Ngân hàng Nhà nước cảnh báo khi nhiều ngân hàng đổ vốn vào bất động sản
Lãi suất vay mua nhà thấp nhất tháng 02/2021
Bước sang tháng 2, đa số các ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất cho vay mua nhà đã triển khai trước đó. Ngân hàng Phương Đông (OCB) tiếp tục có lãi suất cho vay thấp nhất ở mức 5,99%/năm.
Thời điểm tết Nguyên đán 2021 đang cận kề, đa số các ngân hàng vẫn giữ nguyên mức lãi suất ưu đãi đã triển khai trước đó. Mức lãi suất cho vay ngân hàng trong thời gian ưu đãi đang giao động trong khoảng từ 5,99%/năm đến 11,5%/năm.
Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng vẫn có động thái giảm lãi suất cho vay để đáp ứng nhu cầu mua nhà trong năm mới của nhiều khách hàng. Có thể kể đến như Shinhan Bank với lãi suất ưu đãi giảm từ 6,9%/năm xuống còn 6,7%/năm; Agribank triển khai lãi suất cho vay ưu đãi ở mức 7%/năm, giảm 0,5 điểm % so với tháng trước.
Mức lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà thấp nhất trong tháng 2 tiếp tục là 5,99%/năm, được triển khai tại Ngân hàng Phương Đông (OCB). Không chỉ vậy, ngân hàng này cũng có tỷ lệ cho vay rất cao lên đến 100% giá trị căn nhà với thời gian vay tối đa là 20 năm. Khách hàng sẽ được hỗ trợ tài chính tối đa để biến giấc mơ sở hữu ngôi nhà mơ ước trở thành hiện thực.
OCB là ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất vay mua nhà mức thấp nhất hiện nay là 5,99%, giá trị vay lên tới 100% tài sản
Theo sau đó là Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam với mức lãi suất cho vay ưu đãi 6,45%/năm, không đổi so với trước. Ngân hàng Standard Chartered có hạn mức cho vay là 75% và thời gian vay tối đa là 25 năm.
Hai ngân hàng ngoại khác là Shinhan Bank và Hong Leong Bank có lãi suất vay mua nhà lần lượt là 6,7%/năm và 6,75%/năm trong thời gian ưu đãi. Kỳ hạn cho vay tối đa ở cả hai ngân hàng là 20 năm. Trong khi Shinhan Bank chỉ cho vay tối đa 70% thì Hong Leong Bank cho phép khách hàng vay tối đa lên đến 80% giá trị bất động sản.
Nhóm các ngân hàng VIB, UOB, Bắc Á Bank, Eximbank, Sacombank…là những ngân hàng có lãi suất cho vay mua nhà khá cao. Trong đó Sacombank áp dụng lãi suất 11,5%/năm, cao nhất trong số 20 ngân hàng được khảo sát. Tuy nhiên Sacombank có tỉ lệ cho vay tối đa lên đến 100%, tạo điều kiện cho các khách hàng sở hữu nguồn tài chính ít nhưng vẫn có nhu cầu mua nhà.
So sánh Lãi suất vay mua nhà của 20 ngân hàng tháng 02/2021 được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Ngân hàng |
Lãi suất ưu đãi (%/năm) |
Biên độ lãi suất sau ưu đãi |
OCB |
5,99 |
LSTK 13T + 3,5% |
Standard Chartered |
6,45 |
CPV – 1,5% |
Shinhan Bank |
6,7 |
CPV 6T + 3,9 |
Hong Leong Bank |
6,75 |
LSCS + 1,5% |
VPBank |
6,9 |
LSCS + 4% |
MSB |
6,99 |
LSCS + 3,5% |
TPBank |
7 |
LSTK 12T + 3,5% |
Woori Bank |
7 |
LSTG 6T + 2,2% |
Agribank |
7 |
LSTK 13T + 3% |
Techcombank |
7,29 |
LSCS + 1,8% |
PVcomBank |
7,49 |
LSCS + 4% |
Vietcombank |
7,7 |
LSTK 24T + 3,5% |
Vietinbank |
7,7 |
LSTK 36T + 3,5% |
BIDV |
7,8 |
LSTK 24T + 3,5% |
HSBC |
7,99 |
LSCS + 0,75% |
VIB |
8,3 |
LSTK 12T + 3,9% |
UOB |
8,7 |
LSCS + 1,29% |
Bắc Á Bank |
8,99 |
LSTK 24T + 4% |
Eximbank |
11 |
LSTK 24T + 3,5% |
Sacombank |
11,5 |
LSTK 13T + 4,7% |
Nguồn: BankExpress tự tổng hợp
Dư nợ cho vay BĐS tại các NH được ghi nhận đã gia tăng đáng kể. Theo thống kê của NH Nhà nước tại báo cáo gửi Quốc hội, có khoảng 1,6 triệu tỉ đồng, chiếm hơn 19% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, chảy vào kênh BĐS. Trong đó, dư nợ tín dụng phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm tỉ trọng khoảng 62,43% dư nợ cho vay BĐS.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc chi nhánh NH Nhà nước tại TP.HCM, cho biết dư nợ BĐS tại TP.HCM đang chiếm 13,8% tổng dư nợ, tăng 1% so với con số ước 12,8% cuối năm ngoái.
Tính theo con số tuyệt đối, dư nợ cho vay BĐS tính đến hết tháng 1-2021 tại TP.HCM đạt 2,6 triệu tỉ đồng. Do đó, NH Nhà nước cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS và tăng cường thanh tra, giám sát với tín dụng đầu tư, kinh doanh BĐS...
Vốn vào BĐS khó tăng nóng?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quốc Hùng, tổng thư ký Hiệp hội NH Việt Nam, cho rằng mặt bằng lãi suất chung rất thấp, trong khi NH đang dồi dào thanh khoản, cần tìm đầu ra cho đồng vốn. "Nhiều ý kiến cho rằng lãi suất cho vay đang thấp nên nhiều người vay để đầu tư vào chứng khoán, BĐS... Nhưng NH cho vay là phải đảm bảo nguyên tắc thu hồi được nợ gốc và tiền lãi" - ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, cần đánh giá đúng tín dụng tăng trưởng vào phân khúc nào. Vì đầu tư, kinh doanh BĐS khác với vay để mua nhà ở. Tín dụng cho vay đáp ứng nhu cầu thật để mua nhà ở, đất ở của người dân là quá tốt, nên khuyến khích. Bởi những lao động trẻ, công chức mới ra trường làm việc ở các thành phố có nhu cầu mua căn hộ có giá trên dưới 1 tỉ đồng.
"DN vay kinh doanh nhà ở, chung cư hoặc đất nền để có những sản phẩm cho người dân mua thì nên được vay. Còn với những BĐS thuộc các phân khúc cao cấp, biệt thự, nghỉ dưỡng, các NH nên cân nhắc, xem xét", ông Hùng nói.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng NH Nhà nước cần theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay để ngăn chặn tình trạng tín dụng chảy vào BĐS "núp bóng" qua sản xuất kinh doanh.
Ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM - khẳng định tín dụng BĐS vẫn đảm bảo an toàn trong những năm gần đây. Tuy nhiên cần thiết phải cảnh báo tình trạng nợ xấu tín dụng BĐS, bởi rủi ro trong cho vay BĐS là thường trực.
Các NH cũng cần đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay, đặc biệt phải chủ động theo dõi hoạt động đầu tư của tổ chức vay vốn để quản lý khoản vay.
Theo tổng giám đốc một NH cổ phần lớn tại TP.HCM, NH Nhà nước đang kiểm soát dư nợ BĐS chặt chẽ hơn rất nhiều so với giai đoạn nhà đất tăng trưởng nóng trước đây qua việc hạ thấp tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay kinh doanh BĐS từ 150% lên 200%.
"Với việc thay đổi cách thức giao chỉ tiêu tín dụng cho các NH theo từng quý thay vì năm như trước, nguồn vốn vào BĐS khó tăng nóng như giai đoạn trước", vị này nói.
Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NH Nhà nước, dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng tới hầu hết các ngành kinh tế, DN gặp nhiều khó khăn. Do đó, NH Nhà nước đang xem xét lùi lộ trình với tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn nhằm tạo điều kiện cho NH cho vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch.
Các nhu cầu thiết yếu, chính đáng của người dân trong cho vay tiêu dùng, kể cả tiêu dùng BĐS… cũng sẽ được đáp ứng. Tuy nhiên, đối với các lĩnh vực kinh tế có nhiều rủi ro, trong năm 2021 NH Nhà nước tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng với BĐS, nhất là cho vay kinh doanh, đầu tư các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp, biệt thự, nghỉ dưỡng…
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.