Một số chính sách liên quan đến người khuyết tật

2020-08-10 13:49:41 0 Bình luận
Người khuyết tật ở nước ta hiện nay chiếm một tỉ lệ khá cao, đó là những người không may mắn trong cuộc sống cần được giúp đỡ. Tìm hiểu chế độ trợ cấp của người tàn tật để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn là việc làm ý nghĩa, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Căn cứ vào luật Người khuyết tật (Luật số 51/2010/QH12) Nhà nước đã có rất nhiều các chính sách hỗ trợ cho những hoàn cảnh không may mắn này.

Ảnh minh họa - Internet.

Luật Người khuyết tật quy định như thế nào về chính sách của Nhà nước về người khuyết tật?

Điều 5, Luật Người khuyết tật quy định chính sách của Nhà nước về người khuyết tật như sau:

1. Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.

2. Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.

3. Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.

4. Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

5. Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

6. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.

7. Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

8. Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.

9. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.

10. Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chế độ trợ cấp của người khuyết tật 2020

I. Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp của NKT

Để xét chế độ trợ cấp của người tàn tật người ta căn cứ vào mức độ thương tật. Hàng năm, Nhà nước phân bổ ngân sách và các chính sách về người khuyết tật, cùng với việc lồng ghép rất nhiều các chính sách khác để người tàn tật có cơ hội được phát huy hết khả năng của mình trong điều kiện cho phép. 

Theo nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 44, Luật người khuyết tật đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

  • Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45, Luật người khuyết tật.
  • Người khuyết tật nặng.

Ngoài đối tượng người tàn tật được xét hưởng trợ cấp xã hội có thêm đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng theo Khoản 2, Điều 44 Luật người khuyết tật có: 

  • Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
  • Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người khuyết tật quy định tại Khoản 1, Điều 44, Luật người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

II. Mức hưởng trợ cấp của người tàn tật

Trong quy định chế độ trợ cấp của người tàn tật thì mức hưởng trợ cấp của người tàn tật được quan tâm nhiều nhất. Tùy từng mức thương tật khác nhau mà mức hưởng trợ cấp của người tàn tật cũng khác nhau. Mức hưởng trợ cấp của người tàn tật sẽ được tính theo hệ số riêng.

1. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình. 

Căn cứ vào Điều 16, Nghị định 28/2012/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật.

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được tính như sau: 270.000 đồng/người/tháng nhân với hệ số:

  • Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;
  • Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;
  • Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em.

Trong trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì mức hưởng chỉ được tính cho một hệ số cao nhất. Đặc biệt trong thời gian hưởng chế độ trợ cấp xã hội nếu người khuyết tật chết sẽ được hỗ trợ kinh phí mai táng. Nếu người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì được hưởng một mức cao nhất.

2. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

Chế độ trợ cấp của người tàn tật còn quy định mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho thân nhân hoặc người giám hộ của người tàn tật, đang chăm sóc người tàn tật. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc được quy định tại Điều 17, Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:

Mức hưởng hỗ trợ hỗ trợ chăm sóc hàng tháng: 270.000 đồng/người/tháng nhân với hệ số:

  • Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi.
  • Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
  • Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi.
  • Hệ số một (1,0) đối với hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.

Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất. Nếu cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định 28/2012/NĐ- CP thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại Khoản 1, Điều 16, Nghị định 28/2012/NĐ- CP nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại Khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19, Nghị định 28/2012/NĐ- CP khi nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:

  • Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng.
  • Hệ số ba (3,0) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên.

Phân biệt đối xử với người khuyết tật trong gia đình có phạm luật không?

Theo Điều 14 Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định về Những hành vi bị nghiêm cấm:

"1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.

3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.

4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.

6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.

7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật."

Như vậy, Điều 14 Luật người khuyết tật năm 2010 thì kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là vi phạm pháp luật.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Công an Quảng Trị dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Hướng tới dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/71947 – 27/7/2025), Công an Quảng Trị tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, Thành cổ Quảng Trị và Bến thả hoa bờ nam sông Thạch Hãn.
2025-07-04 17:37:57

Vũ Phi Hổ vị quan thanh liêm

Trước khi bỏ cấp huyện, thành phố Hạ Long đầu tư 29 tỷ đồng, xây dựng con đường 4 làn xe lòng đường rộng 26m, dài 500m nối đường QL279 với đền thờ “Anh nghị Đại vương” Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ tại xã Lê Lợi.
2025-07-04 10:26:00

Quy định mới về giá bán, thuê mua nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
2025-07-04 09:19:13

Tổng thống Hoa Kỳ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
2025-07-03 18:55:07

Hạ tầng APEC trăm nghìn tỷ đổ bộ, Phú Quốc cất cánh siêu đô thị tương lai

Hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược với tổng vốn đầu tư lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng đang được triển khai tại Phú Quốc nhằm phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2027, tạo cú hích cho Phú Quốc chuyển mình mạnh mẽ, từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành một đô thị biển đẳng cấp quốc tế, trung tâm tài chính – du lịch mới của khu vực
2025-07-03 14:27:52

Diễn đàn công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 tại Hà Nội

Ngày 2/7, tại Hà Nội, RX Tradex Việt Nam tổ chức Diễn đàn công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025. Sự kiện mang chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng Al, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu”, đây là hoạt động mở màn cho chuỗi hội thảo chuyên ngành trong khuôn khổ triển lãm quốc tế NEPCON Vietnam 2025 sẽ diễn ra từ ngày 10-12/9/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội.
2025-07-03 10:28:45
Đang tải...