn Hiếu là tấm gương sáng ngời về phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản, một huyền thoại về tinh thần hy sinh quên mình: "Chết còn trút áo cho nhau Miếng cơm dành để người sau ấm lòng." (Tố Hữu)
2025-02-01 07:36:04

CSGT Hà Giang tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông xuyên Tết

Với tinh thần “xuyên đêm, xuyên Tết” lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh Hà Giang đã tăng cường tổ chức trực ban, tuần tra khép kín 24/24, trên các tuyến giao thông trọng điểm, phức tạp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đảm bảo cho người dân đón Tết an toàn, đầm ấm.
2025-01-31 15:15:00

Chủ tịch nước Lương Cường chúc tết Ất Tỵ 2025

Vào thời khắc Giao thừa thiêng liêng bước sang năm mới Ất Tỵ 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi lời chúc Tết tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Tạp chí Điện tử Hòa Nhập xin trân trọng giới thiệu toàn văn lời chúc Tết của Chủ tịch nước.
2025-01-29 06:00:00
Đang tải...